Nguyễn Xuân Phúc là ai? Nguyễn Xuân Phúc có những đóng góp gì cho xã hội? Vì sao Nguyễn Xuân Phúc lại từ chức? 

1 511 01/08/2023


Nguyễn Xuân Phúc là ai? Nguyễn Xuân Phúc có những đóng góp gì cho xã hội? Vì sao Nguyễn Xuân Phúc lại từ chức? 

I. Tiểu sử

Nguyễn Xuân Phúc (sinh ngày 20 tháng 7 năm 1954 tại Quảng Nam) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông nguyên là Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIIIĐại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa XIXIIIXIVXV. Ông từng giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh Việt Nam. Ông cũng đảm nhiệm ghế Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN nhiệm kỳ 2020. Nguyễn Xuân Phúc gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 12 tháng 11 năm 1983.

Ngày 18 tháng 01 năm 2023, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 3, Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua việc miễn nhiệm chức vụ chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 - 2026 và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Nguyễn Xuân Phúc. Trước đó, 17 tháng 1 năm 2023, Trung ương đã chấp thuận cho ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021–2026, theo nguyện vọng cá nhân. Ông là Chủ tịch nước có nhiệm kỳ ngắn nhất Việt Nam.

Nguyễn Xuân Phúc là ai? Nguyễn Xuân Phúc có những đóng góp gì cho xã hội? Vì sao Nguyễn Xuân Phúc lại từ chức?  (ảnh 1)II. Xuất thân và giáo dục

1. Thân thế

Ông sinh ngày 20 tháng 7 năm 1954, tại xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Ông được gọi theo thông lệ miền Nam là Bảy do là người con thứ sáu và là con út trong gia đình.

Cha ông là Nguyễn Văn Hiền (sinh năm 1918, hiện đang sinh sống tại phường Thuận Phước, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng), hoạt động cho chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước năm 1954, tập kết ra Bắc theo Hiệp định Genève. Ông cùng mẹ và các anh chị ở lại quê nhà, thuở nhỏ theo học ở trường làng. Mẹ và các anh chị của ông hoạt động bí mật cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, một người chị của ông bị quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa giết sau một trận đánh vào năm 1965. Năm 1966, mẹ ông cũng bị giết. Ông sống cùng người chị gái tại quê nhà một thời gian, sau đó được những người đồng chí của cha mẹ ông bí mật đưa ra Bắc học theo chế độ của học sinh miền Nam (năm 1967).

Ông hiện sống tại phường Thuận Phước, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng và khi làm việc tại Hà Nội ông cư trú ở Nhà công vụ số 11 Chùa Một Cột, phường Điện Biênquận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Nguyễn Xuân Phúc là ai? Nguyễn Xuân Phúc có những đóng góp gì cho xã hội? Vì sao Nguyễn Xuân Phúc lại từ chức?  (ảnh 1)2. Giáo dục

          Nguyễn Xuân Phúc theo học phổ thông cơ sở ở quê nhà Quảng Nam, Đà Nẵng. Giai đoạn 1966 – 1968, ông lên Chiến khu cách mạng, được Đảng đưa ra miền Bắc đào tạo. Ông theo học phổ thông, đồng thời là Bí thư Đoàn trường cấp III những năm 1968 – 1972, tốt nghiệp giáo dục phổ thông 10/10 năm 1972.

Từ năm 1973, ông ra thủ đô Hà Nội, theo học tại Đại học Kinh tế Quốc dân, tham gia hoạt động trong phong trào Đoàn thanh niên, từng làm Bí thư Chi đoàn. Đến năm 1978, ông tốt nghiệp Cử nhân kinh tế Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội với chứng chỉ ngoại ngữ Anh văn B, Nga văn B. Những năm 1990, ông theo học ngành Quản lý hành chính Nhà nước tại Học viện Hành chính Quốc gia. Đến năm 1996, ông được cử theo học ngành Quản lý Kinh tế tại Đại học Quốc gia Singapore.

Ngày 12 tháng 5 năm 1982, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, chính thức là ngày 12 tháng 11 năm 1983.

III. Sự nghiệp địa phương

1. Tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng

Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1978, Nguyễn Xuân Phúc trở về quê nhà và được nhận vào làm việc tại tỉnh nhà (bấy giờ là Quảng Nam – Đà Nẵng). Từ năm 1980 đến 1993, ông lần lượt công tác với các chức vụ Cán bộ Ban Quản lý kinh tế tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, Chuyên viên, Phó Văn phòng rồi Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Sau đó, ông được bổ nhiệm làm Bí thư Đảng ủy Cơ quan, Đảng ủy viên Đảng ủy khối Dân Chính Đảng Quảng Nam – Đà Nẵng khóa I, II, Chủ tịch Hội khoa học kinh tế Quảng Nam – Đà Nẵng.

