Thành phố trực thuộc trung ương là gì? Những quy định và tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương

Việc tìm hiểu về các đơn vị hành chính nhà nước giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về hoạt động quản lý hành chính đang được diễn ra tại mỗi địa phương. Trong các đơn vị hành chính thì thành phố trực thuộc trung ương là khái niệm không còn xa lạ với chúng ta nhưng chính xác thành phố trực thuộc trung ương là gì? Và mỗi thành phố có những nét đặc trưng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này.

1 586 09/08/2023


Thành phố trực thuộc trung ương là gì? Những quy định và tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương

I. Khái quát về thành phố trực thuộc trung ương

1. Thành phố trực thuộc trung ương là gì?

Thành phố trực thuộc trung ương là đơn vị hành chính trực thuộc chính quyền nhà nước ở trung ương có các đơn vị trực thuộc là các quận, huyện, thị xã.

Thành phố trực thuộc trung ương là các đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I, và được xác định là các đô thị trung tâm cấp quốc gia. Đây là các thành phố lớn, có nền kinh tế phát triển, là khu vực quan trọng về quân sự, chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội là động lực phát triển cho cả quốc gia chứ không còn nằm bó hẹp trong một tỉnh, hay một vùng (liên tỉnh) nữa. Các thành phố này có cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ phát triển, có nhiều cơ sở giáo dục bậc cao, dân cư đông, thuận lợi về giao thông vận tải.

Thành phố trực thuộc trung ương là gì?

2. 5 tiêu chí Thành phố trực thuộc Trung ương từ 01/01/2023

Căn cứ Điều 4 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi bởi Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 (có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định 05 tiêu chuẩn Thành phố trực thuộc Trung ương cụ thể như sau:

STT

Tiêu chí

Thời điểm

Trước đây

Từ 01/01/2023

1

Quy mô dân số

Từ 1,5 triệu người trở lên

Từ 01 triệu người trở lên

2

Diện tích tự nhiên

1.500 km2 trở lên

3

Đơn vị hành chính trực thuộc

- Có 11 huyện trực thuộc trở lên

- Tỷ lệ số quận trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên

- Có 09 huyện trực thuộc trở lên

- Tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên (có ít nhất là 02 quận)

4

- Đã được công nhận là đô thị loại đặc biệt hoặc loại I; hoặc

- Khu vực dự kiến thành lập Thành phố trực thuộc Trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại đặc biệt hoặc loại I.

5

Cơ cấu, trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định

Theo đó, cụ thể tiêu chuẩn cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố trực thuộc Trung ương từ 01/01/2023 gồm:

STT

Chỉ tiêu

Tiêu chuẩn

1

Cân đối thu chi ngân sách

Đủ

2

Thu nhập bình quân đầu người/tháng so với trung bình cả nước (lần)

1,75

3

Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 03 năm gần nhất (%)

Đạt bình quân của cả nước

4

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trung bình 03 năm gần nhất (%)

Đạt bình quân của cả nước

5

Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế

90%

6

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp nội thành, nội thị, thị trấn, quận và phường

90%

 Như vậy, có thể thấy từ 01/01/2023, một số nội dung tiêu chuẩn Thành phố trực thuộc Trung ương đã được sửa đổi theo hướng “nới lỏng” hơn so với hiện nay. Điều này tạo điều kiện cho nhiều thành phố có cơ hội trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương.

II. Tiêu chuẩn phân loại đô thị

1. Tiêu chuẩn đô thị loại đặc biệt

Đô thị loại đặc biệt phải đảm bảo các tiêu chuẩn:

1) Thủ đô hoặc đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học kĩ thuật, đào tạo, du lịch, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước;

2) Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 90% trở lên;

3) Có cơ sở hạ tầng được xây dựng về cơ bản đồng bộ và hoàn chỉnh

4) Quy mô dân số từ 1,5 triệu người trở lên;

5) Mật độ dân số bình quân từ 15.000 người/kmẺ trở lên.

2. Tiêu chuẩn đô thị loại I

Đô thị loại I phải đảm bảo các tiêu chuẩn:

1) Đồ thị với chức năng là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học kĩ thuật, đào tạo, du lịch, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước;

2) Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 85% trở lên;

3) Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh;

4) Quy mô dân số từ 50 vạn người trở lên;

5) Mật độ dân số bình quân từ 42.000 người/km2 trở lên.

