Lãn công là gì? Phân biệt đình công với lãn công

Trong thực tế đời sống, việc đình công đã trở nên rất quen thuộc trong các doanh nghiệp. Về cơ bản ta hiểu đình công là sự ngưng việc tập thể nhằm mục đích để đòi hỏi một hoặc những quyền lợi nhất định nào đó và đình công là một quyền lợi của các chủ thể là những người lao động đã được pháp luật quy định. Còn lãn công cũng là một trong những hình thức đình công nhưng lãn công lại không được pháp luật quy định. Và để xem chúng có khác biệt gì, hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Vietjack.me nhé!

1 87 lượt xem


Lãn công là gì? Phân biệt đình công với lãn công

1. Lãn công là gì?

Lãn công là gì? Phân biệt đình công với lãn công (ảnh 1)

Ta hiểu lãn công chính là hành vi người lao động cố tình cùng nhau làm việc một cách chây lười, một hình thức đầu tranh của người lao động đòi quyền lợi cho chính mình.

Hiểu một cách đơn giản hơn thì lãn công là hành vi chủ thể là người lao động cố tình làm việc cầm chừng, làm cho có lệ, đối phó và làm việc không tuân thủ kỷ luật, không sử dụng hết thời gian, công suất máy móc nhằm mục đích để đấu tranh đòi quyền lợi.

Lãn công cũng là một trong số những biểu hiện của các hình thức vi phạm kỉ luật lao động.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, tập thể các đối tượng là những người lao động không có quyền lãn công nên chủ thể là những người sử dụng lao động có thể xử lí kỉ luật lao động đối với các lao động lãn công.

Như vậy, thông qua các phân tích được nêu trên, ta có thể hiểu lãn công là một dạng đình công mà các chủ thể là những người lao động không rời nơi làm việc nhưng không làm việc hoặc làm việc cầm chừng, biểu hiện của lãn công là sự phản ứng tập thể của người lao động nhằm hướng đến một mục đích nào đó.

2. Các trách nhiệm mà người lao động lãn công phải chịu

Như vậy, ta thấy rằng, bản chất của lãn công chính là hình thức đình công. Mục đích là để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể là những người lao động đã được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật. Về cơ bản thì lãn công là người lao động nghỉ việc lẻ tẻ, làm việc lơ là, cầm chừng, chiếu lệ đối phó không tuân thủ kỷ luật, không sử dụng hết thời gian, công suất máy móc.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi người lao động làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc và sẽ bị áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật quy định tại Điều 124 Luật lao động 2019 với nội dung như sau:

– Khiển trách.

– Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.

– Cách chức.

– Sa thải.

Thực chất thì lãn công sẽ không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, ngay tức khắc tới các tổ chức hay các doanh nghiệp như các cuộc đình công vì lãn công sẽ chỉ xảy ra ở một vài cá nhân, các cá nhân này vẫn làm việc nhưng làm việc cầm chừng còn đình công thì sẽ xảy ra trên diện rộng, có thể là sẽ xảy ra ở toàn bộ công ty hoặc một bộ phận nhưng hậu quả để lại của đình công là ngay tức khắc, doanh nghiệp sẽ bị ngưng trệ sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, đối với hoạt động đình công thì doanh nghiệp sẽ có thể hiểu ngay được mong muốn của các chủ thể là những người lao động, lý do người lao động đình công, việc đình công của người lao động có phù hợp với quy định pháp luật không, còn đối với lãn công thì việc phát hiện rất khó, thậm chí lãn công còn có thể tồn tại âm ĩ trong doanh nghiệp, truyền tự chủ thể này sang người khác, nếu không phát hiện kịp thời thì sẽ trở thành một con sâu làm giàu nồi canh.

Căn cứ cụ thể vào mức độ ảnh hưởng tới công việc của những chủ thể là những người lãn công mà doanh nghiệp nên áp dụng các biện pháp xử lý kỷ luật phù hợp. Trong trường hợp doanh nghiệp không xử lý kịp thì lãn công có thể dẫn đến một cuộc đình công trong doanh nghiệp hoặc làm cho doanh nghiệp bị sa sút.

3. Các quy định pháp luật về đình công

Lãn công là gì? Phân biệt đình công với lãn công (ảnh 1)

Ta hiểu về đình công như sau:

Theo Điều 198 Bộ luật Lao động năm 2019 định nghĩa cụ thể về đình công như sau:

“Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.”

Như vậy, căn cứ uuy định được nêu trên, hiểu đơn giản, đình công chính là việc các chủ thể là người lao động ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có sự tổ chức nhằm mục đích để có thể đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

Đình công là một trong những biện pháp được pháp luật ghi nhận giúp các chủ thể là những người lao động gây áp lực lớn đến người sử dụng lao động để nhằm có thể đòi hỏi quyền lợi.

