Giỗ tổ Hùng Vương: Lịch sử và ý nghĩa ngày 10/3

Lễ hội Đền Hùng hay còn được gọi là Giỗ tổ Hùng Vương, đây là một lễ hội lớn nhằm tưởng nhớ và bày tỏa lòng biết ơn công lao dựng nước của các vị Vua Hùng. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương được người dân Việt Nam trên toàn thế giới kỷ niệm. Nghi lễ truyền thống được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng 3 hằng năm tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Dưới đây, Vietjack.me sẽ giải thích chi tiết nhất về ý nghĩa của ngày Giỗ tổ Hùng Vương cho du khách.

1 625 08/08/2023


Giỗ tổ Hùng Vương: Lịch sử và ý nghĩa ngày 10/3

I. Giỗ tổ Hùng Vương 2024 là ngày mấy?

Giỗ tổ Hùng Vương hay còn được gọi là Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ, là một ngày lễ lớn trên toàn quốc, diễn ra vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm. Đây được xem là ngày hội truyền thống của người Việt trong và ngoài nước, nhằm tưởng nhớ công lao lập nước của các vị vua Hùng.

Giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 năm 2024 sẽ vào thứ 7 ngày 18/04 Dương lịch.

II. Nguồn gốc ngày Giỗ tổ Hùng Vương

Nguồn gốc ngày giỗ tổ hùng vương Để kể về lịch sử giỗ tổ Hùng Vương, chúng ta phải bắt đầu từ truyền thuyến về Lạc Long Quân và Âu Cơ. Có lẽ đây là câu chuyện thuộc lòng với mỗi người dân Việt Nam.

Năm 2879 TCN thời Kinh Dương Vương là người sáng lập ra họ Hồng Bàng. Kinh Dương Vương lấy Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra Hùng Vương.

Truyền thuyết kể lại rằng Tổ Phụ Lạc Long Quân lấy Tổ Mẫu Âu Cơ rồi sinh ra 100 người con. 50 người con theo Cha xuống biển còn 50 người con theo Mẹ lên núi. Người con cả được truyền ngôi và lấy hiệu là Hùng Vương.

Như vậy, Hùng Vương là cháu đích tôn của Kinh Dương Vương. Chính vì vậy nhiều ý kiến cho rằng Giỗ Tổ vì vậy phải là giỗ Tổ Kinh Dương Vương. Thời khai sơn lập quốc cả Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vươngđều là những Tổ Phụ quan trọng của nòi giống Lạc Hồng. Chính vì vậy ngày Giỗ Tổ không chỉ là ngày nhớ đến Hùng Vương mà còn là ngày để chúng ta nhớ về Tổ Phụ, Tổ Mẫu thuở khai quốc. Ấy là lịch sử về giỗ tổ Hùng Vương.

Vậy lịch sử về ngày giỗ tổ Hùng Vương bắt đầu từ khi nào? Theo những tài liệu còn sót lại hình thức ban đầu của ngày Giỗ Tổ đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử, theo ghi chép thì là cách đây hơn 2000 năm. Dưới thời Thục Phán – An Dương Vương đã có cột đá thề đã được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, có ghi: “Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu nhạt hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập”. Vì vậy mà người ta cho rằng nguồn gốc của giỗ tổ Hùng Vương, lịch sử ý nghĩa ngày giỗ tổ Hùng Vương bắt đầu từ thời này.

Trong suốt hàng nghìn năm chiều dài lịch sử đất nước, nhiều vị vua của các triều đại phong kiến từ khi mới lên ngôi đã từng bước xác lập “ngọc phả” về thời đại của Hùng Vương. Và sử sách lưu lại khẳng định vai trò to lớn của các Vua Hùng đối với non sông đất nước ta.

Trong lịch sử của ngày giỗ tổ Hùng Vương người ta luôn nhắc đến 18 đời vua Hùng. Theo truyền thuyết mỗi đời vua Hùng là một triều đại. Sử sách có ghi lại rằng trong 28 đời Hùng Vương thì có tổng cổng 180 vị vua.

Vậy tại sao nguồn gốc lễ giỗ tổ Hùng Vương, nguồn gốc lễ hội giỗ tổ hùng vương, lịch sử và ý nghĩa ngày giỗ tổ Hùng Vương lại là ngày 10 tháng 3 âm lịch?

