Dân chủ là gì? Quyền dân chủ là gì? Các hình thức dân chủ

Dân chủ là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng, tự do và quyền con người. Bài viết sau đây phân tích khái niệm dân chủ và các hình thức biểu hiện của dân chủ và quyền dân chủ:

1 426 21/11/2023


Dân chủ là gì? Quyền dân chủ là gì? Các hình thức dân chủ

1. Dân chủ là gì?

Dân chủ là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội căn cứ vào việc khẳng định toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân, do nhân dân thực hiện hoặc thông qua người đại diện do nhân dân bầu ra, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng, tự do và quyền con người.

Theo Mác Lênin, dân chủ là sản phẩm phản ánh những tính chất của các mối quan hệ xã hội, trình độ và yêu cầu phát triển của xã hội, đặc biệt là mối quan hệ, trình độ và yêu cầu phát triển kinh tế.

Dân chủ là gì? Quyền dân chủ là gì? Các hình thức dân chủ (ảnh 1)

2. Các hình thức dân chủ hiện nay

Dân chủ bao gồm 02 hình thức chính sau: Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.

  • Dân chủ trực tiếp: Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ khi nhân dân trực tiếp tham gia thảo luận về các quy chế, thiết chế, nhân dân là người biểu quyết và trực tiếp tham gia vào việc đưa ra các quyết định trong công việc của nhà nước.
  • Dân chủ gián tiếp: Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ khi nhân dân bầu ra người đại diện cho mình để tham gia vào các công việc trong bộ máy nhà nước. Theo đó, thay vì trực tiếp biểu quyết, nhân dân đặt trách nhiệm, và niềm tin về việc đưa ra quyết định của mình lên người được chọn để họ thực thi ý chí của nhân dân.

Theo Điều 6 trong Hiến pháp 2013 của Việt Nam, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước theo hình thức dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua đại diện là Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan nhà nước khác.

Dân chủ là gì? Quyền dân chủ là gì? Các hình thức dân chủ (ảnh 1)

3. Những nguyên tắc đảm bảo thực thi dân chủ là gì?

Nguyên tắc cốt lõi trong việc đảm bảo thực thi dân chủ là gì? Đó chính là: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng. Đây như một mục tiêu, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và nhà nước.

Trong đó:

  • Dân biết: là nhân dân hiểu rõ và nắm được các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước.
  • Dân bàn: Khi đã nắm rõ các nội dung, mục đích của các chủ trương, chính sách, nhân dân có quyền bàn luận, thảo luận, góp ý về các vấn đề có trong nội dung của những chính sách này để đưa ra những giải pháp hoặc đề xuất tối ưu, hiệu quả.
  • Dân làm: là nhân dân phải làm việc, thực hiện theo các chủ trương, chính sách trong thực tiễn cuộc sống. Nhân dân có vai trò là chủ thể thực hiện, triển khai các chủ trương, chính sách này.
  • Dân kiểm tra: Là nhân dân xem xét, đánh giá về thực tế thực hiện theo các đường lối, chủ trương, chính sách nhằm phát hiện những sai lệch, thiếu sót cần được giải quyết và đưa ra biện pháp điều chỉnh một cách kịp thời.
  • Dân giám sát: Là nhân dân theo dõi, xem xét về quá trình thực hiện các công tác triển khai đường lối, chủ chương, kế hoạch, dự án của nhà nước.
  • Dân thụ hưởng: Là nhân dân được thụ hưởng các thành quả của quá trình phát triển đời sống vật chất, tinh thần.

Để thực hiện được điều này, ta cần xây dựng, hoàn thiện, duy trì bền vững hệ thống các cơ chế đúng đắn và duy nhất cho việc thực thi dân chủ nhằm mở rộng dân chủ trong xã hội. Ngoài ra, để tạo một bước đệm vững chắc giúp cho bộ máy nhà nước và chế độ dân chủ được diễn ra suôn sẻ, mỗi người dân cần phải ý thức được vai trò và trọng trách của mình trong việc đưa ra các quyết định chung.

4. Vai trò của dân chủ là gì?

Dân chủ là gì? Quyền dân chủ là gì? Các hình thức dân chủ (ảnh 1)

Dân chủ có vai trò đặc biệt quan trọng trong cách vận hành và sự phát triển của một hệ thống chính trị. Một số vai trò chủ chốt là:

  • Quyền tự đưa ra quyết định và tự do cá nhân: Người dân khi có quyền dân chủ, họ sẽ có thể đưa ra những ý kiến, quyết định của mình trong các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Người dân có quyền tự do tham gia và góp ý vào các quyết định chính trị có ảnh hưởng đến vận mệnh của đất nước.
  • Dân chủ giúp phân bổ quyền lực: Dân chủ giúp ngăn chặn những trường hợp quyền lực tập trung vào một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó. Khi đó, quyền lực sẽ được phân bổ và đảm bảo không bị lợi dụng bởi các âm mưu độc chiếm vì lợi ích cá nhân.
  • Tìm ra những phương hướng mang tính đột phá: Khi người dân có quyền được tự do bày tỏ quan điểm, ý kiến, vấn đề sẽ được nhìn nhận theo nhiều khía cạnh và xử lý triệt để hơn.

5. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Theo Lênin đã từng khẳng định: Dân chủ trong chủ nghĩa xã hội bao quát tất cả các mặt của đời sống xã hội. Trong quá trình phát triển, tiến hóa của dân chủ, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được xem là đỉnh cao. Theo đó, bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có 4 nội dung sau:

Dân chủ là gì? Quyền dân chủ là gì? Các hình thức dân chủ (ảnh 1)

  • Bản chất về chính trị: Là sự lãnh đạo về mặt chính trị của giai cấp công nhân trong việc thực hiện quyền lực và lợi ích của toàn thể nhân dân trên mọi lĩnh vực, thông qua Đảng Cộng sản đối với toàn xã hội. Quyền lực này của giai cấp công nhân được thể hiện ở các quyền dân chủ, làm chủ, quyền con người.
  • Bản chất về kinh tế: Là việc thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và việc thực hiện chế độ phân chia lợi ích chủ yếu theo kết quả lao động. Bản chất là được bộc lộ một cách đầy đủ và rõ ràng nhất là qua một quá trình ổn định chính trị, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của toàn xã hội.
  • Bản chất về văn hóa: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc. Nhân dân chính là người làm chủ những giá trị văn hóa tinh thần, có quyền được nâng cao trình độ văn hóa và phát triển theo định hướng cá nhân. Nhìn chung, dân chủ là thành tựu văn hóa, quá trình sáng tạo và khát vọng về tự do sáng tạo và phát triển của con người.
  • Bản chất về tư tưởng và xã hội: Là sự kết hợp hài hòa trong lợi ích giữa các cá nhân, tập thể với lợi ích của toàn xã hội. Đồng thời, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng lấy nền tảng là hệ tư tưởng Mác Lênin và hệ tư tưởng của giai cấp công nhân với mọi hình thái ý thức xã hội. Để thực hiện được theo nền dân chủ này, điều kiện tiên quyết là bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

6. Dân chủ là quyền lực thuộc về ai?

Dân chủ là tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, vì lợi ích của nhân dân. Bộ máy điều hành nhà nước phải vì nhân dân và vì xã hội mà phục vụ. Bên cạnh đó, dân chủ phải thật sự là một chủ thể của xã hội và làm chủ toàn tiện: Nhà nước, xã hội, chính bản thân,.....

1 426 21/11/2023