An toàn trong phòng thí nghiệm là gì? Tổng hợp các quy tắc an toàn phòng thí nghiệm
Trong quá trình nghiên cứu, thực hành trong phòng thí nghiệm, việc tuân thủ các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm sẽ tránh được những rủi ro và bảo vệ sức khoẻ con người. Do đó, việc nắm rõ các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm là điều rất cần thiết. Vậy an toàn trong phòng thí nghiệm là gì? Các quy định trong phòng thí nghiệm là gì? Vietjack.me cung cấp một số thông tin bổ ích đến người đọc nhằm ngăn chặn và phòng ngừa những nguy hiểm tìm ẩn có thể xảy ra khi thao tác trong môi trường phòng thí nghiệm.
An toàn trong phòng thí nghiệm là gì? Tổng hợp các quy tắc an toàn phòng thí nghiệm
1. An toàn trong phòng thí nghiệm là gì?
An toàn trong phòng thí nghiệm là một tập hợp các nguyên tắc và quy định cần phải được tôn trọng và tuân thủ bởi tất cả những người làm việc tại đó. Việc nắm vững và tuân thủ các quy tắc này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong quá trình nghiên cứu. Mục đích là tránh mọi nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của con người và tài sản trong phòng thí nghiệm.
Để đảm bảo điều này, mỗi cá nhân làm việc trong phòng thí nghiệm phải nắm vững và tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình và quy định. Đồng thời, việc sử dụng đúng các thiết bị bảo hộ lao động cũng là điều vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe của họ. Điều này giúp ngăn ngừa mọi tình huống không mong muốn và đảm bảo môi trường làm việc an toàn và hiệu quả trong phòng thí nghiệm.
2. Quy định an toàn trong phòng thí nghiệm
2.1. Quy định trang phục
✔ Nên mặc quần dài và sử dụng loại giày kín mũi.
✘ Tránh những trang phục làm bằng loại vải dễ bắt lửa.
✔ Tháo trang sức và các loại phụ kiện không cần thiết để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình thao tác trong phòng thí nghiệm.
✔ Sử dụng áo blouse dùng trong thí nghiệm, luôn đóng khuy áo và giữa cổ tay áo nằm trong găng tay.
✔ Có thể sử dụng loại tạp dề chống hóa chất nếu người dùng làm việc với các dung dịch phản ứng dễ bắn hoặc dễ bay hơi.
✔ Sử dụng mắt kính bảo hộ và găng tay y tế trong quá trình thao tác.
✘ Không nên sử dụng kính áp tròng trong phòng thí nghiệm.
✔ Sử dụng loại khẩu trang y tế để bảo hộ nếu cần thiết.
2.2. Quy tắc chung tại phòng thí nghiệm
- Luôn giữ gìn sự sạch sẽ trong khu vực thí nghiệm.
- Hạn chế sử dụng tay để tiếp xúc với các hóa chất thí nghiệm mà không có đủ thiết bị bảo hộ.
- Cẩn thận bảo quản và xử lý các dụng cụ thí nghiệm để tránh nứt mẻ và sự rò rỉ hóa chất gây nguy hại cho người sử dụng.
- Tránh sử dụng khí gas trong phòng thí nghiệm, có thể sử dụng đèn cồn hoặc các thiết bị đun nấu hoạt động bằng điện để đảm bảo an toàn.
- Tuân thủ quy tắc khoảng cách an toàn khi đun nóng các hóa chất có tính axit mạnh.
- Sử dụng các sản phẩm và dụng cụ thí nghiệm chất lượng để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
- Thải bỏ chất thải đúng nơi quy định.
3. Một số quy tắc an toàn khi thao tác trong phòng thí nghiệm
1. Luôn giữ khu vực thí nghiệm ngăn nắp và sạch sẽ.
2. Không sử dụng tay tiếp xúc với hóa chất thí nghiệm khi không có dụng cụ bảo hộ đi kèm
3. Bảo quản dụng cụ thí nghiệm cẩn thận, tránh nứt mẻ làm rơi vãi hóa chất ra ngoài ảnh hưởng đến người dùng trong quá trình thao tác.
4. Không được sử dụng gas trong phòng thí nghiệm. Khi đun nấu hóa chất và dung dịch trong phòng thí nghiệm người dùng được khuyến khích sử dụng sản phẩm đèn cồn hoặc các sản phẩm bếp đun được vận hành bằng điện.
5. Giữ khoảng cách an toàn khi đun nóng các hóa chất có tính axit mạnh.
6. Sử dụng sản phẩm và dụng cụ thí nghiệm chất lượng để đảm bảo tính an toàn trong quá trình sử dụng.
4. Quy tắc an toàn đối với hoá chất trong phòng thí nghiệm
4.1. Hoá chất độc hại
Axit đặc, kiềm đặc, kim loại kiềm, photpho trắng, phenol,... là những chất ăn mòn phổ biến trong phòng thí nghiệm. Khi làm việc với những chất này, chúng ta cần tuân thủ các quy tắc sau để đảm bảo an toàn:
- Khi tiếp xúc với những hóa chất này, phải đeo găng tay bảo hộ và tránh để chúng tiếp xúc trực tiếp với da. Đồng thời, hạn chế găng tay tiếp xúc với các bề mặt khác như quần áo hoặc phần cơ thể khác.