Trong quan niệm truyền thống của ông cha ta:

- Số 3 trong tháng 3 giỗ tổ là số của Địa chi

- Số 10 trong ngày 10 là số của Thiên can.

Tháng 3 âm lịch theo lịch nhà Hạ là tháng Thìn, mà Thìn là con rồng. Trong tiếng Hoa rồng đọc là Lung, còn dịch sang phiên âm hán việt là Long. Lung và Long là đồng âm của Lang. Chính vì thế mà con Rồng được dùng tượng trưng cho Vua.

-  Năm là số trung cung của Hà - Lạc nơi điều hòa ngũ hành nên được dùng chỉ thủ lãnh, vua, người cầm đầu. Trong tiếng Việt năm hay còn gọi là lăm => lang. (trong ngôn ngữ của người Mường và người Thái thì từ lang cũng có nghĩa là Thủ lĩnh, người đứng đầu). Tóm lại: ý nghĩa của số 3 –Thìn chính là Lang là vua.

- Số 10 là can Kỷ; có nghĩ là đi hết 1 vòng trở về khởi đầu là Kỷ, nên ngày Kỷ cũng là Kỵ mà ngày Kỵ tức ngày Giỗ. Cho nên số 10 và số 3 đều căn cứ trên hai hệ Can – Chi, theo dịch học giải mã ra là Kỵ Long tức là Giỗ Vua.

Vậy là lịch sử ngày mùng 10 tháng 3 là như vậy. Vì thế cứ đến ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm con cháu khắp nơi đến thắp hương tạ ơn công cha, tìm về với cội nguồn dân tộc. Chân núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ hằng năm vào ngày này đều đông đúc du khách thập phương.

III. Ý nghĩa ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”

Chắc hẳn câu ca dao trên đã rất quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt, nhắc nhau về nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm nhằm tưởng nhớ công ơn của 18 đời Vua Hùng đã có công xây dựng và giữ gìn đất nước chúng ta.

Bên cạnh đề cao tinh thần dân tộc, ngày Giỗ tổ Hùng Vương còn nhắc nhở chúng ta phải không ngừng học tập và rèn luyện đạo đức, nâng cao tri thức giúp nước dựng nhà. Có như vậy mới xứng đáng là “con Rồng cháu Tiên", tiếp nối thành tựu của tổ tiên năm xưa.

Đây cũng là ngày mọi người có dịp cùng nhìn lại trường kỳ biến cố của đất nước qua các thời kỳ, thúc đẩy cao hơn nữa tinh thần xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển đất nước.

Hội đền Hùng là một truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Ý nghĩa ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 không phải là cuộc trình diễn mang tính chất tôn giáo hay mê tín dị đoan. Và ý nghĩa về ngày giỗ tổ Hùng Vươngxuất phát từ tận đáy lòng và sự thành kính đối với tổ tiên, với non sông đất trời.

Tất cả những gì được sử dụng trong lễ hội Đền Hùng đều mang đậm chất truyền thống. Phần lễ tế mang tính quốc lễ, vật cúng tế là bánh chưng, dày, xôi nhiều màu, trống đồng cổ. Vì vậy đây là nghi lễ đậm nét văn hóa và cả hồn dân tộc trong một khoảnh khắc linh thiêng này.

Ý nghĩa lịch sử ngày giỗ tổ Hùng Vương càng được khẳng định vào 12/2012 tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nó chứng tỏ cho sự công nhận của thế giới với nét văn hóa đặc sắc này của Việt Nam.

Theo Điều 73 của Luật Lao động được sửa đổi và bổ sung vào năm 2007, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (Mùng 10/3 Âm lịch) chính thức là ngày nghỉ lễ được hưởng lương đối với người lao động. Từ đó, Giỗ tổ Hùng Vương trở thành quốc lễ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc.

IV. Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu?

Lễ hội đền Hùng diễn ra vào ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Trước đó vài tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động như đâm đuống (đánh trống đồng) của người Mường, hành hương lên đền thờ và kết thúc vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch.

Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức tại Đền Hùng

V. Nghi thức tế lễ Giỗ tổ Hùng Vương

1. Quy mô tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương

Tại Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 về Nghi lễ Nhà nước, trong đó có nội dung quy định cụ thể về quy mô tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương, cụ thể như sau:

- “Năm chẵn” là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “0”; Bộ Văn hoá - Thông tin và Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự Lễ dâng hương.

