Trình độ học vấn là gì? Ghi trình độ học vấn như thế nào?

Trình độ học vấn là gì hay trình độ chuyên môn là gì là những câu hỏi mà rất nhiều bạn học sinh, sinh viên hay những người làm hồ sơ xin việc, sơ yếu lý lịch vẫn thường thắc mắc. Bài viết dưới đây của Vietjack.me sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn nhé!

1 299 28/03/2024


Trình độ học vấn là gì? Ghi trình độ học vấn như thế nào?

1. Trình độ học vấn là gì?

Trình độ học vấn là gì? Ghi trình độ học vấn như thế nào?  (ảnh 1)

Học vấn là những kiến thức được tích luỹ qua việc học tập, đọc sách, tìm hiểu hay học hỏi từ người khác. Người có trình độ học vấn là người có hiểu biết . Tùy vào khả năng mà mỗi người có trình độ khác nhau. Sự nghiệp có rộng mở hay không, tương lai có thể tốt hơn không cũng dựa vào học vấn.

Trình độ học vấn được thể hiện về mức độ học vấn của một người và được chia thành các cấp bậc từ nhỏ đến lớn như sau: cấp tiểu học, cấp trung học, cấp đại học… Mỗi cấp bậc như vậy thì sẽ được gọi là trình độ học vấn. Tại Việt Nam, bậc phổ thông bao gồm có 12 năm học, trong đó sẽ có 5 năm Tiểu học, 4 năm Trung học cơ sở và có 3 năm Trung học Phổ thông. Do đó về trình độ học vấn của những người tốt nghiệp Tiểu học là 5/12, hay khi tốt nghiệp Trung học cơ sở là 9/12 và khi tốt nghiệp Trung học phổ thông sẽ là 12/12. Các bậc học sau phổ thông bao gồm có: Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Sau Đại học (Cao học, Nghiên cứu sinh,…)

Trình độ chuyên môn là chuyên ngành mà một người được đào tạo bài bản về mặt kiến thức và kĩ năng, hay nói cách khác trình độ chuyên môn sự am hiểu sâu rộng của một người về lĩnh vực nào đó. Một người có trình độ chuyên môn là họ nắm vững những kiến thức mà họ được đào tạo đồng thời họ cũng biết vận dụng những kiến thức đó vào trong cuộc việc. Trình độ chuyên môn được thể hiện qua những cấp bậc nhất định như: Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng, Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ,… Cách ghi trình độ chuyên môn trong Sơ yếu lý lịch hay hồ Sơ xin việc là trình độ chuyên môn cao nhất tại thời điểm bạn khai + chuyên ngành đào tạo. Ví dụ ghi trình độ chuyên môn: Cử nhân luật, Kỹ sư công nghệ thông tin…

2. Các loại trình độ học vấn và vai trò

Trình độ học vấn là gì? Ghi trình độ học vấn như thế nào?  (ảnh 1)

2.1. Các loại trình độ học vấn

Trình độ học vấn thường thể hiện qua các cấp bậc như: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Cao đẳng, Đại học…Còn trình độ chuyên môn được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau như: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư…

2.2. Vai trò của trình độ học vấn

Dựa vào khái niệm trình độ học vấn đã được nói đến ở trên thì chắc hẳn là bạn cũng đã có thể hình dung được phần nào về trình độ học vấn có vai trò quan trọng như thế nào rồi nhỉ, vì vậy hãy cùng tham khảo nội dung sau đây để có thể hiểu rõ hơn về vai trò nhé:

  • Trình độ học vấn trong sơ yếu lý lịch hay đơn xin việc đóng vai trò quan trọng trong việc xem xét và nhận định trình độ của một người. Trình độ học vấn thông thường sẽ được viết ở một số CV xin việc hay trong sơ yếu lý lịch,… giúp xác định được với trình độ đó, cá nhân ứng tuyển có phù hợp với công việc mà cơ quan hay đơn vị đang tìm kiếm hay không, góp phần để tăng khả năng được làm việc tại chính đơn vị mà cá nhân xin việc. Vì vậy ở phần nội dung thì người tuyển dụng có thể xác định được với trình độ của bạn và xem xét xem cá nhân ứng tuyển có phù hợp với công việc mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm hay không? Và từ đó góp phần tăng khả năng được làm việc tại chính đơn vị mà bạn xin việc.
  • Và thông qua trình độ học vấn mà có thể thấy được các thông tin liên quan khả năng về các trình độ khác chẳng hạn như trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa,….

3. Phân biệt trình độ học vấn và trình độ chuyên môn

Hai khái niệm trình độ học vấn và trình độ chuyên môn nghe có vẻ tương đồng nhưng trên thực tế hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Trình độ học vấn có nghĩa bao hàm rộng hơn trình độ chuyên môn. Cụ thể, trình độ học vấn sẽ bao gồm hai yếu tố là trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn. Trình độ văn hóa là trình độ phát triển nhận thức về văn hóa, ứng xử tuân theo những chuẩn mực trong xã hội.

3.1. Trình độ học vấn

- Trình độ học vấn thể hiện bậc học cao nhất của một người khi người đó hoàn thành trong hệ thống giáo dục quốc dân.

- Trình độ học vấn thường thể hiện qua các cấp bậc như: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Cao đẳng, Đại học…

- Trình độ học vấn bao hàm 2 yếu tố: Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn.

Như vậy có thể thấy rằng trình độ học vấn có nghĩa rộng hơn, bao quát cả trình độ chuyên môn.

