Thông tư là gì? Nội dung và cách thức soạn thảo thông tư

Thông tư là hình thức văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành để hướng dẫn thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. Bài viết phân tích các vấn đề liên quan đến thông tư như thẩm quyền, cách thức soạn thảo thông tư, cụ thể:

1 257 21/11/2023


Thông tư là gì? Nội dung và cách thức soạn thảo thông tư

1. Thông tư là gì?

Thông tư là hình thức văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành để hướng dẫn thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.

Thông tư là gì? Nội dung và cách thức soạn thảo thông tư (ảnh 1)

Thông tư bao gồm: thông tư do một bộ ngành ban hành và thông tư liên tịch do hai hay nhiều bộ, ngành ban hành.

Căn cứ theo quy định Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như sau:

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp.

2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.

3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

8a. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).

10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).

13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

2. Các loại thông tư

- Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;

- Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

3. Nội dung của thông tư

Nội dung của thông tư lệ thuộc vào thẩm quyền của mỗi chủ thể ban hành.

- Chánh án Toà án nhân dân tối cao ban hành thông tư để thực hiện việc quản lý các toà án nhân dân và toà án quân sự về tổ chức và những vấn đề khác được Luật Tổ chức Toà án nhân dân và luật khác có liên quan giao.

- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thông tư để quy định những vấn đề được Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và luật khác có liên quan giao.

- Thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây:

+ Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

+ Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình.

4. Cách thức soạn thảo thông tư

Nội dung của thông tư cũng được phân chia với kết cấu ba phần: cơ sở ban hành, nội dung chính và hiệu lực pháp lý.

Thông tư là gì? Nội dung và cách thức soạn thảo thông tư (ảnh 1)

4.1. Cơ sở ban hành thông tư

Thông tư được ban hành hên cơ sở pháp lý vẳ cơ sở thực tiễn với ý nghĩa chứng minh tính hợp pháp và hợp lý.

Cơ sở pháp lý để ban hành thông tư là các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn dự thảo thông tư đang soạn thảo, quy định trực tiếp về thẩm quyền của bộ, cơ quan ngang bộ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và luật, pháp lệnh, nghị định điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực mà thông tư hướng dẫn, chi tiết hoá.

Về cách thức trình bày, người soạn thảo sử dụng từ “căn cứ...” để viện dẫn, mỗi văn bản được viện dẫn bằng một từ “căn cứ”, kết thúc mỗi căn cứ sử dụng dấu chấm phẩy (;) xuống dòng. Phần căn cứ được viết bằng chữ in nghiêng.

Cơ sở thực tiễn ban hành thông tư được trình bày bởi từ “theo”, sau đó là hành vi đề nghị của đơn vị chủ trì soạn thảo thông tư.

Ví dụ: Thông tư số 16/2014/TT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công thương

THÔNG TƯ

Quy định về thực hiện giá bán điện

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực,

Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Thông tư quy định về thực hiện giá bán điện.

4.2. Phần nội dung chính của thông tư

Nội dung chính của thông tư có nhiệm vụ đặt ra các quy định để chi tiết hoá, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghị định... của cơ quan nhà nước cấp trên; ban hành các quy trình, quy chuẩn kĩ thuật của ngành hoặc các biện pháp để thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực do mình phụ trách và những vấn đề khác do Chính phủ giao. Những nội dung này được người soạn thảo sử dụng kết cấu chương, điều, khoản, điểm để trình bày theo trật tự logic.

Đối với những thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của một thông tư hoặc nhiều thông tư khác và thông tư ban hành kèm theo tiêu chuẩn, quy chế, quy định, chương trình, khung chương trình, danh mục,... người soạn thảo trình bày nội dung chính của thông tư với kết cấu điều, khoản không sử dụng yếu tố chương; còn nội dung quy phạm pháp luật được chứa đựng trong văn bản đính kèm (quy chế, quy định, chương trình...) mới sử dụng kết cấu chương, điều, khoản, điểm để phân chia sắp xếp nội dung.

Đối với những thông tư có nội dung hướng dẫn, chi tiết hoá quy định của luật, pháp lệnh, nghị định,... người soạn thảo sử dụng chương, điều, khoản, điểm để trình bày tương tự như luật, pháp lệnh và nghị định.

- Phần kết thúc của thông tư, người soạn thảo trình bày về tổ chức thực hiện thông tư (giao nhiệm vụ cho cấp dưới); thay thế hoặc bãi bỏ nội dung của thông tư hay một phần thông tư khác và thời điểm có hiệu lực pháp lý của thông tư.

BỘ GIÁO DỤC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VÀ ĐÀO TẠO

Số: ..../20..../TT-BGDĐT

Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày... tháng... năm 20...

THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số /TT-BGDĐT

Căn cứ...................................................................................... ;

Theo đề nghị của......................................................................

Bộ trưởng Bộ Giảo dục và Đào tạo ban hành Thông tư............

Điều 1.......................................................................................

Điều 2.......................................................................................

Điều..........................................................................................

Nơi nhận:

Lưu: VT,...

-----

Bộ TRƯỞNG

Nguyễn Văn A

1 257 21/11/2023