Cho vay nặng lãi là gì? Ảnh hưởng của việc vay nặng lãi đối với xã hội
1. Cho vay nặng lãi là gì?
Cho vay lãi nặng là gì? Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự 2015 và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự định nghĩa:
Cho vay lãi nặng là trường hợp bên cho vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015.
Theo đó, lãi suất tối đa được quy định tại Khoản 1, Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 là không được vượt quá mức lãi suất cho phép là 20%/ năm, tức 1.66% / tháng. Trong trường hợp cho vay với mức lãi suất gấp 05 lần mức này trở lên thì được gọi là cho vay nặng lãi.
2. Mức lãi suất như thế nào là cho vay nặng lãi?
Theo quy định về lãi suất tại Khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 khi phát sinh quan hệ vay mượn thì:
- Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
- Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất cho vay được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
Căn cứ vào những quy định trên, các bên khi vay mượn với nhau sẽ tự thỏa thuận về mức lãi suất phải trả, nhưng tối đa không được quá 20% một năm hay 1,666% một tháng.
Và đúng như cách gọi, nếu như bên cho vay lấy lãi suất cao quá 5 lần mức lãi suất tối đa mà Bộ luật Dân sự 2015 quy định, thì đây là hành vi cho vay lãi nặng.
Nếu cho vay bằng tài sản khác ngoài tiền thì khi giải quyết sẽ quy đổi giá trị tài sản đó thành tiền tại thời điểm bên cho vay chuyển giao tài sản vay cho bên vay.
3. Ảnh hưởng của vay nặng lãi đối với xã hội
Vay lãi nặng để lại những hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và xã hội. Có thể thấy những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp sau:
3.1. Người vay không được pháp luật bảo vệ
Đầu tiên, do xuất pháp từ nhu cầu cấp bách, người vay dù biết việc vay có lãi suất cao nhưng vẫn vay. Vì tâm lý này nên về mặt pháp lý, trong thỏa thuận giữa bên vay và bên cho vay không được thực hiện đúng quy định.
Lãi suất chỉ thỏa thuận miệng nên khi có tranh chấp rất khó có cơ sở để giải quyết. Tất cả giấy tờ giao kèo, hợp đồng vay mượn đều có lợi bên cho vay nên khi có khởi kiện thì pháp luật cũng không thể bảo vệ được quyền lợi của người vay.
3.2. Lãi suất là gánh nặng cho người vay và gia đình
Hầu hết các trường hợp vay lãi vay đều rất cao. Với số tiền vay lớn, lãi suất cao, người vay không thể trả nổi. Bằng nhiều thủ đoạn, người cho vay sẽ buộc người vay bán nhà, đất lấy tiền trả nợ hoặc ký hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất để thế chấp khiến nhiều người lâm vào hoàn cảnh khốn khó, gây ra nhiều hệ lụy cho bản thân và gia đình người vay.
3.3. Gây mất trật tự an toàn và là nguyên nhân gia tăng tệ nạn xã hội
Các băng nhóm đòi nợ với những kiểu đòi nợ bằng bạo lực hay uy hiếp người vay sẽ gây hoang mang, bất ổn, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Các hành vi tự ý bắt giữ, đánh đập đe dọa người vay, xâm phạm chỗ ở, hủy hoại tài sản người vay khi không trả nợ là những hành vi phạm pháp. Các hoạt động bạo lực như uy hiếp, sử dụng vũ lực, cưỡng đoạt, chiếm đoạt tài sản của người đi vay hay người thân trong gia đình người vay.
Bản chất của vay lãi nặng không phải là nguyên nhân bắt đầu, nhưng lại là nguyên nhân kéo theo, phát sinh và làm gia tăng nguy cơ không kiểm soát của các tệ nạn xã hội.
3.4. Tiềm ẩn rủi ro rất lớn về tài chính
Khi người vay không có khả năng thanh toán thì bên cho vay buộc người vay phải thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất để cấn trừ, giá cả chuyển nhượng đương nhiên sẽ thấp hơn nhiều so với giá thực tế.
Giống như bên vay, bên cho vay lãi cao cũng có nhiều rủi ro về tài chính. Trường hợp người đi vay mất khả năng trả nợ thì các tổ chức, cá nhân cho vay cũng sẽ gặp phải khó khăn trong quá trình thu hồi nợ do hình thức tín dụng này không được nhà nước công nhận. Và khi xảy ra tranh chấp thì việc đưa sự việc ra nhờ pháp luật can thiệp là điều không thể. Ảnh hưởng đến tài chính không thể thu hồi.
4. Xử phạt tội cho vay nặng lãi như thế nào?
Hành vi cho vay vượt mức lãi quy định cho phép là vi phạm pháp luật và sẽ phải chịu sự chế tài của pháp luật. Căn cứ vào Điều 201 Bộ luật hình sự 2015, tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự được xử lý theo các khung sau:
- Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
- Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Chi tiết hơn, Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP 2021 hướng dẫn áp dụng Điều 201 Bộ Luật Hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, tại Điều 7 cũng quy định truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể:
- Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, mà số tiền thu lợi bất chính của mỗi lần phạm tội từ 30.000.000 đồng trở lên, nếu mỗi lần phạm tội đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính, họ còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
- Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng mà các lần thu lợi bất chính đều dưới 30.000.000 đồng nhưng tổng số tiền thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên và các hành vi này chưa lần nào bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần cho vay lãi nặng, không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
- Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, trong đó có một lần cho vay lãi nặng, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên và hành vi cho vay lãi nặng này chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; còn các hành vi cho vay lãi nặng khác thu lợi bất chính dưới 30.000.000 đồng, các hành vi này chưa bị xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần cho vay lãi nặng, không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
- Trường hợp người cho vay lãi nặng thực hiện nhiều hành vi khác nhau liên quan đến việc đòi nợ như: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần, gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe hoặc có hành vi khác để lấy tài sản, … thì tùy từng trường hợp họ còn bị xử lý hình sự về tội phạm tương ứng, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
- Trường hợp người cho vay lãi nặng nhằm thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên, nhưng vì nguyên nhân ngoài ý muốn mà người cho vay chưa thu lợi bất chính hoặc đã thu lợi bất chính dưới 30.000.000 đồng, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính mà họ nhằm đạt được. Việc xác định số tiền thu lợi bất chính được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 6 Nghị quyết này. Khi quyết định hình phạt, Tòa án áp dụng Điều 15 và khoản 3 Điều 57 của Bộ luật Hình sự về phạm tội chưa đạt.
-
4.1. Quy định về mức xử phạt hành chính
Trường hợp cá nhân và tổ chức cho vay lãi nặng không thuộc một trong các yếu tố cấu thành tội phạm như đã nêu ở trên thì sẽ không thể xử lý về tội cho vay nặng lãi mà chỉ có thể bị xử lý hành chính về hành vi cho vay nặng lãi. Và căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự an toàn xã hội, sẽ phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi:
- “Kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự. Không đăng ký ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự mà cho vay tiền có cầm cố tài sản hoặc không cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự”.
Như vậy, nếu một đối tượng thực hiện hành vi cho vay với lãi suất cao hơn lãi suất luật định và thu lợi từ việc cho vay đó thì tùy theo mức độ vi phạm và lần vi phạm mà người cho vay sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị kết tội cho vay nặng lãi nếu đủ yếu tố cấu thành của tội này.
-
4.2. Quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự
Điều 201 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về trách trách nhiệm hình sự đối với tội cho vay nặng lãi khi:
- Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
- Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên 155, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Cho vay nặng lãi là tội phạm xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế, cụ thể là trật tự trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, do đó đối tượng cho vay sẽ có thể bị xử lý hình sự tùy vào số tiền thu lợi bất chính hoặc hành vi vi phạm.
-
5. Người đi vay nặng lãi có bị xử phạt không?
Khi các đối tượng thực hiện hành vi cho vay, tùy theo mức độ vi phạm và số lần vi phạm mà người cho vay sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị kết tội cho vay nặng lãi nếu đủ yếu tố cấu thành của tội này.
Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về mức xử phạt tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự theo các mức độ vi phạm, khoản thu có được từ hành vi cho vay lãi.
Tuy nhiên, trong giao dịch dân sự chủ thể phạm tội là người cho vay, không phải là người đi vay. Đồng nghĩa là theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 thì người đi vay nặng lãi sẽ không bị xử phạt tù.
6. Bị đối tượng cho vay nặng lãi uy hiếp dùng vũ lực đòi nợ, phải làm gì?
Thực tế cho thấy các đối tượng cho vay nặng lãi thường có hành động hung hãn, ngang tàng, coi thường pháp luật trong việc xử lý khi người vay chậm trả nợ và lãi vay. Để tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc, khi rơi vào tình huống bị đòi nợ, bên đi vay nên thực hiện một số việc cần thiết sau:
- Thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi cho vay nặng lãi thông qua hợp đồng vay, giấy ghi nợ, tin nhắn trao đổi về khoản vay, lãi suất vay, băng ghi âm, ghi hình…
- Tố cáo đến cơ quan chức năng khi bị các đối tượng cho vay lãi nặng tấn công về các hành vi vi phạm pháp luật như: Cho vay lãi nặng, làm nhục người khác, xâm phạm chỗ ở của người khác, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, cưỡng đoạt tài sản.
- Đề nghị được bảo vệ. Yêu cầu cơ quan điều tra áp dụng biện pháp bảo vệ trong quá trình cơ quan điều tra giải quyết khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại theo quy định tại Điều 486 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.