Năm 1993, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Du lịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Từ năm 1993 đến 1996, ông lần lượt giữ các chức vụ Giám đốc Sở Du lịch, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, Tỉnh ủy viên khóa XV, XVI tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.

2. Tỉnh Quảng Nam

Năm 1997, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng được chia tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, thành phố trực thuộc trung ương, ông được phân công công tác ở Quảng Nam. Từ năm 1997 đến 2001, ông là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVII, XVIII, Phó Chủ tịch rồi Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam kiêm Trưởng ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VI; kiêm Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Nam.

Năm 2001, Nguyễn Xuân Phúc được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam. Ông cũng kiêm nhiệm Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Nam – một liên hiệp khoa học kỹ thuật kết nối trí thức tỉnh.

Thời gian này, ông bắt đầu lãnh đạo lĩnh vực hành pháp quê nhà Quảng Nam, thực thi pháp luật, phát triển tỉnh.

Giai đoạn 2004 – 2006, ông tiếp tục cương vị là Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam khoá XIX; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, Bí thư Ban Cán sự Đảng ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam khoá VII; Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khoá VII.

IV. Sự nghiệp Trung ương

Tháng 3 năm 2006, Thủ tướng Phan Văn Khải bổ nhiệm Nguyễn Xuân Phúc làm Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, tương đương cấp Thứ trưởng. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng năm 2006, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 6 năm 2006, ông được điều động sang giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Chính phủ. Đến tháng 8 năm 2007, ông được Quốc hội phê chuẩn giữ chức vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Việt Nam. Ông công tác ở vị trí phụ tá Chính phủ Việt Nam những năm 2007 – 2011.

Tháng 1 năm 2011, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc được tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, được bầu vào Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, trở thành Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, vị trí quan trọng lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Sau đại hội, ông được đề cử cho vị trí Phó Thủ tướng Chính phủ. Đến ngày 03 tháng 8 năm 2011, tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa XIII, Nguyễn Xuân Phúc được Quốc hội phê chuẩn làm Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Việt Nam.

Thời kỳ 2011 – 2016, ông giữ vai trò là Phó Thủ tướng thường trực, xử lý trực tiếp các nhiệm vụ, trọng trách của Chính phủ Việt Nam cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Phó Thủ tướng chuyển giao vị trí thời điểm khác nhau như Hoàng Trung Hải (2011 – 2016), Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Văn Ninh (2011 – 2016), Trương Hòa Bình (từ 2016), Phạm Bình Minh (từ 2013), Vương Đình Huệ (2016 – 2020), Vũ Đức Đam (từ 2013), Trịnh Đình Dũng (từ 2016).

Năm 2001, Nguyễn Xuân Phúc được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa XI, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế – Ngân sách của Quốc hội khóa XI. Ông cũng bắt đầu là Đại biểu Quốc hội từ thời điểm này cho đến nay. Giai đoạn 2004 – 2006, ông tiếp tục là Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Kinh tế – Ngân sách Quốc hội khoá XI.

Ngày 22 tháng 5 năm 2011, Nguyễn Xuân Phúc trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII nhiệm kì 2011 – 2016 tại đơn vị bầu cử số 02 tỉnh Quảng Nam gồm huyện Duy Xuyên, huyện Quế Sơn, huyện Nông Sơn, huyện Thăng Bình, huyện Hiệp Đức và thành phố Hội An với tỉ lệ 94,59% số phiếu hợp lệ.

Đại biểu Quốc hội khóa XIV thành phố Hải Phòng

Ngày 22 tháng 5 năm 2016, Nguyễn Xuân Phúc trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII nhiệm kì 2016 – 2021 tại đơn vị bầu cử số 03 thành phố Hải Phòng gồm các quận Kiến AnĐồ Sơn, huyện An LãoTiên Lãng và Vĩnh Bảo với tỉ lệ 99,48% phiếu bầu tán thành.

Đại biểu Quốc hội khóa XV thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 23 tháng 5 năm 2021, Nguyễn Xuân Phúc trúng cử Đại biểu Quốc hội tại thành phố Hồ Chí Minh tại đơn vị bầu cử số 10 (gồm huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn).

Chiều ngày 18 tháng 1 năm 2023, Quốc hội đã cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV (thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh) đối với ông Nguyễn Xuân Phúc. 

Thủ tướng Chính phủ (2016–2021)

Năm 2015, tại Hội nghị lần thứ 14, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Nguyễn Xuân Phúc được đề cử là một trong các ứng viên cho chức vụ Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 – 2021, kế nhiệm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông trở thành Thủ tướng đầu tiên của Việt Nam sinh ra sau thời kỳ Chiến tranh Đông Dương. Đến tháng 1 năm 2016, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12, tái đắc cử Ủy viên Bộ Chính trị.

Ngày 07 tháng 4 năm 2016, với số phiếu tán thành là 446 phiếu, chiếm 90% đại biểu, Nguyễn Xuân Phúc trúng cử chức vụ Thủ tướng Chính phủ, kế nhiệm Nguyễn Tấn Dũng điều hành Chính phủ Việt Nam. Đến ngày 13 tháng 6 năm 2016, ông thôi giữ chức Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, kế nhiệm ông là Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có ba trợ lý là Đỗ Ngọc Huỳnh, Bùi Huy Hùng, Cao Xuân Thành và hai Thư ký Thủ tướng là Cấn Đình Tài và Nguyễn Hoàng Anh. Đến cuối năm 2008, ông bổ nhiệm thêm Nguyễn Duy Hưng làm Trợ lý, có tất cả bốn trợ lý, đều cấp hàm Vụ trưởng. Với công tác lãnh đạo Chính phủ, chỉ huy hành pháp Nhà nước, tính đến cuối nhiệm kỳ, đầu năm 2021 ông phối hợp cộng tác với các Phó Thủ tưởng Trương Hòa BìnhPhạm Bình MinhTrịnh Đình Dũng và Vũ Đức Đam.

Trong giai đoạn 2016 – 2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lãnh đạo Chính phủ Việt Nam, đối mặt với nhiều sự kiện lớn của đất nước, bao gồm động lực phát triển kinh tế – xã hội, sự biến thiên tai, dịch bệnh và khó khăn chung của cả nước.

V. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc tái đắc cử Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 - 2026

Với 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016 - 2021, đại biểu Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Ngay sau khi thông qua Nghị quyết, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên thệ nhậm chức theo quy định của Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức Quốc hội 2014.

"Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước, tôi, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nỗ lực công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó" - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sinh ngày 20/7/1954. Quê quán: Xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, XI, XII, XIII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII, XIII; Đại biểu Quốc hội khóa XI, XIII, XIV, XV.

Trước khi tái đắc cử Chủ tịch nước, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc từng kinh qua các chức vụ quan trọng như: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam; Phó Tổng Thanh tra Chính phủ; Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Chính phủ; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Phó Thủ tướng Chính phủ. Ngày 07/4/2016, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ. Ngày 26/7/2016, tại Kỳ họp thứ nhất - Quốc hội khóa XIV, được tín nhiệm bầu tái cử giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ; tháng 4/2021 được bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Phát biểu tại lễ nhậm chức, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chân thành cảm ơn Quốc hội đại diện cho cử tri cả nước đã tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch nước, cảm ơn đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cùng với các vị lãnh đạo tiền nhiệm về những đóng góp lớn lao cho Đảng, Nhân dân và đất nước. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, tinh thần Diên Hồng là biểu tượng thiêng liêng của sức mạnh tinh thần đại đoàn kết dân tộc, về phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, đặc biệt là những thời khắc có tính quyết định đối với vận mệnh của đất nước.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng bày tỏ lòng thành kính, biết ơn sâu sắc những cống hiến, hy sinh to lớn của các anh hùng liệt sĩ, các thế hệ cha ông và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã có nhiều cống hiến hi sinh cho nước cho dân.

"Bản thân sẽ không ngừng tu dưỡng đạo đức, phẩm chất, tận tâm, tận lực, trách nhiệm, cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước được Hiến pháp và pháp luật quy định. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù khó khăn hay thuận lợi, Chủ tịch nước sẽ giữ và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc cùng giá trị lịch sử, bản sắc văn hóa của dân tộc, vì sự lớn mạnh, toàn diện và bền vững của đất nước ta" - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ sẽ lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân, trí thức trong và ngoài nước, tiếp tục cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tăng cường quốc phòng -  an ninh... Đồng thời, nỗ lực cùng Quốc hội, Chính phủ và toàn hệ thống chính trị theo sát việc thực hiện tầm nhìn, đường lối chiến lược phát triển toàn diện đất nước với tinh thần "không để một người dân nào bỏ lại phía sau".

VI. Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nói về lý do xin thôi nhiệm vụ

Chiều 4-2, tại Văn phòng Chủ tịch nước đã diễn ra buổi lễ bàn giao công tác của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

Nguyễn Xuân Phúc là ai? Nguyễn Xuân Phúc có những đóng góp gì cho xã hội? Vì sao Nguyễn Xuân Phúc lại từ chức?  (ảnh 1)

Phát biểu tại buổi lễ, quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đánh giá trong suốt quá trình công tác, hơn 40 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng, ông Nguyễn Xuân Phúc luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân.

         Tác phong làm việc sâu sát, cụ thể, quyết đoán, luôn sống và làm việc có trách nhiệm, nhiệt huyết, vì sự nghiệp chung…

"Vừa qua nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, nhân dân, ông đã gương mẫu chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021. 

Vì một số cán bộ lãnh đạo dưới quyền vi phạm trong công tác phòng chống dịch COVID-19 nên làm đơn xin thôi giữ các chức vụ phân công, nghỉ công tác, nghỉ hưu.

Được Bộ Chính trịBan Chấp hành Trung ươngQuốc hội đồng ý cho thôi giữ các chức vụ", bà Xuân nêu và bày tỏ cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo của ông Phúc với cá nhân bà cùng cơ quan.

Bà nhấn mạnh việc được Đảng, Quốc hội tin tưởng giao giữ trọng trách quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới, bản thân ý thức sâu sắc rằng vinh dự càng lớn, trách nhiệm càng cao.

Phát biểu ý kiến sau đó, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho hay ông rất xúc động khi được quyền Chủ tịch nước và cơ quan tổ chức buổi gặp mặt bàn giao công tác rất trân trọng, chu đáo, ấm áp, nghĩa tình.

Ông bày tỏ cảm ơn Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các lãnh đạo Đảng, đồng thời chúc mừng bà Võ Thị Ánh Xuân đã được giao trọng trách rất nặng nề là làm quyền Chủ tịch nước. Ông mong bà Xuân tiếp tục phát huy, hoàn thành nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, nhân dân giao.

Ông nói được Đảng, Nhà nước giao trọng trách Chủ tịch nước từ ngày 5-4-2021 đến 18-1-2023 là gần 21 tháng.

Trong thời gian này nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, nhân dân, đất nước, chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của Đảng, kế thừa phát huy các thành tựu quan trọng của các nguyên Chủ tịch nước tiền nhiệm, với sự chung sức, đồng lòng của Phó chủ tịch nước, ông đã nỗ lực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn.

"Tuy nhiên trên cương vị Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021, tôi chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi có một số cán bộ vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả nghiêm trọng.

Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng, nhân dân, tôi đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác, nghỉ hưu.

Trong các cuộc họp của Bộ Chính trị, bất thường của Trung ương và phiên họp bất thường của Quốc hội, tôi đã nêu vấn đề này một cách dứt khoát, rõ ràng.

Căn cứ quy định của Đảng, Nhà nước, xem xét nguyện vọng của tôi, Đảng, Nhà nước đã đồng ý để tôi thôi giữ chức vụ, thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV", ông Phúc nêu.

Ông bày tỏ sự trân trọng cảm ơn Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cơ quan trung ương, địa phương... đã hết sức ủng hộ, giúp đỡ để ông hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Ông cũng nhắc lại thời gian làm việc với sự giúp đỡ của cán bộ, công chức cơ quan Văn phòng Chủ tịch nước là kỷ niệm đẹp đẽ trong quá trình công tác. Ông mong các cán bộ, công chức văn phòng tiếp tục vươn lên hơn nữa hoàn thành nhiệm vụ nặng nề được giao.

Nguyên Chủ tịch nước nêu rõ, ông nhìn lại quá trình học tập, công tác, dù ở cương vị nào cũng luôn một lòng trung thành với Đảng, Tổ quốc, nhân dân, ra sức phấn đấu học tập, rèn luyện, tận tụy làm việc và hoàn thành mọi nhiệm vụ.

Ông nhấn mạnh thêm việc tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Tổng bí thư thì toàn Đảng, toàn dân, toàn quân sẽ thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển đất nước, xây dựng nước Việt Nam hòa bình, dân chủ, giàu mạnh...

Sau phát biểu của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cũng dành thời gian khẳng định về những đóng góp, cống hiến của ông Nguyễn Xuân Phúc khi còn công tác.

Thường trực Ban Bí thư mong muốn nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với bề dày thực tiễn và kinh nghiệm phong phú của mình tiếp tục có những đóng góp tích cực cho Đảng, cho đất nước, góp ý cho các cán bộ đương chức những ý kiến thẳng thắn, chân tình.

Ông gửi lời chúc quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hoàn thành tốt nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp.

 

1 511 01/08/2023