Common Law là gì? Sự khác nhau giữa Common Law & Civil Law

Common Law là gì? Sự khác nhau giữa Common Law & Civil Law ra sao? Hệ thống pháp luật của Việt Nam tuân theo Common law hay Civil law? Cùng giải đáp với Vietjack.me nhé!

1 204 25/03/2024


Common Law là gì? Sự khác nhau giữa Common Law & Civil Law

1. Common Law là gì?

Common Law là gì? Sự khác nhau giữa Common Law & Civil Law (ảnh 1)

1.1. Khái niệm

Common law là tên gọi hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, hay hệ thống luật Ăng-lô-xắc-xông. Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ bao gồm pháp luật của các nước Anh, Mỹ, các nước chịu ảnh hưởng của Anh như Canada, Úc...

1.2. Đặc trưng của Common law

Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ có một số đặc trưng nổi bật sau đây:

- Hình thành và phát triển trên cơ sở pháp luật dân sự của nước Anh là pháp luật coi trọng tiền lệ. Hệ thống pháp luật Ạnh - Mỹ ít chịu sự ảnh hưởng của pháp luật La Mã bởi tính phức tạp và chặt chẽ trong thủ tục tố tụng truyền thống của pháp luật Anh đã cản trở việc tiếp nhận luật La Mã vào lãnh thổ nước Anh.

- Nguồn pháp luật chủ yếu của hệ thống pháp luật Anh - Mỹ là án lệ, phần lớn các chế định và quy phạm pháp luật được hình thành không phải bằng việc ban hành văn bản quy phạm mà bằng án lệ. Các phán quyết tại các tòa án cấp cao thường được coi là án lệ và có giá trị bắt buộc đối với các tòa án địa phương. Hiện nay, mặc dù các văn bản quy phạm pháp luật ở các nước này cũng được ban hành khá nhiều, nhưng các thẩm phán vẫn dựa vào cả các án lệ, văn bản quy phạm pháp luật và những căn cứ thực tiễn để xét xử.

- Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ bao gồm 02 bộ phận là:

+ Tiền lệ pháp luật

+ Luật công binh

Nếu tiền lệ pháp luật các vụ việc được xem xét giải quyết trên cơ sở các án lệ thì luật công binh lại xem xét va giải quyết các vụ việc trên cơ sở các nguyên tắc công bằng, công lí. Những nguyên tắc công bằng, công lí thường khá trừu tượng và khó định lượng. Vì vậy, chủ yếu phụ thuộc vào niềm tin nội tâm, vào lương tâm và đạo đức của các thẩm phán. Hệ thống pháp luạt Anh - Mỹ không chia pháp luật thành công pháp và tư pháp như pháp luật châu Âu lục địa.

- Ở hệ thống pháp luật Anh - Mỹ nguyên tắc tranh tụng được áp dụng rộng rãi trong quá trình tố tụng. Trong quá trình tố tụng, các bên (nguyên đơn, bị đơn, công tố và bên bào chữa...) luôn có sự tranh tụng, đấu trí và chứng cứ với nhau, còn thẩm phán chỉ có vai trò như người trọng tài lắng nghe ý kiến của các bên và đưa ra phán quyết. Do việc sử dụng rộng rãi án lệ nên trong những trường hợp nhất định các thẩm phán của tòa án tối cao vừa là người xét xử trực tiếp, vừa là người sáng tạo ra pháp luật một cách gián tiếp.

2. Civil law là gì?

Common Law là gì? Sự khác nhau giữa Common Law & Civil Law (ảnh 1)

2.1. Khái niệm

Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa còn được gọi bằng những tên khác như hệ thống pháp luật Continental, hệ thống dân luật Pháp - Đức, hệ thống Civil law...Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa bao gồm pháp luật của phần lớn các nước châu Âu lục địa mà điển hình là của các nước Pháp, Đức, Italia và một số nước châu Mỹ Latin.

2.2. Đặc trưng của Civil law

Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa có một số đặc trưng nổi bật sau đây:

- Chịu ảnh hưởng sâu sắc của pháp luật dân sự La Mã cổ đại. Điều này có nguyên nhân là vì luật La Mã mà đặc biệt là luật dân sự đã phát triển và rất hoàn thiện ở châu Âu lục địa trong thời kì cổ đại và trung đại. Pháp luật La Mã đã được nghiên cứu và giảng dạy, được các quốc gia khác ở châu Âu lục địa sao chép, áp dụng trong một thời gian khá dài.

- Nguồn luật chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật được hệ thống hóa (pháp điển hóa) cao với sự hiện diện của nhiều văn bản luật có giá trị pháp lý cao như luật, bộ luật.

