Tự lập là gì? Vai trò của sự tự lập trong cuộc sống?

Tự lập là gì? Biểu hiện và ý nghĩa của tự lập? Làm cách nào để rèn luyện tính tự lập? Cùng Vietjack.me đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1 118 15/09/2024


Tự lập là gì? Vai trò của sự tự lập trong cuộc sống?

1. Tự lập là gì?

Tự lập chính là tự giác làm những việc của bản thân mình mà không đợi ai nhắc nhở, phàn nàn; tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho riêng mình, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào gia đình hay người khác.

Tự lập là khi bạn tự đi bằng hai chân của mình và tuân theo một kế hoạch đã được liệt kê trước. Điều này được thể hiện rất rõ qua cách suy nghĩ, hành động và sự quyết tâm.

Khi chúng ta tự rèn luyện cho mình đức tính tự lập thì chúng ta sẽ không trở nên ích kỷ, không phụ thuộc vào người khác. Sống tự lập sẽ giúp chúng ta có cách nhìn nhận về cuộc sống tốt đẹp hơn và có một cuộc sống thực sự có nhiều ý nghĩa.

2. Vì sao phải có tính tự lập

Ở bất kỳ lứa tuổi nào, đặc biệt là tuổi trưởng thành – thời điểm mà con người phải đối mặt với nhiều biến cố nhất trong cuộc đời, thì tính tự lập là yếu tố cần thiết nhất khi quyết định hướng đi trong tương lai. Tính tự lập là gì và cần được hình thành khi nào? Tính tự lập cần được cha mẹ nuôi dưỡng ngay từ khi còn nhỏ.

Dù con thông minh hay bình thường, thậm chí có những suy nghĩ không tốt thì cha mẹ cũng nên nuôi dưỡng tính tự lập cho con ngay từ nhỏ, để con phát triển trí tuệ và biết cách vượt qua những điều sắp xảy ra trong cuộc sống.

Điều thành công nhất của các bậc cha mẹ không chỉ là để con cái được sống một cuộc sống trọn vẹn mà còn là cách nuôi dạy con đúng đắn. Không cần phải chăm sóc con cái, theo sát, nhắc nhở để chúng thể hiện sự quan tâm và làm tròn trách nhiệm làm cha mẹ.

Học cách nuôi dạy trẻ của các nước phát triển và xem tại sao con của họ ở đó rất thông minh. Những đứa trẻ này được rèn luyện tính tự lập ngay từ nhỏ nên dần quen với cách suy nghĩ bộ não được hoạt động sản sinh lượng chất xám tối đa.

Khi rèn được tự lập, những đứa trẻ có thể tư duy để làm mọi việc mà không cần tới sự giúp đỡ của người lớn. Tự lập là chìa khóa giúp trẻ trưởng thành, bước vào cuộc sống đầy rẫy những khó khăn, trắc trở. Tự lập giúp trẻ tự tin hơn về bản thân mình khi giao tiếp hay làm bất cứ việc gì.

Hơn hết, việc phải vận động trí não nhằm tư duy là việc thường ngày như cơm bữa và sau này khi bước vào đời sẽ biết cách thích nghi nhanh với cuộc sống, biết cách kiếm tiền tốt hơn, cơ hội tìm việc làm sẽ tự tìm đến với người có tính tự lập.

3. Biểu hiện của tính tự lập. Ví dụ?

Tự lập thì được biểu hiện vô cùng phong phú và đa dạng trong cuộc sống. Những biểu hiện tính tự lập được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày của người trẻ, người già, ở mọi lứa tuổi và độ tuổi thì tính tự lập đều được biểu hiện một cách rõ nét.

- Đối với trẻ em thì tính tự lập có thể được biểu hiện thông qua việc như là chủ động vệ sinh cá nhân mà không cần sự phụ giúp của bố mẹ, tự gấp gọn đồ như là quần áo, hoặc đồ chơi sau khi chơi xong. Luôn chủ động phụ giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa theo đúng độ tuổi của mình ví dụ như vứt rác đúng nơi, chủ động dọn dẹp đồ chơi của mình một cách sạch sẽ. Lớn hơn một chút thì chủ động rọn dẹp phòng ngủ của mình và những phòng khác, chủ động giặt đồ, nấu cơm phụ giúp bố mẹ.... Làm những công việc phù hợp với độ tuổi của mình mà không cần phải người khác nhắc nhở.

- Đối với học sinh thì tính tự lập được biểu hiện ở chỗ chủ động học bài và làm bài tập về nhà, mỗi buổi sáng thì chủ động thức dậy vệ sinh cá nhân và lấy đồ ăn sáng và ăn sáng trước khi đến trường mà không cần phải để bố mẹ thúc dục hay nhắc nhở. Luôn có ý thức học tập, ôn tập đàng hoàng, nghiêm túc, không sử dụng phao, tài liệu hay những thủ đoạn gian dối để đạt được những thành tích ảo trong học tập. Tự tìm tòi nghiên cứu các bài học, những nội dung bài giảng trước khi đến lớp để có thể tiếp thu tốt hơn những kiến thức giáo viên giảng giải. Tự chuẩn bị đồ dùng, sách vở học tập mà không cần người khác phải nhắc nhở, hay ra lệnh

- Không trông chờ và có thái độ ỷ lại vào người khác trong những hoạt động mang tính tập thể là một trong những biểu hiện của tính tự lập

Ví dụ: Bé gái 3 tuổi có thể tự mình dọn dẹp đồ chơi lại một cách gọn gàng sau khi bé chơi xong thì đấy chính là một ví dụ điển hình cho tính tự lập.