III. Tiêu chuẩn, cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính TP trực thuộc trung ương

- Cơ sở pháp lý: Điều 15 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.

Theo Điều 15 quy định về tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính thành phố trực thuộc trung ương, như sau:

- Quy mô dân số từ 1.000.000 người trở xuống được tính 20 điểm; trên 1.000.000 người thì cứ thêm 30.000 người được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 30 điểm.

- Diện tích tự nhiên từ 1.000 km2 trở xuống được tính 20 điểm; trên 1.000 km2 thì cứ thêm 50 km2 được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 25 điểm.

- Số đơn vị hành chính trực thuộc:

+ Có từ 10 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc trở xuống được tính 2 điểm; trên 10 đơn vị hành chính cấp huyện thì cứ thêm 01 đơn vị hành chính được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm;

+ Có tỷ lệ số quận trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 40% trở xuống được tính 1 điểm; trên 40% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 4 điểm.

- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội:

+ Có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 20% trở xuống được tính 10 điểm; trên 20% thì cứ thêm 1% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 15 điểm;

+ Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế từ 70% trở xuống được tính 1 điểm; trên 70% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;

+ Thu nhập bình quân đầu người từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 0,5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;

+ Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 65% trở xuống được tính 1 điểm; trên 65% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 1 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;

+ Tỷ lệ giường bệnh trên một vạn dân từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 0,5 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 1,5 điểm;

+ Tỷ lệ bác sỹ trên một vạn dân từ mức bình quân chung cả nước trở xuống được tính 0,5 điểm; trên mức bình quân chung cả nước thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 1,5 điểm;

+ Tỷ lệ hộ nghèo từ mức bình quân chung cả nước trở lên được tính 1 điểm; dưới mức bình quân chung cả nước thì cứ giảm 0,5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm.

- Yếu tố đặc thù: dân số tạm trú quy đổi từ 10% đến 20% so với dân số thường trú được tính 1 điểm; trên 20% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 5 điểm.

IV. Tiêu chuẩn và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính

Cụ thể mục này ta tìm hiểu vể tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

- Cơ sở pháp lý: Điều 17 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.

Theo Điều 17 quy định về tiêu chuẩn phân loại và cách tính điểm phân loại đơn vị hành chính thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương như sau:

- Quy mô dân số từ 50.000 người trở xuống được tính 10 điểm; trên 50.000 người thì cứ thêm 4.000 người được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 30 điểm.

- Diện tích tự nhiên từ 50 km2 trở xuống được tính 10 điểm; trên 50 km2 thì cứ thêm 05 km2 được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 25 điểm.

- Số đơn vị hành chính trực thuộc:

+ Có từ 10 đơn vị hành chính cấp xã trở xuống được tính 2 điểm; trên 10 đơn vị hành chính cấp xã thì cứ thêm 01 đơn vị hành chính được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 6 điểm;

+ Có tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã từ 35% trở xuống được tính 1 điểm; trên 35% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 4 điểm.

- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội:

+ Tự cân đối được thu, chi ngân sách địa phương được tính 10 điểm.

Trường hợp chưa tự cân đối được thu, chi ngân sách địa phương, nếu có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 50% trở xuống được tính 3 điểm; trên 50% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 8 điểm;

+ Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế từ 70% trở xuống được tính 1 điểm; trên 70% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 4 điểm;

+ Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 60% trở xuống được tính 1 điểm; trên 60% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 4 điểm;

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 55% trở xuống được tính 1 điểm; trên 55% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm;

+ Tỷ lệ số đơn vị hành chính cấp xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế từ 60% trở xuống được tính 1 điểm; trên 60% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm;

+ Tỷ lệ số hộ dân cư được dùng nước sạch từ 60% trở xuống được tính 1 điểm; trên 60% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm;

+ Tỷ lệ hộ nghèo từ 4% trở lên được tính 1 điểm; dưới 4% thì cứ giảm 0,5% được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 3 điểm.