Ngoài ra, các tư tưởng pháp luật, học thuyết chính trị pháp lí và các nguyên tắc pháp luật ở châu Âu lục địa cũng được coi là nguồn quan trọng của pháp luật. Án lệ được áp dụng rất hạn chế ở các nước châu Âu lục địa và không có tính ràng buộc chính thức. Án lệ thường có vai trò quan trọng trong việc thống nhất giải thích các quy định pháp luật thành văn.

- Pháp luật được phân định thành công pháp và tư pháp, mặc dù việc phân định này không tuyệt đối. Tuy nhiên, hiện nay ranh giới giữa công pháp và tư pháp ở các nướ nói trên không còn đậm nét như trước đây.

- Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa dựa trên quy trình tố tụng thẩm vấm, các thẩm phán chỉ tiến hành hoạt động xét xử mà không được tham gia hoạt động lập pháp, họ không được tạo ra các chế định, quy phạm pháp luật.

3. So sánh Common law và Civil law

Common Law là gì? Sự khác nhau giữa Common Law & Civil Law (ảnh 1)

- Điểm giống nhau:

Án lệ đều được coi là nguồn luật ở cả hai hệ thống pháp luật này.

Thực tế cho hấy, án lệ được các thẩm phán ở các nước thuộc hệ thống pháp luật Common law như Anh, Mỹ, Úc...viện dẫn để giải quyết một vụ việc cụ thể nào đó được coi là căn cứ pháp lý bắt buộc, có gái trị ràng buộc khi ra phán quyết đối với vụ việc mới được xác định là tương tự với vụ việc đã được giải quyết theo phán quyết trước. Nó được gắn với nguyên tắc "stare decisis" với ý nghĩa là bắt buộc phải theo phán quyết đã có từ trước đối với vụ việc tương tự về sau.

Trong khi đó, tuy không thường xuyên áp dụng án lệ song các thẩm phán ở các nước thuộc hệ thống pháp luật châu âu lục địa (civil law) khi có tình huống pháp lí cần được giải quyết nhưng do dự khiếm khuyết của pháp luật thành văn (thiếu quy định, quy định không rõ ràng hoặc không thống nhất đối với một vụ việc cụ thể) cũng tìm đến các án lệ để tìm ra giải pháp pháp lý nhằm thỏa mãn yêu cầu giải quyết vụ việc cụ thể đó.

- Điểm khác nhau:

Tiêu chí Common law (Hệ thống pháp luật Anh - Mỹ) Civil law (Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa)
Nguồn gốc

- Do trắc trở về địa lý, ít chịu sự ảnh hưởng của pháp luật cổ đại

- Từ Anh

- Đại diện tiêu biểu: Anh, Mỹ (Hoa Kì)

- Chịu ảnh hưởng sâu sắc của luật dân sự La Mã cổ đại

- Đại diện tiêu biểu: Pháp, Đức

Cơ quan ban hành luật

Cơ quan lập pháp: Nghị viện/Quốc hội

- Tòa án thông qua án lệ

Cơ quan lập pháp: Nghị viện/Quốc hội

- Tòa án ít thể hiện vai trò lập pháp trong việc tạo ra án lệ

Thủ tục tố tụng - hình sự

- Tố tụng tranh tụng giữa các bên buộc tội - bên bào chữa

- Thẩm phán đóng vai trò điều khiển

- Bồi thẩm đoàn biểu quyết có tội hay không

- Tố tụng thẩm vấn (xét hỏi bởi Hội đồng xét xử)

- Thẩm phán cùng bên công tố (Viện kiểm sát) là bên chứng minh có tội hay không có tội

- Hội đồng xét xử quyết định một người có tội hay không

Nguồn chủ yếu án lệ văn bản quy phạm pháp luật, án lệ áp dụng một cách tương đối hạn chế

4. Hệ thống pháp luật của Việt Nam tuân theo Common law hay Civil law?

Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay vừa mang dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của dòng họ pháp luật châu Âu lục địa - civil law.

Hệ thống pháp luật Việt Nam luôn không ngừng phát triển và hoàn thiện cùng đất nước với những nguyên tắc chống áp bức, bóc lột, thực hiện dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội, vì giá trị cao nhất là hạnh phúc của con người.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam tồn tại khá nhiều các ngành luật như ngành luật hiến pháp, ngành luật hành chính, ngành luật dân sự, tố tụng dân sự, luật hình sự, tố tụng hình sự, luật tài chính, luật ngân hàng, luật hôn nhân và gia đình, luật đất đai, luật môi trường, luật lao động, luật thuế, luật ngân sách nhà nước, luật bình đẳng giới, luật điều ước quốc tế...

1 204 25/03/2024