- “Năm tròn” là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “5”; Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể dự Lễ dâng hương.

- “Năm lẻ” là số năm kỷ niệm có các chữ số cuối cùng còn lại. Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội; mời lãnh đạo Bộ Văn hoá - Thông tin dự lễ dâng hương và tổ chức các hoạt động trong lễ hội.

2. Nghi thức Giỗ tổ Hùng Vương

Nghi thức tế lễ Giỗ tổ Hùng Vương và các lễ vật dâng cúng được Bộ Văn hóa hướng dẫn cụ thể trong công văn số 796/HD-BVHTTDL ngày 18/03/2009. Những lễ vật tế lễ gồm 128 chiếc bánh dày, 18 chiếc bánh chưng (để dâng lên 18 vị Vua Hùng), nước, hương hoa, trầu câu, ngũ quả và rượu. Bánh giầy khi dâng lễ sẽ có hình tròn, tượng trương cho trời thường không có nhân, bánh chưng thì hình vuông có nhân mặn tượng trương cho đất.

Ngoài những lễ vật dâng tế đó thì tùy theo quan niệm của từng địa phương mà người dân có thể bổ sung thêm thịt lợn (phải là loài lợn đen), thịt gà (phải là gà trống thiến), xôi, gạo muối… Phần tế lễ mang đậm văn hóa truyền thông, được cử hành trọng thể mang tính quốc lễ. Lễ vật dâng cúng là “lễ tam sinh”, là bánh chưng, bánh giầy, xôi nhiều màu… Nhạc cử hành là trống đồng cổ

VI. Các hoạt động trong ngày Giỗ tổ Hùng Vương

Về cách tổ chức, Lễ hội đền Hùng những năm lẻ sẽ do tỉnh Phú Thọ đứng ra tổ chức. Còn các năm chẵn sẽ được tổ chức với quy mô ở các cấp Trung ương.

Ngoài ra, Lễ hội đền Hùng không chỉ diễn ra ở khu di tích lịch sử đền Hùng tỉnh Phú Thọ, mà còn được diễn ra ở nhiều nơi khác trong cả nước như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, hay Cần Thơ,…

Lễ hội sẽ có hai phần là phần LỄphần HỘI.

1. Lễ kỷ niệm, dâng hương

Vào dịp lễ Giổ tổ Hùng Vương thường diễn ra các hoạt động kỷ niệm, mang tính chất quốc gia. Những hoạt động trong dịp lễ này được xem như một nét văn hóa truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam.

Lễ kỷ niệm, dâng hương được xem như là “đại lễ” không thể thiếu trong các hoạt động ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Trong phần đại lễ, nghi thức dâng hương của các đoàn đại biểu được tiến hành long trọng tại Đền Thượng. Phần hội được diễn ra tưng bừng náo nhiệt xung quanh chân núi Hùng. Những hình thức văn hóa hiện đại và truyền thống được tổ chức đan xen với những trò chơi dân gian như tổ chức đánh trống đồng, đâm đuống…

2. Lễ diễu hành

Trong buổi lễ diễu hành, đoàn người sẽ mặc những bộ trang phục truyền thống màu sắc rực rỡ có ý nghĩa xóa tan đi những điều xui xẻo và mang lại những điều may mắn. Trong suốt buổi lễ diễn ra, đoàn người diễu hành cầm theo các biểu ngữ và lá cờ tổ quốc. Những tiếng trống, tiếng nhạc truyền thống hào hùng của dân tộc Việt Nam vang lên trong suốt cuộc diễu hành.

Buổi lễ diễu hành không chỉ giúp mang lại không khí vui tươi cho lễ hội mà nó còn mang màu sắc của dân tộc. Buổi lễ còn muốn nhắc nhở giới trẻ về những truyền thống văn hóa xa xưa của tổ tiên được lưu truyền đến ngàn đời sau. Hoạt động biểu diễn âm nhạc ngoài trời cũng được tổ chức linh đình, những tiết mục văn nghệ, hát múa diễn ra chủ yếu mang hơi hướm dân gian, truyền thống với ý nghĩa yêu dân, ca ngợi đất nước.

Lễ diễu hành của Giỗ tổ Hùng Vương mang đến cái nhìn đậm chất văn hóa, kèm theo nhiều sắc thái vui nhộn và đầy ý nghĩa của người dân Việt Nam.