Trên thực tế, việc người lao động đình công có thể là đình công hợp pháp hoặc bất hợp pháp. Tuy nhiên, các chủ thể là những người lao động chỉ được đảm bảo quyền lợi chính đáng khi đình công hợp pháp.

Đặc điểm của đình công:

– Đình công nhằm mục đích để người lao động có thể đạt được những lợi ích nhất định:

Tập thể người lao động sẽ chỉ được phép thực hiện việc đình công khi có những tranh chấp lao động xảy ra có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mình.

– Đình công là ngừng việc tạm thời:

Đình công diễn ra nhằm mục đích để có thể đòi lại quyền lợi cho người lao động, và nếu quyền lợi đó được đáp ứng thì các chủ thể là những người lao động sẽ quay trở lại làm việc bình thường.

– Đình công có tính tổ chức:

Đình công luôn được thực hiện bởi tập thể các đối tượng là những người lao động, hoạt động đình công được sự tổ chức và lãnh đạo của Ban Chấp hành công đoàn.

– Đình công được thực hiện trên tinh thần tự nguyện của người lao động:

Việc người lao động tham gia đình công đòi hỏi quyền, lợi ích chính đáng luôn mang tính tự nguyện bởi nó là quyền của cá nhân người lao động nói riêng và tập thể người lao động nói chung.

Ta nhận thấy, đình công về bản chất là đòi hỏi quyền, đòi hỏi lợi ích cho mình từ người sử dụng lao động như đòi tăng lương, giảm giờ làm, và các mục đích khác. Thực tế hiện nay, đình công là biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt của tập thể lao động để có thể thông qua đó đòi người sử dụng lao động thực hiện đúng nghĩa vụ của mình và đòi thỏa mãn quyền, lợi ích chính đáng của người lao động.

4. Phân biệt đình công với lãn công

Lãn công là gì? Phân biệt đình công với lãn công (ảnh 1)

Như vậy, đình công và lãn công đều là hình thức đấu tranh kinh tế, một cách phản ứng của tập thể lao động khi có bất đồng với người sử dụng lao động. Tuy nhiên, hai hình thức này có một số điểm khác nhau như sau:

– Về hình thức:

+ Lãn công: người lao động nghỉ việc lẻ tẻ, làm việc lơ là, cầm chừng, chiếu lệ đối phó… không tuân thủ kỷ luật, không sử dụng hết thời gian, công suất máy móc.

+ Đình công: tập thể người lao động không đến nơi làm việc và ngừng việc một cách triệt để.

– Về bản chất:

+ Lãn công: không phải là quyền của người lao động. Pháp luật nước ta không ghi nhận hiện tượng lãn công như những sự kiện pháp lý cần có sự điều chỉnh riêng biệt.

+ Đình công: Pháp luật ghi nhận đình công là quyền của người lao động và quy định riêng một chế định để điều chỉnh quan hệ này (cụ thể là Mục 4, Mục 5 Chương XIV Bộ luật lao động năm 2019).

– Về thủ tục:

+ Lãn công: Người lao động thực hiện lãn công một cách tự phát, không có sự tổ chức và điều hành bởi bất kỳ ai.

+ Đình công: Bộ luật lao động 2019 quy định cụ thể về trình tự cũng như quyền và nghĩa vụ của những người lao động thực hiện cuộc đình công tại các Điều 210 – Tổ chức và lãnh đạo đình công; Điều 211 – Trình tự đình công; Điều 212 – Thủ tục lấy ý kiến tập thể lao động;… Theo đó, tập thể người lao động muốn đình công hợp pháp thì phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục này.

– Về hậu quả:

+ Lãn công: Người sử dụng lao động có thể xử lí kỉ luật lao động đối với các lao động lãn công vì đó cũng là một trong những biểu hiện của các hình thức vi phạm kỉ luật lao động.

+ Đình công: Đối với cuộc đình công trái pháp luật, Khi đã có quyết định của Toà án về cuộc đình công là bất hợp pháp mà người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc, thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Ngoài ra, đối với Người lợi dụng đình công gây mất trật tự công cộng, làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động; người có hành vi cản trở thực hiện quyền đình công, kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo cuộc đình công thì tuỳ theo mức độ vi phạm, có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Đối với cuộc đình công được Tòa án tuyên là hợp pháp, người sử dụng lao động và người lao động thương lượng lại về các quyền và lợi ích của hai bên và người sử dụng lao động đáp ứng các quyền lợi mà người lao động yêu cầu trong khả năng kinh tế của doanh nghiệp mình.

1 87 lượt xem