- Sử dụng kính bảo hộ để bảo vệ mắt khỏi bất kỳ tia hoặc bọt hóa chất nào có thể gây hại.
- Khi làm việc với axit đặc, không nên đựng chúng trong các bình quá to. Khi rót axit, hãy đảm bảo rằng bạn không nâng bình quá cao so với mặt bàn để tránh tai nạn không mong muốn.
- Trong quá trình pha loãng axit sunfuric, luôn đổ axit vào nước để tránh tạo ra một phản ứng toả nhiệt mạnh và gây nguy hiểm.
- Khi đun nóng các dung dịch có khả năng ăn mòn, luôn tuân thủ quy tắc đun nóng hóa chất trong ống nghiệm, tức là hướng miệng ống nghiệm về phía không có người để tránh bắn hoá chất vào người.
4.2. Hoá chất dễ cháy nổ
- Khi thực hiện quá trình đun nóng hoặc chưng cất, chỉ nên sử dụng nồi cách thủy hoặc cách không khí trên bếp điện kín để đảm bảo an toàn và kiểm soát nhiệt độ.
- Không để bất kỳ thiết bị nào gần nguồn nhiệt, cầu dao điện hoặc các chất dễ cháy khác để tránh tình huống nguy hiểm.
- Khi làm việc với các chất có tiềm năng gây nổ như H2, dung dịch kiềm, kim loại kiềm, axit đặc, hoặc các chất hữu cơ dễ cháy nổ, chúng ta cần đeo kính bảo vệ làm từ thủy tinh hữu cơ để bảo vệ mắt và các phần quan trọng khác trên khuôn mặt.
- Trong quá trình đun nóng các dung dịch trong ống nghiệm, luôn sử dụng cặp và đảm bảo miệng ống nghiệm hướng về phía không có người, đặc biệt khi đun nóng axit đặc hoặc kiềm đặc để tránh nguy cơ tiềm ẩn.
5. Xử trí khi có sự cố xảy ra trong phòng thí nghiệm
Dưới đây là hướng dẫn xử lý tình huống bị bỏng và ngộ độc:
5.1. Trường hợp bị bỏng
- Vết bỏng do dung môi dễ cháy như benzen, axeton (C6H6, CH3COCH3, …):
+ Dùng khăn vải hoặc khăn tẩm nước để che phủ vết bỏng trên người nạn nhân.
+ Dùng cát hoặc bao tải ướt để dập tắt đám cháy.
+ Không sử dụng nước để rửa vết bỏng.
+ Sử dụng gạc tẩm trong dung dịch thuốc tím (KMnO4 1%) hoặc axit picric H3BO3 2% đặt nhẹ lên vết bỏng.
- Vết bỏng do kiềm đặc như xút ăn da, potassium hydroxide (NaOH, KOH):
+ Rửa vết thương nhiều lần bằng nước sạch.
+ Sau đó rửa bằng dung dịch axit acetic 5%.
+ Nếu kiềm bắn vào mắt, phải rửa mắt bằng nước sạch nhiều lần sau đó dùng dung dịch axit boric (H3BO3 2%).
- Vết bỏng do axit đặc như axit sunfuric, axit nitric (H2SO4, HNO3…):
+ Rửa vết thương nhiều lần bằng nước sạch.
+ Sử dụng dung dịch amoniac 5% hoặc dung dịch NaHCO3 10% để nuôi dưỡng vùng bị bỏng và loại bỏ các phần dính axit (tránh sử dụng xà phòng để rửa).
+ Nếu axit rơi vào mắt, nhanh chóng rửa mắt bằng nước sạch, nước cất hoặc nước đun sôi để nguội, sau đó dùng dung dịch natri hydro carbonat (NaHCO3) 3%.
- Vết bỏng do photpho:
+ Rửa vết bỏng bằng dung dịch đồng sunfat (CuSO4) 2%.
+ Tránh sử dụng thuốc mỡ.
+ Dùng gạc tẩm dung dịch đồng sulfate 2% hoặc dung dịch thuốc tím (KMnO4) 3% để bôi lên vết thương. Lưu ý rằng vết bỏng loại này lâu khỏi hơn và cần phải tránh nhiễm trùng.
5.2. Trường hợp bị ngộ độc
- Ngộ độc do uống nhầm axit: Cho nạn nhân uống nước đá, vỏ trứng nghiền nhỏ (1/2 thìa con trong cốc nước), và cho uống bột magie oxit (MgO) pha trong nước (29 gam trong 300ml nước) và uống từ từ.
- Ngộ độc do hít phải kiềm (amoniac, xút ăn da…): Cho nạn nhân bằng cách uống giấm loãng (axit acetic 2%) hoặc nước chanh rồi đến cơ sở gần nhất để điều trị kịp thời
- Ngộ độc do ăn phải hợp chất của thuỷ ngân: Cho nạn nhân nôn ra trước, sau đó cho uống sữa có pha lòng trắng trứng. Tiếp theo, cho nạn nhân uống than hoạt tính.
- Ngộ độc do phốt pho trắng: Làm nôn ra trước. Uống dung dịch đồng sulfate 0,5 g và 1 ít nước và cho uống nước đá. Chú ý không uống sữa, lòng trắng trứng, dầu mỡ.
Mong rằng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn nắm bắt được các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm và có biện pháp xử trí khi có sự cố xảy ra.
Xem thêm các chương trình khác: