Hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục hiệu ứng nhà kính?

Vấn đề hiệu ứng nhà kính là vấn đề cấp thiết và mang tính chất toàn cầu hiện nay. Nếu không có các biện pháp khắc phục hay giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới toàn nhân loại. Vậy hiệu ứng nhà kính là gì mà nó mang lại hậu quả nghiêm trọng tới vậy? Nguyên nhân, cách khắc phục ra sao? Cùng Vietjack.me giải đáp nhé!

1 231 23/09/2024


Hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục hiệu ứng nhà kính?

1. Hiệu ứng nhà kính là gì?

Hiệu ứng nhà kính có tên tiếng anh là Greenhouse Effect. Đây là hiện tượng không khí của trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời xuyên qua tầng khí quyển và chiếu xuống mặt đất.

Khi bức xạ này chiếu xuống mặt đất sẽ làm cho mặt đất hấp thu và nóng lên. Sau đó, từ mặt đất sẽ bức xạ lại sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên.

Nếu như lượng nhiệt này luôn ổn định sẽ giúp Trái Đất luôn ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, nó lại tăng quá nhiều trong bầu khí quyển khiến cho Trái Đất nóng lên không ngừng.

2. Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính

Khí CO2 là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính. CO2 trong khí quyển giống như một tấm kính dày bao phủ Trái đất biến hành tinh của chúng ta giống như một nhà kính lớn.

Nếu không có lớp khí quyển, lớp bề mặt Trái đất sẽ có nhiệt độ trung bình là -23 độ C nhưng thực tế nhiệt độ trung bình là 15 độ C. Điều này có nghĩa là hiệu ứng này đã làm cho Trái đất nóng lên 38 độ C.

Ngày nay các hoạt động sinh hoạt, khai thác và phát triển của con người cùng với các hoạt động chặt phá rừng bừa bãi khiến khí CO2 ngày càng tăng, hiện tượng hiệu ứng nhà kính cũng tăng cao. Nhiệt độ không khí trên Trái Đất cũng theo đó mà tăng lên. Theo ước tính của các nhà khoa học, nhiệt độ của Trái đất sẽ tăng lên khoảng 1,5 – 4,5°C vào thế kỷ sau.

Các nhóm khí gây hiệu ứng nhà kính

Các nhóm khí chính là nguyên nhân gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính, bao gồm các nhóm sau:

  • Nhóm khí CO2

Khí CO2 được sinh ra từ quá trình đốt các nhiên liệu như khí tự nhiên và than, dầu, chất thải rắn, cây cối,….Ngoài ra khí CO2 còn được sinh ra từ các phản ứng hóa học. Đây là khí gây hiệu ứng nhà kính nhanh và nghiêm trọng nhất.

  • Nhóm khí N2O

Trong các hoạt động nông nghiệp và công nghiệp sẽ sinh ra khí N2O. Trung bình khí N2O sẽ tăng từ 0,2% – 3% mỗi năm. Để cho khí N2O thay đổi hình dạng phải mất 100 đến 200 năm.

  • Nhóm khí CH4

Khí CH4 sinh ra từ việc đốt khí tự nhiên, dầu và cháy rừng. Ngoài ra trong quá trình lên men đường ruột của cừu guốc cũng sinh ra loại khí này.

  • Nhóm khí CFC

Trong ngành công nghiệp khí CFC được sử dụng rất nhiều và phổ biến. Nhất là trong máy điều hòa và các hệ thống bình chữa cháy có rất nhiều khí CFC.

  • Nhóm khí SO2

Đây là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính, nhưng chúng có nồng độ rất thấp. Được sinh ra do hoạt động đốt nhiên liệu và núi lửa. Khí này rất độc, gây ra các bệnh về hô hấp cho con người.

Ngoài ra, sự phát triển chóng mặt của dân số và công nghiệp cũng ảnh hưởng tới nhiệt độ Trái đất.

3. Hậu quả của hiệu ứng nhà kính tới môi trường và trái đất

- Biến đổi khí hậu Trái đất

Tất cả những hoạt động tạo ra khí thải làm gia tăng các chất khí có trong khí quyển của Trái đất là nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu. Hiện tượng biến đổi khí hậu tính tới thời điểm hiện tại nó đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến toàn bộ hệ sinh thái cũng như đời sống của con người .

- Nươc biển dâng: Nước biển dâng lên là sự dâng lên của mực nước ở các đại dương trên toàn cầu nhưng không phải do thủy triều hoặc bão gây ra,..Nước biển dâng lên bất thường ở một vị trí nào đó có thể cao hoặc thấp hơn mực nước biển toàn cầu nhưng vẫn có khả năng làm cho các thành phố ven biển ở khắp nơi trên thế giới chìm trong nước biển, trong đó có cả những thành phố ven biển của Việt Nam.

- Nóng lên toàn cầu: Là thuật ngữ dùng để chỉ nhiệt độ của trái đất đang có sự thay đổi ở cấp độ toàn cầu và đang tăng dần trong từng giai đoạn lịch sử do các chất khí nhà kính gây ra và rồi nhiệt lượng đó dần được tích tụ trong khí quyển trái đất bởi các chất khí như C02.. làm giảm lượng bức xạ cũng như nhiệt lượng của trái đất cần được giải phóng ra vũ trụ thay vì bị hấp thụ và giữ lại.

- Hiện tượng băng tan : Các nhà khoa học cho rằng đó là quá trình tích lũy các chất khí nhà kính gây nên hiệu ứng nhà kính về lâu về dài sẽ làm trái đất nóng dần lên khiến thể tích nước giãn nở, hậu quả tăng tỉ lệ băng tan ở hai cực. Bởi tác động của nhiệt độ toàn cầu đang dần nóng lên từ nó lượng băng vĩnh cửu lúc này đang dần bị tan đi

- Hiện tượng thời tiết cực đoan : là do tác động của các chất khí nhà kính làm hệ sinh thái khắp thế giới đang dần biến đổi. Từ đó khiến cho các hiện tượng hạn hán kéo dài quanh năm ở nhiều khu vực, ảnh hưởng tới canh tác hay sinh hoạt hay nói nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng tới sự sống của hệ sinh thái ở nơi đang chịu đựng, chống chọi lại mẹ thiên nhiên. Hay những nơi gần sông hồ lại chịu lũ lụt trong thời gian dài do lượng mưa tăng đột ngột từ những thời tiết mưa cực đoan.

- Ảnh hưởng đến nguồn nước: Hiệu ứng nhà kính làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như lượng nước trên trái đất. Dẫn đến sự thiếu nước sạch để con người sinh hoạt và trong cả quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Ảnh hưởng đến sinh vật: Sự nóng lên của trái đất sẽ làm thay đổi môi trường sống của các loại sinh vật. Theo sự biến đổi toàn cầu này, các loài sinh vật phải thích nghi và đáp ứng với môi trường sống đầy khắc nghiệt này. Tuy nhiên, chúng không thể thích nghi kịp và dần dần biến mất.

Ngoài ra, con người cũng tác động đến môi trường, chúng ta săn bắt và chiếm không gian để xây dựng công trình phục vụ chính chúng ta khiến không gian sống của các loài động vật bị thu hẹp và chúng có nguy cơ bị tuyệt chủng.

- Ảnh hưởng đến con người: Chính chúng ta đang làm hại chúng ta. Sức khỏe con người đang bị đe dọa nghiêm trọng khi bệnh tật xuất hiện ngày càng nhiều. Nắng nóng, mưa nhiều chính là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, vi sinh vật phát triển. Đồng thời, các chất thải, khí thải cũng gia tăng bệnh tật và làm giảm hệ miễn dịch của chúng ta.

Ngoài ra, làm việc ở nhiệt độ cao rất nguy hiểm khí cơ thể không kịp để làm mát. Ngày nay, số lượng người chết vì nắng nóng ngày càng kéo dài.

4. Các biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính

4.1. Trồng thêm nhiều cây xanh

Đây là một trong những biện pháp hiệu quả và đơn giản nhất trong việc làm giảm sự nhiệt độ tăng cao trên toàn cầu. Chắc hẳn bạn đã biệt, cây xanh sẽ giúp hấp thụ CO2 thông qua quá trình quang hợp. Từ đó, lượng CO2 – khí nhà kính sẽ giảm đáng kể. Giúp giảm hiện tượng hiệu ứng nhà kính hiện nay.

Hiện nay, chính phủ các nước cũng đang triển khai trồng rừng diện tích lớn. Trong đó, Việt Nam cũng đang dần làm tốt việc này.

4.2. Tiết kiệm điện, tiết kiệm nguồn năng lượng

Tiết kiệm nguồn năng lượng chúng ta đang sử dụng là một cách giảm hiệu ứng nhà kính hiệu quả. Điện năng được sản xuất từ việc đốt các nguyên liệu, nhiên liệu hóa thạch.

Trong quá trình sản xuất năng lượng này, một lượng lớn khí CO2 được thải ra môi trường. Vì vậy, tiết kiệm năng lượng cụ thể là tiết kiệm điện là một cách giảm hiệu ứng, giảm ô nhiễm không khí.

4.3. Tối ưu hóa các phương tiện di chuyển

Các phương tiện truyền thông như ô tô, xe máy,.. là nguyên nhân chính sản sinh ra khí CO2, N2O và khói bụi gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, bạn có thể bảo vệ môi trường bằng cách hạn chế các loại phương tiện này mà thay vào đó là đi xe đạp hoặc đi bộ.

4.4. Sử dụng nguồn năng lượng sạch

Nguồn năng lượng sạch là nguồn năng lượng từ gió, năng lượng mặt trời. Việc sử dụng nguồn năng lượng này sẽ hạn chế hiệu ứng nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường.

1 231 23/09/2024