Tài sản đóng băng (FROZEN ASSETS) là gì? Đặc điểm - Nguyên nhân của việc đóng băng tài sản
Trong một vài trường hợp, tài khoản ngân hàng của bạn có thể bị đóng băng, không giao dịch được. Nguyên nhân và cách khắc phục là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tài sản đóng băng (FROZEN ASSETS) là gì? Đặc điểm - Nguyên nhân của việc đóng băng tài sản
1. Đóng băng tài sản là gì?
Trước khi đi vào định nghĩa thuật ngữ trên, ta sẽ tìm hiểu về khái niệm tài sản. Theo quy định pháp luật, tài sản bao gồm động sản và bất động sản hiện có hoặc được hình thành trong tương lai. Khi tài sản thuộc quyền sở hữu của một người thì họ có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt với tài sản nói trên.
Từ định nghĩa trên ta có thể hiểu đóng băng tài sản là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền nhằm khiến cho tài sản và quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu không được thực thi và đưa vào sử dụng.
2. Đặc điểm của tài sản đóng băng
Có 3 đặc điểm dưới đây khi tài sản bị đóng băng:
+ Tài sản tạm thời mất giá trị sử dụng và chủ sở hữu tài sản không thể sử dụng tài sản để tham gia bất cứ giao dịch nào trong cuộc sống.
+ Giá trị tiền mặt của tài sản này chỉ có thể trở thành tiền mặt vào một thời điểm nào đó trong tương lai.
+ Chỉ sau khi ngừng đóng băng, tài sản này mới được phép đem vào sử dụng và thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản như bình thường.
3. Tài khoản bị đóng băng là gì?
Hiểu một cách ngắn gọn, tài khoản bị đóng băng là tài khoản không thể thực hiện giao dịch. Về ý nghĩa, thuật ngữ trên sẽ được dùng trong lĩnh vực kinh tế và được triển khai bởi chính phủ, ngân hàng, tòa án hoặc cơ quan khác theo quy định pháp luật.
Do vậy, để ngăn chặn các giao dịch đang và có thể phát sinh tại một tài khoản có các dấu hiệu trên, ngân hàng sẽ tiến hành đóng băng tài khoản đó. Lúc này, tất cả giao dịch và chi phiếu có liên quan đến tài khoản đã bị đóng băng trên sẽ được hoãn lại và không được phép thanh toán.
Khi rơi vào trường hợp này, chủ tài khoản sẽ không thể rút tiền, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn hay tham gia bất cứ giao dịch nào liên quan đến tài khoản bị đóng băng nói trên. Tuy nhiên việc gửi tiền vào tài khoản trên vẫn được phép thực hiện nếu chủ tài khoản có nhu cầu.
Hiện nay pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể về thời hạn đóng băng tài khoản ngân hàng. Thông thường, việc đóng băng này sẽ được dỡ bỏ sau khi chủ tài khoản đã đáp ứng đủ các điều kiện, yêu cầu đưa ra bởi ngân hàng.
4. Các nguyên nhân khiến tài khoản bị đóng băng
Để tránh xảy ra tình trạng trên, người dùng cần biết và lưu ý các nguyên nhân khiến tài khoản bị đóng băng như sau:
- Do người dùng sử dụng tài khoản vào hoạt động đáng ngờ hoặc bất hợp pháp như không tuân thủ chính sách của ngân hàng, bị nghi ngờ tham gia các hoạt động phạm pháp, rửa tiền hoặc giao dịch số tiền lớn, không thường xuyên trong thời gian ngắn.
Nếu sau quá trình điều tra, cơ quan có thẩm quyền phát hiện có hành vi vi phạm thì tài khoản trên sẽ bị đóng vĩnh viễn và số tiền trong tài khoản cũng sẽ bị tịch thu hoàn toàn. Nếu không có vi phạm thì tài khoản sẽ được dở bỏ “đóng băng” và được phép hoạt động bình thường trở lại.
