Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (trường Đại học Luật Hà Nội)

Trân trọng giới thiệu với bạn đọc nội dung cuốn Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Trường Đại học Luật Hà Nội), xuất bản năm 2019:

1 565 20/12/2023


Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (trường Đại học Luật Hà Nội)

1. Giới thiệu tác giả

Cuốn Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Trường Đại học Luật Hà Nội) do tập thể các tác giả là giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội biên soạn.

Chủ biên: GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa

Tập thể tác giả:

GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa

TS. Hoàng Văn Hùng

TS. Trần Văn Dũng

TS. Nguyễn Tuyết Mai

PGS.TS. Trương Quang Vinh

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (trường Đại học Luật Hà Nội) (ảnh 1)

Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Trường Đại học Luật Hà Nội) (Quyển 1 và 2)

Tác giả: GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên)

Nhà xuất bản Công an nhân dân

3. Tổng quan nội dung sách

Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (toàn tập) được biên soạn lần đầu năm 2000 trên cơ sở kế thừa, phát triển các giáo trình luật hình sự của nhà trường được ấn hành từ năm 1992 và đều do GS.TS. Nguyễn Ngọc Hoa làm chủ biên. Giáo trình này đã được in lại nhiều lần.

Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày một tháng một năm 2018.

Trước tình hình đó, tập thể tác giả đã tổng ra soát lại toàn bộ giáo trình về nội dung khoa học cũng như vậy hình thức thể hiện. Trên cơ sở rà soát này, các tác giả đã chỉnh lý, bổ sung và hoàn thiện Giáo trình Luật hình sự Việt Nam cho phù hợp với nội dung của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017, kịp thời phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, giảng dạy của giảng viên, sinh viên và các đối tượng khác. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội được tái bản cố chỉnh lý lần này gồm ba quyển: Quyển một về phần chung; Quyển hai và Quyển ba về phần các tội phạm. Các chương trình của giáo trình về cơ bản vẫn giữ kết cấu như các lần in trước đây, cụ thể:

- Về nội dung, ở các chương phần chung giáo trình được kết cấu theo các vấn đề và ở các trường về phần tội phạm, giáo trình được kết cấu theo nhóm các tội phạm (các chương trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự). Giáo trình đảm bảo kết hợp giữa tính khoa học với tính có căn cứ theo luật định. Tuy nhiên, với yêu cầu của chương trình đào tạo luật ở bậc đại học, sự giải thích trong giáo trình cũng có mức độ nhất định. Mặt khác, nhiều vấn đề trong bộ luật cần phải được sự giải thích chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Về cách trình bày, các tác giả lưu ý bạn đọc về các định nghĩa khái niệm dưới hình thức in nghiêng. Các chữ viết tắt, các thuật ngữ được sử dụng thống nhất ở tất cả chương, mục giáo trình.

Nội dung Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần chung (Quyển 1)

Chương I: Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc của Luật Hình sự

Khái niệm luật hình sự

Nhiệm vụ chức năng của luật hình sự

Nguyên tắc của luật hình sự

Khoa học luật hình sự

Chương II: Nguồn của Luật Hình sự

Khái niệm

Hiệu lực của luật hình sự-những nguyên tắc chung

Bộ luật hình sự-hiệu lực, cấu tạo và vấn đề giải thích pháp luật

Chương III: Tội phạm

Khái niệm tội phạm trong luật hình sự

Phân loại tội phạm

Tội phạm và các vi phạm pháp luật khác

Chương IV: Các yếu tố của tội phạm và cấu thành tội phạm

Các yếu tố của tội phạm

Cấu thành tội phạm

Ý nghĩa của cấu thành tội phạm

Chương V: Khách thể của tội phạm

Khái niệm khách thể của tội phạm

Các loại khách thể của tội phạm

Đối tượng tác động của tội phạm

Chương VI: Mặt khách quan của tội phạm

Khái niệm mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan

Hậu quả thiệt hại

Vấn đề quan hệ nhân quả trong luật hình sự

Các biểu hiện khác của mặt khách quan của tội phạm

Chương VII: Chủ thể của tội phạm

Khái niệm chủ thể của tội phạm

Năng lực trách nhiệm hình sự

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Chủ thể đặc biệt của tội phạm

Vấn đề nhân thân của người phạm tội trong luật hình sự

Chương VIII: Mặt chủ quan của tội phạm

Khái niệm mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi

Động cơ phạm tội và mục đích phạm tội

Sai lầm trong luật hình sự

Chương IX: Tội phạm hoàn thành, phạm tội chưa đạt và chuẩn bị phạm tội

Tội phạm hoàn thành

Phạm tội chưa đạt

Chuẩn bị phạm tội

Tự Ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Chương X: Đồng phạm

Khái niệm đồng phạm

Các loại người đồng phạm

Các hình thức đồng phạm

Vấn đề trách nhiệm hình sự trong đồng phạm

Những hành vi liên quan đến tội phạm

Chương XI: Các căn cứ hợp pháp của hành vi gây thiệt hại

Khái niệm căn cứ hợp pháp của hành vi gây thiệt hại

Phòng vệ chính đáng

Tình thế cấp thiết

Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội

Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ

Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên

Chương XII: Trách nhiệm hình sự và hình phạt

Trách nhiệm hình sự

Trách nhiệm hình sự của người phạm tội

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Hình phạt

Khái niệm hình phạt

Mục đích của hình phạt

Chương XIII: Hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp

Hệ thống hình phạt

Khái niệm hệ thống hình phạt

Các hình phạt trong luật hình sự Việt Nam đối với người phạm tội

Các hình phạt trong luật hình sự Việt Nam đối với pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự

Các biện pháp tư pháp

Các biện pháp tư pháp đối với người phạm tội

Các biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự

Chương XIV: Quyết định hình phạt

Khái niệm quyết định hình phạt

Quyết định hình phạt đối với người phạm tội

Quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại

Chương XV: Các chế định liên quan đến chấp hành hình phạt

Thời hiệu thi hành bản án

Biến chấp hành hình phạt

Giảm thời hạn chấp hành hình phạt

Án treo

Tha tù trước thời hạn có điều kiện

Hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù

Xóa án tích

Chương XVI: Trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi phạm tội

Các nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội

Các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Các quy định khác về trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi phạm tội

Nội dung Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm (Quyển 2)

Chương 1: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia

Những vấn đề chung về các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia

Các tội xâm phạm an ninh quốc gia-khái niệm và chính sách xử lý

Sơ lược về sự hình thành và thay đổi của khái niệm các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia

Các tội phạm cụ thể

Các tội xâm phạm an ninh quốc gia có tính nguy hại tổng thể

Các tội xâm phạm an ninh quốc gia có tính nguy hại cho từng lĩnh vực

Chương 2: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người

Các tội xâm phạm tính mạng

Khái niệm các tội xâm phạm tính mạng

Các tội phạm cụ thể

Các tội xâm phạm sức khỏe

Khái niệm các tội xâm phạm sức khỏe

Các tội phạm cụ thể

Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự

Khái niệm

Các tội phạm cụ thể

Chương 3: Các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do dân chủ của công dân

Những vấn đề chung

Các tội phạm cụ thể

Chương 4: Các tội xâm phạm sở hữu

Những vấn đề chung

Khái niệm các tội phạm xâm phạm sở hữu

Các tội xâm phạm sở hữu trong bộ luật hình sự

Các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt

Khái niệm

Các tội phạm cụ thể

Các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt

Các tội xâm phạm sở hữu không có mục đích tư lợi

Chương 5: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình

Những vấn đề chung

Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân

Các tội xâm phạm chế độ gia đình

Chương 6: Các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế

Những vấn đề chung

Các tội phạm cụ thể

Các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại

Các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm

Các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

Chương 7: Các tội phạm về môi trường

Những vấn đề chung

Các tội phạm cụ thể

Chương VIII: Các tội phạm về ma túy

Những vấn đề chung

Các tội phạm cụ thể

Chương IX: Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng

Các tội xâm phạm an toàn công cộng

Các tội xâm phạm an toàn giao thông

Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông

Các tội phạm khác xâm phạm an toàn công cộng

Các tội phạm xâm phạm trật tự công cộng

Chương X: Các tội xâm phạm trật tự quản lí hành chính

Những vấn đề chung

Các tội phạm cụ thể

Chương XI: Các tội phạm về chức vụ

Những vấn đề chung

Các tội phạm cụ thể

Các tội phạm tham nhũng

Các tội phạm khác với chức vụ

Chương XII: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp

Những vấn đề chung

Các tội phạm hoạt động tư pháp do người có chức vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp thực hiện

Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp rồi những người có chức vụ phải giúp các cơ quan tư pháp trong hoạt động tư pháp thực hiện

Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là đối tượng của các bản án hoặc quyết định của cơ quan tư pháp

Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp khác

Chương XIII: Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của người phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu

Những vấn đề chung

Các tội phạm cụ thể

Chương XIV: Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh

Những vấn đề chung

Các tội phạm cụ thể

Các tội phạm cụ thể.

4. Đánh giá bạn đọc

Với sự tham gia biên soạn của các giảng viên có kinh nghiệm, Bộ giáo trình Luật hình sự Việt Nam (trường đại học luật Hà Nội) là học liệu quan trọng và cần thiết đối với hoạt động học và giảng dạy bộ môn Luật hình sự.

Đối với cuốn Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần chung: Trình bày những nội dung cơ bản của môn học Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), gồm: khái niệm, nhiệm vụ, các nguyên tắc cơ bản, nguồn của Luật Hình sự; các yếu tố của tội phạm, cấu thành tội phạm; trách nhiệm hình sự và hình phạt; quyết định hình phạt; các chế định liên quan đến chấp hành hình phạt;…

Đối với cuốn Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm: Trình bày những nội dung cơ bản của môn học Luật Hình sự Việt Nam (phần các tội phạm), gồm: các tội xâm phạm an ninh quốc gia; tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do dân chủ của công dân; tội xâm phạm sở hữu; tội xâm phạm chế độ hôn nhân, gia đình; xâm phạm trật tự quản lí kinh tế; các tội phạm về môi trường; các tội phạm về ma túy; các tội phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng; các tội xâm phạm trật tự quản lí hành chính; các tội phạm về chức vụ; các tội xâm phạm hoạt động tư pháp; các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của người phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.

1 565 20/12/2023