3.2. Trình độ chuyên môn

- Trình độ chuyên môn là chuyên ngành mà một người được đào tạo bài bản về mặt kiến thức và kĩ năng hay nói cách khác trình độ chuyên môn sự am hiểu sâu rộng của một người về lĩnh vực nào đó.

- Trình độ chuyên môn được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau như: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư…

4. Hướng dẫn cách ghi trình độ học vấn

CV là một trong những giấy tờ cần thiết và quan trong trong khi xin việc, khi soạn thảo một CV đối với phần trình độ học vấn sẽ là một điểm gây ấn tượng cho người tuyển dụng. Cho nên, chúng ta cần lưu ý những điểm sau khi viết CV:

  • Với những hồ sơ xin việc có in sẵn hoặc hồ sơ sẽ có cách ghi trình độ học vấn rõ đến hai mục này riêng biệt, ứng viên cũng cần phân biệt và cần có cách ghi trình độ học vấn đúng đến những yêu cầu của từng mục theo như hướng dẫn phía trên.
  • Với trình độ học vấn trong cv cá nhân tự viết: Thông thường những ứng viên nên khi trình bày trình về độ chuyên môn kết hợp cùng với những trình độ học vấn.
  • Trong phần trình độ học vấn, chúng ta nên ghi thông tin về trình độ học vấn cao nhất. Ví dụ: 10/12, 11/12, 12/12........
  • Tiếp đó là ghi những bậc học khác theo thời gian từ gần đây nhất đến xa nhất.
  • Đồng thời, trong phần nội dung cần ghi rõ chuyên ngành và tên trường học của bản thân, nếu có nhiều trình độ thì ghi rõ.
  • Nêu những chứng chỉ về nghiệp vụ, giải thưởng,…. đạt được, nhưng cần lưu ý đưa ra chủ yếu những thành tích liên quan đến công việc mà nhà tuyển dụng cần tìm kiếm.
  • Cuối cùng, cần trình bày thông tin một cách ngắn gọn, đầy đủ không lan man, các thông tin nêu ra cần phù hợp với công việc mà bạn ứng tuyển.

5. Một số lưu ý trong quá trình ghi trình độ học vấn

Trình độ học vấn là gì? Ghi trình độ học vấn như thế nào?  (ảnh 1)

Theo đó khi soạn thảo một CV đối với phần trình độ học vấn sẽ là một điểm gây ấn tượng cho người tuyển dụng. Cho nên, chúng ta cần lưu ý những điểm sau khi viết trình độ học vấn trong CV:

  • Phân chia thông tin theo đề mục rõ ràng: Việc phân chia đề mục rõ ràng chính là viết những thông tin lớn liên quan đến tên trường, bằng cấp đạt được. Đây là những ý chính và quan trọng nên được sắp xếp lên trước. Những mục nhỏ hơn như: các thành tích trong quá trình học tập, giải thưởng, .. sẽ xếp sau những mục lớn nên trên.
  • Đừng nên ghi điểm trung bình trong trình độ học vấn: Điểm trung bình là minh chứng của thành tích học tập của bạn, tuy nhiên, nó không phải là yếu tố thật sự cần thiết. Nếu nhà tuyển dụng yêu cầu thông tin này trong hồ sơ xin việc thì bạn hãy điền nó vào. Còn không, bạn không nên ghi điểm trung bình trong mục trình độ học vấn của mình.
  • Bỏ qua thông tin trường phổ thông: Trình độ học vấn không nên đưa trường THPT bạn đã từng theo học vào. Việc này là hoàn toàn không cần thiết, bởi đơn giản khi lên cấp bậc cao hơn (Cao đẳng, Đại Học, Cao Học,..) có nghĩa là bạn đã tốt nghiệp phổ thông rồi. Trường hợp nếu bạn đã tốt nghiệp THPT nhưng không học tiếp nữa thì chỉ cần ghi trình độ học vấn 12/12 là đủ.
  • Thành thật trong mọi thông tin: Những thông tin của bạn nêu ra trong Sơ yếu lý lịch nói chung và trong mục trình độ học vấn nói riêng cần trung thực. Việc thành thật với những gì đã thông tin, điền trong hồ sơ sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Ngược lại, nếu bị phát hiện, bạn chắc chắn sẽ để lại trong mắt nhà tuyển dụng cái nhìn không thiện cảm.
  • Tốt nghiệp đại học thì ghi mục trình độ học vấn như thế nào? Đây là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi nhiều ứng viên hay nhầm lẫn phần trình độ văn hóa với trình độ học vấn. Những sai sót này có thể khiến nhà tuyển dụng có ấn tượng không tốt. Bởi vì theo phân loại trình độ về học vấn đã nêu ở phần trên thì mục này sẽ được xét trên mức độ học tập của bạn. Do đó nếu bạn đã tốt nghiệp đại học, bạn hoàn toàn có thể ghi trình độ học vấn của mình là “đại học”. Và khi ấy, trình độ văn hóa sẽ là “trung học phổ thông” hoặc “12/12”. Vậy nếu đang học sau đại học, tiến sĩ,… thì mục này sẽ ghi như thế nào? Mục này thường xuất hiện sẵn trên Sơ yếu lý lịch/hồ sơ xin việc. Nếu không có, bạn nên tự chuẩn bị sẵn mẫu sơ yếu lý lịch riêng cho phù hợp. Tại phần trình độ học vấn, bạn có thể ghi trình độ học vấn của mình là trình độ Sau Đại Học. Hoặc nếu có các thông tin liên quan về trình độ các của mình được liệt kê sẵn, bạn chỉ cần đánh dấu vào phần đó là được.

1 299 28/03/2024