- Về các yếu tố đặc thù:

+ Dân số tạm trú quy đổi từ 10% đến 20% so với dân số thường trú được tính 1 điểm; trên 20% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm;

+ Thành phố thuộc tỉnh vùng cao được tính 1 điểm; thành phố thuộc tỉnh miền núi được tính 0,5 điểm;

+ Có từ 10% đến 20% đơn vị hành chính cấp xã có đường biên giới quốc gia trên đất liền được tính 0,5 điểm; trên 20% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhung tối đa không quá 1 điểm;

+ Có từ 20% đến 30% dân số là người dân tộc thiểu số được tính 0,5 điểm; trên 30% thì cứ thêm 5% được tính thêm 0,25 điểm, nhưng tối đa không quá 1 điểm.

V. Tìm hiểu về các thành phố trực thuộc trung ương ở Việt Nam hiện nay:

1. Hà Nội:

Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hà Nội nằm ở tả ngạn sông Đà và hai bên đồng bằng sông Hồng. Phía Bắc giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và Thái Nguyên, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Đông giáp với tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên, còn phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Sau khi được mở rộng, Hà Nội nằm trong top 17 Thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới với 3.324,92 km2. Với vị trí địa lý thuận lợi này, thành phố này dễ dàng trở thành trung tâm kinh tế – chính trị, văn hóa, khoa học quan trọng của cả nước. Hiện tại, bao gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện.

Do có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nên Hà Nội có đủ 4 mùa trong năm. Mỗi mùa đều có những đặc trưng riêng đem lại những cảm nhận khác nhau về cuộc sống, về cảnh vật và con người nơi đây. Hà Nội vào đông lạnh thì cũng lạnh lắm, vào hè nóng thì cũng nóng lắm nhưng không vì thế mà mất đi cái đẹp. Song có lẽ, đặc biệt nhất vẫn là mùa xuân, là mùa thu Hà Nội đẹp đến nao lòng.

Hà Nội từ thuở còn là Kinh thành Thăng Long cho đến nay vẫn luôn là trung tâm văn hóa lớn nhất của cả nước. Vùng đất này đã sinh ra nền văn hóa dân gian với nhiều câu chuyện truyền thuyết, nhiều câu ca dao, tục ngữ, nhiều lễ hội dân gian và cả những vị anh hùng được ca ngợi, các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể được công nhận. Bên cạnh đó, mỗi lần nói về Hà Nội không thể không nhắc đến con người nơi đây với vẻ tài hoa, tao nhã, văn minh, thanh lịch và đầy lòng nhân ái.

2. Thành phố Hồ Chí Minh:

Thành phố Hồ Chí Minh (còn gọi là Sài Gòn) là thành phố lớn nhất tại Việt Nam về dân số và quy mô đô thị hóa. Đây còn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục quan trọng tại Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam cùng với thủ đô Hà Nội.

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10 0 10‘ – 10 0 38 vĩ độ bắc và 106 0 22‘ – 106 054 ‘ kinh độ đông . Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.

Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế . Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn /năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km.

Thành phố Hồ Chí Minh đã để lại ấn tượng sâu sắc của một đô thị lớn nhất, náo nhiệt nhất và năng động nhất trong cả nước. Những phố xá đèn điện giăng kín, sinh hoạt và vui chơi giải trí kéo dài đến tận khuya. Những dòng xe cộ hối hả trên khắp các ngả đường như không bao giờ dứt.  Nhưng đằng sau sự sôi nổi ấy là một cuộc sống phóng khóang mà hài hòa, với những phong tục tập quán lâu đời của một nền văn hóa truyền thống đã thích nghi với cuộc sống khai hoang mở đất ở một vùng đồng bằng sông nước, và sớm giao thoa với các nền văn hóa trong khu vực và phương Tây.

3. Đà Nẵng:

Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc trung ương, nằm trong vùng Duyên hải nam trung bộ, là thành phố trung tâm và lớn nhất khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Thành phố Đà Nẵng là thành phố tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực; trung tâm chính trị – kinh tế – xã hội với vai trò là trung tâm công nghiệp, tài chính, du lịch, dịch vụ, văn hóa, giáo dục – đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học – công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước; trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế. Thành phố Đà Nẵng đóng vai trò hạt nhân, quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đồng thời cũng là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương ở Việt Nam, đô thị loại I, trung tâm cấp quốc gia, cùng với Hải Phòng và Cần Thơ. Bãi biển Mỹ Khê, được tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là “một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh”

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế – xã hội và quốc phòng – an ninh của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước; là đô thị biển và đầu mối giao thông rất quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Trong những năm gần đây, Đà Nẵng tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội và được coi là “Thành phố đáng sống nhất Việt Nam”. Năm 2018, Đà Nẵng được chọn đại diện cho Việt Nam lọt vào Top 10 Địa điểm Tốt nhất để Sống ở Nước ngoài do Tạp chí Du lịch Live and Invest Overseas (LIO) bình chọn.

4. Hải Phòng:

Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là thành phố lớn thứ 3 cả nước, lớn thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội. Hải Phòng còn là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ.

Được thành lập vào năm 1888, Hải Phòng là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, trên hai hành lang – một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam – Trung Quốc. Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Là Trung tâm kinh tế – khoa học – kỹ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong 2 trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. Hải Phòng là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, nằm ngoài Quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Hải Phòng còn giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc, nơi đặt trụ sở của bộ tư lệnh quân khu 3 và Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam.

Hải Phòng có diện tích đất liền: 1.561,8 km2; dân số: 1,963 triệu người (tính đến tháng 12/2016), là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam, sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hải Phòng gồm 7 quận nội thành, 6 huyện ngoại thành và 2 huyện đảo; (223 đơn vị cấp xã gồm 70 phường, 10 thị trấn và 143 xã).

Hải Phòng còn được gọi là Đất Cảng, hay thành phố Cảng. Việc hoa phượng đỏ được trồng rộng rãi nơi đây và sắc hoa đặc trưng trên những con phố cũng khiến Hải Phòng được biết đến với mỹ danh “Thành phố Hoa Phượng Đỏ”. Không chỉ nổi tiếng là một thành phố cảng công nghiệp, Hải Phòng còn là một trong những nơi có tiềm năng du lịch rất lớn. Hải Phòng hiện lưu giữ nhiều nét hấp dẫn về kiến trúc, bao gồm kiến trúc truyền thống với các chùa, đình, miếu cổ và kiến trúc tân cổ điển Pháp tọa lạc trên các khu phố cũ. Đồng thời, Hải Phòng hiện đang sở hữu một khu dự trữ sinh quyển thế giới của UNESCO nằm tại Quần đảo Cát Bà cùng với các bãi tắm và khu nghỉ dưỡng ở Đồ Sơn. Thành phố còn nổi tiếng trong mắt khách du lịch bởi những nét đặc trưng về văn hóa, đặc biệt là ẩm thực và các lễ hội truyền thống.

5. Cần Thơ:

Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vốn được mệnh danh là Tây Đô – Thủ phủ của miền Tây Nam bộ từ hơn trăm năm trước, giờ đây Cần Thơ đã trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương và là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tư của Việt Nam.

Cần Thơ là thủ phủ và là đô thị hạt nhân của miền Tây Nam Bộ từ thời Pháp thuộc, nay tiếp tục là trung tâm kinh tế của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài đặc trưng về địa lý là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực, thành phố Cần Thơ còn được biết đến như một đô thị miền sông nước. Thành phố có hệ thống sông ngòi chằng chịt, diện tích vườn cây ăn trái và đồng ruộng rộng lớn, nổi tiếng với Bến Ninh Kiều, Chợ nổi Cái Răng một nét sinh hoạt đặc trưng văn hóa Nam Bộ. Theo quy hoạch đến năm 2025, thành phố Cần Thơ sẽ trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại dịch vụ, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế và văn hóa của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, đồng thời là đô thị cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mekong, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế. Và sẽ trở thành một thành phố phát triển khá ở khu vực Đông Nam Á.

VI. Dự kiến đến 2030 sẽ có thêm 3 Thành phố trực thuộc Trung ương

Hiện nay, Việt Nam đã có 05 Thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Tại Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030 nêu rõ dự kiến 03 tỉnh thành sau sẽ trở thành Thành phố Trực thuộc trung ương trong tương lai: Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế và Khánh Hòa.

Cụ thể:

- Dự kiến tỉnh Bắc Ninh là thành phố trực thuộc trung ương.

- Dự kiến tỉnh Thừa Thiên Huế là Thành phố trực thuộc trung ương theo Nghị quyết 54-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Dự kiến tỉnh Khánh Hòa là thành phố trực thuộc trung ương theo Kết luận 53-KL/TW về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

 

1 586 09/08/2023