4. Ý nghĩa mà tự lập

Tự lập thì mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích. Khi chúng ta có tính tự lập ngay cả trong suy nghĩ và hành động thì dĩ nhiên thì chúng ta sẽ dám đương đầu với những khó khăn và thử thách mà không quản ngại với những gian nan, từ đó mà chúng ta đã rèn luyện cho mình một bản lĩnh không ngại khổ, không vì khó mà lùi bước.

Khi chúng ta tự lập chính là chúng ta không phụ thuộc vào bất kỳ ai từ đó thì chúng ta có thể làm chủ được cuộc đời của mình, khi làm chủ được cuộc sống của mình thì chúng tôi tin rằng các bạn sẽ nhìn nhận cuộc sống này một cách ý nghĩa hơn.

Những người theo lối sống tự lập thường sẽ rất sáng tạo trong cuộc sống, họ sáng tạo cuộc đời của họ, họ chủ động thiết kế những dự định tong tương lai sáng tạo ý nghĩa cũng như rèn luyện tốt hơn khả năng tư duy sáng tạo vượt trội. Việc chúng ta sống tự lập và chủ động trong mọi công việc thì giúp chúng ta có thể kích thích sự phát triển của não bộ, tập trung suy nghĩa và có những suy nghĩ ngày một thấu đáo hơn trước đây.

Tự lập thì sẽ mang lại cho chúng ta những thành công trong cuộc sống, tự thân phát triển vượt qua khó khăn, gian khổ để đạt được những thành công vang dội. Chúng ta có thể đã nghe hoặc là biết đến Bill gates hay là steve job đây đều là những con người có tính tự lập và rất thành công trong cuộc sống.

Cuộc sống không hề dễ dàng, luôn có những khó khăn thử thách chực chờ, chỉ đợi có cơ hội là sẽ đánh ngã chúng ta không thương tiếc. Bởi vậy việc tự lập chính là giúp chúng ta rèn luyện khả năng, sức chịu đựng sự dũng cảm để có thể đối mặt và vượt qua những khó khăn thử thách này một cách dễ dàng.

5. Một số ví dụ về tính tự lập

  • Tự mình đi học không phụ thuộc vào sự đưa đón của ba mẹ, nếu nhà gần trường thì đi bộ, nếu nhà xa trường thì đi xe đạp hoặc đi xe buýt.
  • Tự mình làm bài tập không cần ai phải nhắc nhở, tự mình làm bài kiểm tra không trao đổi, không quay cóp, không sử dụng tài liệu.
  • Tự giặt quần áo.
  • Giúp đỡ gia đình nấu cơm, quét dọn nhà cửa, rửa chén bát, tự chuẩn bị bữa ăn.
  • Một mình chăm sóc em bé khi ba mẹ đi làm.
  • Tự chủ về tài chính đi làm kiếm thêm thu nhập và không cần tiền chu cấp từ gia đình
  • Tự mua sắm những thứ bản thân cần bằng tiền chính mình làm ra

6. Cần chuẩn bị những gì trước gì sống tự lập

- Chuẩn bị tinh thần

Khi tự mình di chuyển, điều quan trọng là bạn phải chuẩn bị tâm lý để sống cuộc sống tự lập mà không cần ai giúp đỡ. Khi còn sống với bố mẹ, khi nghĩ đến việc dọn ra ở riêng, chúng tôi thấy bình thường và không bận tâm lắm vì tưởng sống tự lập cũng sẽ dễ dàng. Nhưng khi bắt đầu tự lập hay thực sự độc lập, nhiều người gặp khủng hoảng tâm lý vì cuộc sống không đơn giản như chúng ta nghĩ. Sống tự lập nên khi gặp khó khăn phải tự tìm cách giải quyết, tự mình đứng lên mà không cần ai giúp đỡ.

- Chuẩn bị tài chính

Yếu tố chuẩn bị thứ hai là có đủ tiền để bắt đầu lối sống tự lập và rèn luyện tính tự lập. Số tiền thu được sẽ được dùng để thuê nhà, mua sắm nhu yếu phẩm, chi tiêu hàng ngày, v.v. Cái giá phải trả cho cuộc sống một mình không hề nhỏ, khi bạn rèn luyện tính tự lập hay lối sống tự cung tự cấp.

Khi bắt đầu, chúng ta sẽ thấy rằng mình có quá nhiều thứ để chi tiêu và luôn cảm thấy thiếu tiền. Để giải quyết vấn đề về tài chính bắt buộc bạn phải có một công việc ổn định để có thu nhập cho những khoảng chi tiêu hàng tháng.

- Chuẩn bị nhà cửa

Khi bạn quyết định tự chủ và theo một lối sống độc lập, bạn phải chắc chắn rằng bạn có nơi trú ẩn. Bạn có thể thuê một căn phòng đủ nhỏ để ở và sẽ không quá đắt so với số tiền bạn có. Sau này, khi đã ổn định về tài chính, có nhiều kinh nghiệm sống tự lập, tự lập cho bản thân ý nghĩa như thế nào thì hãy tính đến chuyện mua nhà cho mình.

- Học cách quản lý tài chính

Khi ở với bố mẹ, chúng ta không phải lo lắng về việc tiêu tiền, mua sắm đồ đạc vì bố mẹ lo hết. Nhưng muốn tự rèn luyện tính tự lập lvà sống một lối sống tự lập, bạn phải học cách quản lý tài chính về chi tiêu, biết chi tiêu đúng lúc, đúng chỗ và tiết kiệm. Cái gì đáng bỏ tiền ra thì hãy tiêu, cái gì không đáng bỏ tiền ra thì đừng đầu tư.

1 118 15/09/2024