Bảo hộ vị thế bán (Short hedge) là gì? Ứng dụng của vị thế bán trong lĩnh vực tài chính

Short hedge là gì? Ứng dụng của vị thế bán trong lĩnh vực tài chính ra sao? Cùng tìm hiểu với Vietjack.me nhé!

1 103 lượt xem


Bảo hộ vị thế bán (Short hedge) là gì? Ứng dụng của vị thế bán trong lĩnh vực tài chính

1. Vị thế bán

1.1. Khái niệm

Vị thế bán (Short position) là việc nhà đầu tư đã bán một tài sản mà người đó không sở hữu với dự đoán tài sản đó sẽ giảm giá trong tương lai.

1.2. Ứng dụng của vị thế bán trong lĩnh vực tài chính

Nhà đầu cơ kiếm lợi nhuận bằng cách bán với giá cao và mua lại với giá thấp hơn. Nhiều nhà đầu tư cũng dùng vị thế mua như một công cụ để phòng ngừa rủi ro. Ví dụ, để phòng ngừa rủi ro liên quan đến việc giảm giá hàng tồn kho là đồng, một nhà sản xuất dây đồng sẽ mua hợp đồng tương lai với tư cách là bên bán.

Đối với trái phiếu, các công ty tạo ra các vị trí thế bán đối với trái phiếu của họ khi họ phát hành trái phiếu để đổi lấy tiền mặt. Mặc dù trái phiếu thường được coi là chứng khoán, nhưng chúng cũng là hợp đồng giữa tổ chức phát hành và trái chủ. Người phát hành trái phiếu đóng vị thế của họ bằng cách mua lại trái phiếu và trả lại tiền cho trái chủ. Trong thời gian trái phiếu lưu hành, các nhà đầu tư có thể mua bán tự do trên thị trường.

Đối với cổ phiếu, người giữ vị thế bán được gọi là bán khống. Những người bán khống sẽ phải trả lại chứng khoán cho người cho vay tại một thời điểm xác định trong tương lai.

Đồng thời, người bán khống sẽ trả cho người cho vay tất cả cổ tức hoặc tiền lãi mà họ có thể nhận được nếu họ không cho vay chứng khoán. Các khoản thanh toán này được gọi là thanh toán thay cho cổ tức (hoặc tiền lãi).

1.3. Rủi ro khi nắm giữ vị thế bán

Khác với vị thế mua, mức lãi tối đa trên một vị thế bán là 100%, trong khi, mức lỗ tối đa là không giới hạn. Do giá của cổ phiếu chỉ có thể giảm về 0 còn mức tăng là không giới hạn. Vì vậy, vị thế bán rất rủi ro trong các công cụ phòng ngừa sự biến động.

2. Bảo hộ vị thế bán(SHORT HEDGE)

Bảo hộ vị thế bán (Short hedge) là gì? Ứng dụng của vị thế bán trong lĩnh vực tài chính (ảnh 1)

Bảo hộ vị thế bán hay phòng ngừa vị thế bán là một chiến lược đầu tư nhằm mục tiêu giảm bớt rủi ro có thể gặp phải. Chữ ”short” trong thuật ngữ trên “short- hedge” là muốn đề cập đến hành động bán khống một chứng khoán, thường là một hợp động phái sinh, để có thể phòng ngừa rủi ro tránh các khoản lỗ tiềm ẩn trong một khoản đầu tư được nắm giữ suốt thời gian dài. ( ví dụ rủi ro đã được xác định)

Bảo hộ vị thế bán là việc thực hiện vị thế bán trên sàn giao dịch hợp đồng giao sau để phòng ngừa rủi ro cho một hợp đồng bán hàng hóa trong tương lai.

Giá trị của hợp đồng giao sau ở vị thế bán bằng hoặc gần bằng so với giá trị của hợp đồng bán hàng hóa. Nếu giá trị của hợp đồng tương lai giảm thì Hedger được lợi ở hợp đồng tương lai nhưng bị thiệt trong việc hợp đồng bán tài sản. Hai khoản lời lỗ này bù trừ nhau và như vậy sẽ phòng ngừa được rủi ro. Ngược lại, nếu giá trị của hợp đồng tương lai tăng thì Hedger bị thiệt ở hợp đồng tương lai nhưng được lợi ở hợp đồng bán tài sản. Hai Khoản lời lỗ này bù trừ nhau và như vậy sẽ phòng ngừa được rủi ro

Nếu chiến lược phòng ngừa vị thế bán được thực hiện tốt, các khoản lời từ vị thế mua sẽ bù lại các khoản lỗ trong vị thế phái sinh và ngược lại.

Rủi ro thông thường trong phòng ngừa vị thế bán là rủi ro basis (rủi ro cơ bản) hoặc là rủi ro các mức giá không thay đổi nhiều trong thời gian phòng ngừa là tại một nơi, trong hoàn cảnh này, tài sản được nắm giữ trong vị thế mua sẽ không gia tăng giá trị và phòng ngừa vị thế bán sẽ giảm giá trị.

Phòng ngừa vị thế bán thường thấy trong hoạt động kinh doanh nông sản, các nông dân thường sẵn lòng trả một khoản phí nhỏ để chốt mức giá bán tốt hơn trong tương lai. Cũng vậy, phòng ngừa vị thế bán liên quan đến lãi suất thường là giữa các nhà quản lý tiền có tổ chức với nhau, họ nắm giữ một lượng lớn các chứng khoán có thu nhập cố định ( trái phiếu) và họ quan tâm đến rủi ro tái đầu tư trong tương lai.

3. Phòng ngừa ở vị thế mua(Long hedge)

Phòng ngừa vị thế mua là một hoàn cảnh mà ở đó một nhà đầu tư sẽ sở hữu vị thế mua trong hợp đồng giao sau nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro, chống lại các biến động giá trong tương lai. Một chiến lược phòng ngừa vị thế mua thì rất hữu ích cho một công ty, khi công ty biết rõ nó sẽ phải mua một tài sản trong tương lai và nó mong muốn có thể chốt trước giá mua. Chiến lược phòng ngừa vị thế mua cũng có thể được sử dụng để phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư đang nắm giữ vị thế bán.

Là việc thực hiện vị thế mua trên sàn giao dịch hợp đồng giao sau để phòng ngừa rủi ro cho một hợp đồng mua hàng hóa trong tương lai. Giá trị của hợp đồng giao sau ở vị thế mua bằng hoặc gần bằng so với giá trị của hợp đồng mua hàng hóa. Nếu giá trị của hợp đồng tương lai giảm thì người mua lỗ ở hợp đồng tương lai nhưng lại lời trong việc hợp đồng mua hàng hóa. Hai khoản lời lỗ này bù trừ nhau và như vậy sẽ phòng ngừa được rủi ro. Ngược lại, nếu giá trị của hợp đồng tương lai tăng thì người bán được lời ở hợp đồng tương lai nhưng lỗ ở hợp đồng bán tài sản. Hai khoản lời lỗ này bù trừ nhau và như vậy sẽ phòng ngừa được rủi ro.

4. Hedge là gì?

Hedge (hay hedging) là hợp đồng thông minh được dùng để bảo vệ danh mục đầu tư trước những rủi ro, biến động khi thị trường giảm điểm. Hedge trong tiếng Anh cũng có nghĩa là “rào chắn”, bạn có thể hiểu đơn giản hedge đóng vai trò là bảo hiểm, giúp nhà đầu tư giảm thiểu nguy cơ rủi ro xuống thấp nhất có thể khi tình trạng xấu xảy ra.

Đặc biệt, trên thị trường tài chính, hedge sẽ tạo một vị thế đối nghịch với vị thế đang đầu tư. Để khi tình trạng biến động theo hướng ngược lại so với kỳ vọng, vị thế hedge sẽ có lợi nhuận và sử dụng phần lợi nhuận này bù đắp vào khoản thua lỗ đã nắm giữ trước kia. Nghiệp vụ hedge sẽ do nhà đầu tư quyết định và mức độ phòng ngừa rủi ro cũng tùy thuộc vào chiến lược đầu tư.

Các thị trường tài chính đã ứng dụng hedge: Tùy thuộc vào từng thị trường sẽ có các loại nghiệp vụ hedge khác nhau ứng với các tài sản cụ thể.

- Thị trường chứng khoán

Tài sản chủ yếu trên thị trường chứng khoán là cổ phiếu. Nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro hedge trên thị trường này sẽ là hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn, trong đó hợp đồng quyền chọn là công cụ phổ biến hơn.

Về cơ bản, đây chỉ là các nghiệp vụ hedge thông thường. Trên thực tế, các nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ có nhiều nghiệp vụ cao cấp hơn để bảo vệ các danh mục đầu tư của mình được an toàn. lược đầu tư.

- Thị trường ngoại hối

Tài sản chủ yếu trên thị trường ngoại hối là các cặp tỷ giá. Tại thị trường này, nghiệp vụ hedge thường được áp dụng bởi các trader chuyên nghiệp với khối lượng giao dịch hơn, hoặc các trader thuộc các tổ chức tài chính. Có thể bởi vì chi phí giao dịch nên nghiệp vụ hedge ở thị trường ngoại hối không phổ biến rộng rãi với tất cả các nhà đầu tư.

- Thị trường hàng hóa

Tài sản chủ yếu trên thị trường hàng hóa là các loại nông sản, năng lượng, nguyên vật liệu, kim loại,…Chính vì thế, đây được xem là thị trường dành riêng cho những doanh nghiệp sản xuất, các cá nhân, tổ chức là những nhà cung ứng nguyên nhiên liệu,…

Không riêng gì cổ phiếu hay tiền tệ mới biến động giá, cả các mặt hàng trên cũng gặp không ít rủi ro trong quá trình đầu tư, sản xuất, chẳng hạn như thiên tai, thời tiết, cạn kiệt nhiên liệu, đầu cơ tích trữ,…Vì thế, nghiệp vụ hedge cũng được áp dụng vô cùng phổ biến tại thị trường này.

Tại thị trường hàng hóa, nghiệp vụ hedge được sử dụng phổ biến là hợp đồng tương lai. Loại chứng khoán phái sinh này luôn bắt buộc các nhà đầu tư thực hiện, không thể chọn lực có hoặc không như hợp đồng quyền chọn.

Bảo hộ vị thế bán (Short hedge) là gì? Ứng dụng của vị thế bán trong lĩnh vực tài chính (ảnh 1)

5. Nguyên tắc sử dụng future để phòng ngừa rủi ro

Nhà kinh doanh cần phải thanh toán hoặc bán hàng hóa trong tương lai. Lo sợ việc giá cả hàng hóa biến động trong tương lai (lên giá nếu ở vị thế mua, xuống giá nếu ở vị thế bán), người kinh doanh thực hiện Hedging với hợp đồng tương lai. Hedging với hợp đồng tương lai là việc thực hiện một vị thế mua hay bán hợp đồng tương lai. Vị thế này phải đúng bằng và ngược lại so với vị thế đối với hàng hóa của nhà kinh doanh.

Sau khi thực hiện hedging, những biến động giá tạo ra lời (lỗ) đối với vị thế/hợp đồng thực sẽ được bù trừ bằng lỗ (lời) của vị thế/hợp đồng tương lai. Tuy nhiên, do hợp đồng giao sau giao dịch trên thị trường theo trị giá đã được chuẩn hóa nên thường trị giá khoản phải thu và trị giá hợp đồng giao sau không khớp với nhau theo một tỷ lệ nhất định nên hợp đồng giao sau chỉ có thể giúp cắt giảm hay kiểm soát rủi ro chứ chưa hẳn hoàn toàn loại trừ rủi ro.

Việc bán các hợp đồng futures nhằm hạn chế rủi ro giảm giá quyền sở hữu hàng hóa hay công cụ tài chính. Các hợp đồng futures có giá trị tương đương công cụ tài chính cơ sở.

6. Nên hay không nên hedge(phòng ngừa)

6.1. Nên hedge(phòng ngừa)

Doanh nghiệp nên tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính và thực hiện các biện pháp cần thiết để giảm thiểu rủi ro đến từ lãi suất, tỷ giá, và các biến số thị trường khác.

6.2. Không nên hedge

- Tự phòng ngừa rủi ro từ người sở hữu công ty (Shareholder): Chủ sở hữu công ty sẽ đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình để phân tán rủi ro.

- Nếu các đối thủ cạnh tranh đều không Hedge, doanh nghiệp tham gia hedge sẽ tăng rủi ro. Trong một ngành cạnh tranh cao, giá cả của sản phẩm đầu ra sẽ dao động cùng chiều với giá của nguyên vật liệu, tỷ giá, lãi suất…Nếu một doanh nghiệp sử dụng long hedge sẽ đảm bảo được giá nguyên liệu được ổn định tại những thời điểm nhất định trong tương lai.

- Tuy nhiên trong trường hợp giá spot nguyên liệu tại thời điểm trong tương lai thấp hơn so với giá future sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp rủi ro khi giá cả đầu ra của thành phẩm lớn hơn giá của đối thủ.

- Người chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện Hedge rất khó giải thích cho nhà quản lý biết trong trường hợp bị lỗ trên hợp đồng tương lai nhưng lãi trên tài sản cơ sở.

1 103 lượt xem