- Chủ tài khoản gặp một vài vấn đề khiến họ không thể tiếp tục sử dụng tài khoản như qua đời mà không có người thừa kế. Lúc này, tài khoản của họ sẽ tạm thời đóng băng cho đến khi tìm được người thừa kế theo đúng quy định pháp luật.
- Chủ tài khoản bị phát hiện vi phạm pháp luật và cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện biện pháp phong tỏa tài sản khi điều tra tội phạm. Trường hợp này, tài khoản sẽ bị đóng băng vĩnh viễn và số tiền có trong tài khoản cũng bị tịch thu hoàn toàn.
- Nợ quá hạn cũng là nguyên nhân khiến tài khoản bị đóng băng. Khi phát hiện tài khoản có các khoản nợ lâu và không có dấu hiệu trả thì ngân hàng sẽ tiến hành đóng băng tài khoản.
- Do chủ tài khoản chưa thanh toán các khoản nợ cho chính phủ như các khoản vay liên quan đến các khoản thuế hay khoản vay sinh viên.
- Ngoài các nguyên nhân trên, chủ tài khoản cũng có quyền yêu cầu ngân hàng đóng băng tài khoản của mình khi không còn nhu cầu sử dụng.
Tuy nhiên họ cần phải đáp ứng các điều kiện của ngân hàng cũng như hoàn tất các khoản nợ tại ngân hàng thì mới thuộc diện được phép đóng băng tài khoản.
5. Cách mở tài khoản bị đóng băng
Bạn sẽ nhận được thông báo từ ngân hàng khi tài khoản của bạn bị đóng băng hoặc các yêu cầu phán quyết từ tòa án cũng như từ chủ nợ của bạn. Muốn mở lại tài khoản đã bị đóng băng hãy làm theo cách sau:
- Xác định lý do đóng băng tài khoản: Liên hệ ngay với ngân hàng hoặc cơ quan tài chính để xác định rõ lý do tại sao tài khoản của bạn đã bị đóng băng. Bạn có thể được yêu cầu bạn cung cấp thông tin và giải thích về các hoạt động gần đây trên tài khoản.
- Giải quyết nguyên nhân bị đóng băng: Nếu lý do đóng băng tài khoản là do nợ, bạn nên thanh toán các khoản nợ còn lại để giải quyết vấn đề này. Nếu là do các hoạt động không hợp pháp, bạn cần tuân thủ luật pháp và chấp hành yêu cầu cơ quan quản lý tài chính. Nếu như tài khoản của bạn bị nghi ngờ là có hoạt động bất hợp pháp, thì bạn nên cung cấp những bằng chứng đầy đủ chứng minh hoạt động của mình là hoàn toàn bình thường.
Các cơ quan chức năng sẽ xem xét tính hợp lệ của các bằng chứng này, khi cuộc điều tra kết thúc thì tài khoản của bạn sẽ được mở lại. Việc thực hiện này cần làm ngay vì bạn có thể bị giới hạn thời gian để yêu cầu bồi thường.
- Liên hệ với cơ quan có thẩm quyền: Nếu tài khoản bị đóng băng do yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền như tòa án, bạn cần liên hệ với cơ quan đó để xin giải quyết tình huống và tuân thủ các quyết định của họ. Bạn cũng có thể tìm đến văn phòng các luật sư để tư vấn pháp lý về vấn đề này, và nhờ họ giúp trình tự thủ tục làm thế nào để lấy lại được tài khoản.
- Cung cấp tài liệu và thông tin: Để mở lại tài khoản bị đóng băng, bạn có thể cần cung cấp các tài liệu và thông tin theo yêu cầu từ ngân hàng hoặc cơ quan tài chính để chứng minh tính chính đáng và hợp pháp của tài khoản.
- Kiên nhẫn và hợp tác: Việc giải quyết tình huống tài khoản bị đóng băng có thể mất một khoảng thời gian nhất định và cần sự kiên nhẫn và hợp tác từ bạn. Hãy giữ liên lạc với ngân hàng hoặc cơ quan tài chính để làm rõ tiến độ và tiến hành giải quyết tình huống một cách hiệu quả.
Xem thêm các chương trình khác: