Báo cáo thường niên là gì? Nội dung về Báo cáo thường niên

Báo cáo thường niên là tài liệu mang tính pháp lý nhưng nó cũng được xem là ấn phẩm truyền thông thương hiệu trong tổ chức, doanh nghiệp. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về báo cáo thường niên là gì và các nội dung xoay quanh chủ đề này, bài viết sau đây sẽ chia sẻ chi tiết cho bạn.

1 440 01/12/2023


Báo cáo thường niên là gì? Nội dung về Báo cáo thường niên

1. Báo cáo thường niên là gì?

Ví dụ, báo cáo lưu chuyển các quỹ và những thay đổi về các tài khoản vốn. Trong báo cáo hàng nàm cũng có báo cáo của kiểm toán viên, một báo cáo bao gồm đánh giá của kế toán viên.

Báo cáo thường niên là gì? Nội dung về Báo cáo thường niên (ảnh 1)

Báo cáo thường niên là báo cáo của các giám đốc công ty trước cổ đông, bản sao bản tổng kết tài sản của công ty, bản kết toán tóm tắt về tài chính và những thông tin khác mà theo luật, các giám đốc phải công khai hoá với cổ đông. Bản sao bản báo cáo hàng năm được gửi cho tất cả các cổ đông trước khi diễn ra đại hội cổ đông của công ty.

2. Nội dung về báo cáo thường niên

Báo cáo thường niên là một phương tiện truyền tải thông tin về các hoạt động kinh doanh, lợi nhuận và các hoạt động liên quan của doanh nghiệp trong suốt một năm qua cũng như kế hoạch kinh doanh, lợi nhuận, phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới.

Thông qua báo cáo thường niên, doanh nghiệp sẽ:

- Thể hiện sự minh bạch trong cung cấp thông tin đến cộng đồng các nhà đầu tư.

- Thể hiện trách nhiệm của mình với cổ đông hiện hữu.

- Thu hút sự quan tâm của các tổ chức đầu tư, nhà đầu tư cá nhân mới,...

Ngoài nội dung đầy đủ và thông tin minh bạch, sáng tạo trong bố cục để chuyển tải hiệu quả các các thông điệp về phân tích, đánh giá cũng như tạo ấn tượng trong thiết kế để thu hút người đọc từ trang đầu đến trang cuối cũng là một công tác chuẩn bị khá quan trọng trong việc xây dựng báo cáo thường niên. Nó thể hiện sự tôn trọng, hiểu biết, quan tâm và đầu tư đúng mức của doanh nghiệp trong công tác quan hệ với nhà đầu tư.

Báo cáo thường niên là gì? Nội dung về Báo cáo thường niên (ảnh 1)

Một báo cáo thường niên sẽ bao gồm các nội dung sau:

- Giới thiệu về công ty

- Các sự kiện hoạt động và thành tựu nổi bật trong năm qua

- Định hướng phát triển trong năm tới

- Báo cáo về hoạt động kinh doanh

- Báo cáo về quản trị doanh nghiệp

- Hoạt động CSR (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp); Báo cáo tài chính

Bên cạnh các báo cáo tài chính cơ bản, một số doanh nghiệp sử dụng báo cáo thường niên như một công cụ marketing quảng bá sản phẩm và dịch vụ mới. Chiến lược ở đây là các thông tin này sẽ góp phần vào sự ổn định và tăng cường niềm tin của các cổ đông, nhà đầu tư và các tổ chức khác.

3. Sự khác biệt giữa Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính

Sự khác biệt trong báo cáo thường niên và báo cáo tài chính bắt nguồn từ mục đích cơ bản mà chúng phục vụ.

Mục tiêu cơ bản của báo cáo tài chính là trình bày các điều khoản và con số rõ ràng, tình hình tài chính, kết quả hoạt động trong quá khứ và những thay đổi về tình hình tài chính của một công ty cần thiết cho các cổ đông và nhà đầu tư. Các báo cáo tài chính này minh bạch, dễ hiểu và có thể so sánh được với các tổ chức tương tự. Tất cả tài sản, nợ phải trả, lợi nhuận và chi tiêu phải dễ dàng truy cập từ các báo cáo tài chính này.

Mặt khác, mục đích của báo cáo thường niên là trình bày một bức tranh toàn cảnh hơn về công ty chứ không phải là những con số tài chính đơn thuần. Nó thảo luận về sản phẩm, thị trường mới; chiến lược và định hướng mà một công ty đề xuất thực hiện trong tương lai ngoài tất cả các dữ liệu tài chính.

Báo cáo thường niên so với Báo cáo tài chính
• Báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của một công ty là các tài liệu khác nhau cung cấp thông tin khác nhau cho tất cả các bên liên quan.
• Mặc dù báo cáo tài chính, như tên gọi của nó, cung cấp tất cả các thông tin liên quan đến hoạt động tài chính của công ty, nhưng báo cáo thường niên không chỉ đơn thuần là những con số được phản ánh bởi một báo cáo tài chính
• Báo cáo thường niên có phạm vi rộng hơn và bao gồm thư của Giám đốc điều hành cũng như các kế hoạch và chiến lược trong tương lai của công ty ngoài báo cáo tài chính.

4. Lưu ý khi thiết kế Báo cáo thường niên cho doanh nghiệp

4.1 Thiết kế trang bìa, hình ảnh ấn tượng

Trang bìa tạo ra ấn tượng đầu tiên của bạn đối với báo cáo thường niên. Chính vì vậy, trang bìa ấn tượng sẽ giúp báo cáo của bạn ghi điểm hơn trong mắt khách hàng, đối tác. Ngoài ra, hình ảnh được sử dụng bắt mắt cũng sẽ tạo được ấn tượng thị giác tốt hơn.

4.2. Sử dụng các loại biểu đồ phù hợp với số liệu

Mỗi loại biểu đồ có khả năng thể hiện khác nhau. Chẳng hạn như biểu đồ tròn thường dùng để miêu tả quy mô, tỷ lệ phần trăm; biểu đồ đường miêu tả tốc độ tăng trưởng của từng giai đoạn; biểu đồ cột thể hiện số lượng hoặc phần trăm từng danh mục, bộ phận riêng biệt.

4.3. Nên sử dụng màu sắc bắt mắt để nổi bật số liệu, sự kiện, trích dẫn

Giống như cách bạn highlight trên trang sách, những thông tin có màu sắc nổi bật với kích thước lớn hơn thường thu hút hơn. Cách này thường được sử dụng cho những số liệu, trích dẫn hay những gì bạn muốn làm nổi bật thông qua bản báo cáo.

4.4. Xây dựng hệ thống phân cấp rõ ràng

Người đọc không thể bỏ thời gian đọc hết từ đầu đến cuối hàng trăm trang báo cáo mà đa số chỉ tập trung vào những thông tin chính họ muốn quan tâm như lợi nhuận, số liệu tăng trưởng, hoạt động, kế hoạch kinh tế… Để tiết kiệm thời gian và thu hút người đọc, người thiết kế cần phân chia các đề mục cụ thể từ tiêu đề chính, tiêu đề phụ, nội dung, chú thích…

4.5. Tập trung vào những nội dung quan trọng

Một năm hoạt động của doanh nghiệp được gói gọn trong bản báo cáo vài chục đến vài trăm trang. Chính vì vậy, bạn không thể thể hiện hết những hoạt động, thành quả đã trải qua mà chỉ có thể tập trung vào những thông tin quan trọng nhất. Hãy chắc chắn, bạn đã lựa chọn những thông tin cốt lõi, làm nên sức mạnh, uy tín của doanh nghiệp.

Đọc báo cáo thì dự đoán được điều gì?

VD: Đọc báo cáo của Công ty Thủy sản thì dự đoán được lợi nhuận sẽ chính thức ghi nhận vào tháng nào trong năm để mua cổ phiếu đúng thời điểm. Cụ thể là:

Các Công ty Thủy sản ghi nhận doanh thu xuất khẩu theo mùa vụ thủy sản chủ yếu là vào 2 quý cuối năm (quý III và quý IV).

Điều này khác với các doanh nghiệp sản xuất như: Vinamilk, Masan, Kinh đô… Các Công ty này sản xuất và bán hàng đến đâu thì ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đến đó.

4.5 Thông tin bên trong các báo cáo này có lợi ích gì?

♦ Báo cáo giúp bạn có cái nhìn tổng quát về hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong năm qua có gì đặc biệt đang triển khai dự án nào kết quả ra sao…

♦ Bên trong báo cáo còn có biểu đồ cơ cấu doanh thu => nhìn vào là có thể biết Doanh nghiệp đang kiếm tiền từ đâu và lĩnh vực kinh doanh chủ chốt nằm ở đâu.

♦ Trong báo cáo, có nêu ra mục tiêu kinh doanh trên thực tế đã đạt được bao nhiêu % mục tiêu đó. Điều này phản ánh năng lực hành động chủ doanh nghiệp nói được là làm được chứ không phải là “chém gió dụ dỗ nhà đầu tư

♦ Đặc biệt, trong báo cáo có ghi cả thông tin về rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp. Ví dụ: Rủi ro giá dầu tăng, giá cao su giảm, tỷ giá ngoại tệ tăng…

=> Điều này giúp nhà đầu tư phản ứng nhanh => bán ra kịp thời khi rủi ro xuất hiện

Hướng dẫn đọc hiểu báo cáo thường niên

Báo cáo thường niên là nơi cung cấp thông tin trực tiếp và thích hợp nhất cho nhà đầu tư và truyền đạt thông điệp chính của doanh nghiệp. Đối với một nhà đầu tư, báo cáo thường niên phải là lựa chọn đầu tiên để tìm kiếm thông tin - điều mà Warren Buffet đã nhắc đến rất nhiều lần khi được hỏi về bí quyết phân tích và lựa chọn cổ phiếu của mình. Tất cả thông tin được đề cập trong báo cáo thường niên là thông tin chính thức do doanh nghiệp cung cấp, đặc biệt với số liệu tài chính đều là số liệu đã được kiểm toán.

4.6 Thu thập thông tin từ báo cáo thường niên

Chúng ta sẽ sử dụng báo cáo thường niên năm 2020 của Vinamilk (Mã VNM - HOSE) làm ví dụ:

Mục tiêu của chương này là cung cấp cho bạn định hướng ngắn gọn về cách đọc BCTN. Việc đọc qua tất cả các trang trong một BCTN là không thực tế; vì vậy, tôi muốn chia sẻ những hiểu biết của cá nhân tôi khi đọc BCTN và tìm hiểu những loại thông tin nào là quan trọng và thông tin nào chúng ta có thể bỏ qua.

Cấu trúc của một bản BCTN là không giống nhau với các doanh nghiệp, do chúng đều được thực hiện để phù hợp với đặc thù của từng công ty và lĩnh vực mà họ hoạt động. Tuy nhiên, về cơ bản một BCTN sẽ bao gồm những phần chính sau:

  • Thông điệp của ban lãnh đạo.
  • Thông tin chung về công ty: quá trình hình thành và phát triển, lĩnh vực kinh doanh, cơ cấu tổ chức, ban lãnh đạo.
  • Báo cáo hoạt động của năm gần nhất.
  • Định hướng phát triển những năm tiếp theo.
  • Báo cáo quản trị công ty.
  • Báo cáo quản trị rủi ro.
  • Báo cáo tài chính.

- Điểm nổi bật đầu tiên là cái nhìn toàn cảnh về tình hình tài chính của công ty trong những năm qua. Thông tin trong phần này có thể ở dạng bảng hoặc biểu đồ. Phần này của báo cáo hàng năm thường so sánh nhiều năm giữa các chỉ số hoạt động và kinh doanh.

- Các số liệu trên cho bạn thấy một cái nhìn tổng thể về quy mô cũng như tình hình kinh doanh của công ty qua các năm, về cơ bản đây là một phần trích ra từ báo cáo tài chính. Sau này để đi sâu vào việc phân tích doanh nghiệp, chúng ta có thể sẽ tự mình tính toán những tỷ lệ này và nhiều chỉ số quan trọng khác khác, và khi làm như vậy, bạn sẽ hiểu rõ hơn về công ty và các con số của nó. Tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đọc hiểu các báo cáo tài chính của nó và tính toán các tỷ số tài chính trong những bài viết tiếp theo. Nhìn vào ví dụ trên, chúng ta thấy rằng VNM có một sự tăng trưởng khá ổn định về mặt doanh thu, lợi nhuận, quy mô tổng tài sản, tuy nhiên tỷ suất sinh lời ROE và ROA có vẻ đang giảm đi trong 3 năm gần đây.

Báo cáo thường niên là gì? Nội dung về Báo cáo thường niên (ảnh 1)

- Tiếp theo, phần Thông điệp của chủ tịch HĐQT và Thông điệp của Tổng giám đốc là những thứ tôi quan tâm tiếp theo, vì nó liên quan khá nhiều đến các yếu tố định tính mà chúng ta đã liệt kê trong bài viết trước. Nhà đầu tư sẽ có được góc nhìn về cách người đứng đầu suy nghĩ về doanh nghiệp của mình. Tôi rất muốn xem liệu ban quản lý của công ty có vững vàng hay không và tầm nhìn, sứ mệnh doanh nghiệp được thể hiện qua lời nói của họ. Thông điệp của CEO Mai Kiều Liên, người đã có 27 năm giữ cương vị này tại VNM là rất đáng quan tâm.

- Bạn có thể nhận ra một vài từ khóa quan trọng như “chuyển đổi số”, “hệ thống ERP” trong thông điệp của bà.

- Phần đáng chú ý tiếp theo là Phân tích ngành, quan điểm về ngành sữa của một công ty sữa số 1 như VNM là rất đáng quan tâm, vì rõ ràng họ là người hiểu về lĩnh vực này hơn ai hết. Bạn có thể thu thập được những thông tin hữu ích về ngành sữa như: xu hướng M&A giữa các công ty sữa nội địa đang diễn ra, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người của VN đang thấp hơn 18% so với các quốc giPhần cuối cùng cần lưu tâm trong báo cáo thường niên chính là kế hoạch phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, cho thấy tầm nhìn của ban lãnh đạo và những thay đổi trong hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.

==> Đây được coi là yếu tố chính tác động đến sự thay đổi doanh thu, lợi nhuận - phản ánh trực tiếp lên giá cổ phiếu. a lân cận, và cơ hội từ EVFTA cho ngành sữa.Những vấn đề trọng tâm này tùy thuộc vào đặc thù ngành nghề kinh doanh của mỗi công ty.

Ví dụ, nếu tôi đang đọc báo cáo thường niên của một công ty ngành dệt may, tôi sẽ đặc biệt quan tâm đến vấn đề biến động mức lương và số lượng công nhân, do đây là một ngành rất thâm dụng lao động. Một số vấn đề khác cũng thường được nhắc đến trong phần Báo cáo của Ban điều hành như quy mô sản xuất, nguồn nguyên liệu, công tác nghiên cứu phát triển,...

1 440 01/12/2023