3. Lễ rước kiệu

Lễ rước kiệu thường được tổ chức tại các làng vùng ven di tích lịch sử, các di tích này được duy trì và bảo tồn hàng ngàn năm. Nghi lễ mang lại ý nghĩa cộng đồng to lớn và duy trì truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, ghi nhớ công ơn của tổ tiên, cùng hướng về cội nguồn dân tộc.

Lễ rước kiệu được sắp xếp theo một trình tự nhất định: Đội múa sư tử đi đầu, kế tiếp là đoàn rước quốc kỳ và cờ hội, sau đó là đoàn người đánh chiên, trống, rước tàn lọng và cuối cùng là đội kiệu. Các chủ tế, quan viên và các cụ cao tuổi cùng các nhân dân địa phương đi theo sau. Những lễ vật trong buổi rước kiệu gồm có hương hoa, bánh chưng, bánh giầy và những đặc sản trong địa phương.

4. Các hoạt động vui chơi

Trong lễ hội Đền Hùng thường diễn ra rất nhiều hoạt động vui chơi thú vị và đầy ý nghĩa như Liên hoan văn nghệ dân ca Phú Thọ, ngày hội sách đất tổ, hội chợ thương mại, hội thi bơi chải thuyền trên sông Lô, thi gói bánh chưng, bánh giầy, đá gà, thi hát, đánh cờ… Những hội trại văn hóa, trưng bày, quảng bá và giới thiệu sản phẩm đặc trưng của tỉnh. Tất cả các hoạt động trên đều được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình trong không khí tưng bừng, nhộn nhịp của ngày Giỗ tổ.

VII. Một số câu hỏi liên quan

1. Trang phục tế lễ ngày Giỗ tổ Hùng Vương là gì?

Bộ lễ phục được mặc trong lễ dâng hương (từ năm 2000 đến 2020) được thực hiện theo mẫu của họa sĩ Ngô Thu Nga - Viện mẫu thời trang Fadin.

"Bộ lễ phục được thiết kế gồm 3 lớp. Trong cùng là bộ quần áo ta may bằng lụa tơ tằm trắng, tiếp theo là lớp áo màu đỏ điều cũng may trên chất liệu tơ tằm và ngoài cùng là áo the đen để tăng thêm phần lịch sự kín đáo. Hoa văn khá đơn giản, ngoài hai con hạc được thêu bằng chỉ vàng trên cổ áo, họa tiết mặt trời hình trống đồng ở mặt trước khăn xếp đội đầu là hai điểm nổi bật nhất. Tuy đơn gin nhưng bộ lễ phục trên được đánh giá rất cao vì kiểu dáng áo quần vừa phù hợp với các lễ hội truyền thống nhưng cũng rất hiện đại với hai vạt phía trước được phủ hai lớp vải the với đường thẳng khỏe, khăn xếp, đội đầu cao 7cm và có nhiều vành xếp tạo được nét hiện đại, mới mẻ. Bộ lễ phục cũng được cải tiến, không dùng khuy cài áo mà dùng chất liệu dán vừa đẹp vừa tiện lợi." - lớp áo ngoài cùng sau này đều may bằng vải nhung.

2. Dịp Giỗ tổ Hùng Vương đi đâu chơi?

Vào ngày giỗ Tổ Hùng Vương, nếu bạn ở khu vực miền Bắc hoặc có điều kiện và thời gian, bạn hãy ghé thăm Đền Hùng ở Việt Trì, Phú Thọ để thắp hương cho các vị Vua Hùng và thưởng ngoạn cảnh đẹp nơi đây.

Bên cạnh đó, nếu ở miền Nam, bạn có thể cùng gia đình đi du lịch ở những nơi nổi tiếng như Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu,... Còn nếu bạn ở miền trung, Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn,... là những địa điểm du lịch lý tưởng để đi chơi ngày Giỗ Tổ.

LỜI KẾT: Ngày giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 luôn là một ngày lễ quan trọng và ý nghĩa đối với mỗi người dân Việt Nam chúng ta. Khi hiểu rõ hơn về nguồn gốc, lịch sử, cũng như ý nghĩa của ngày lễ này thì chúng ta sẽ càng cảm thấy trân trọng và biết ơn nhiều hơn các bạn nhỉ? Hy vọng là bài viết này đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích về ngày lễ mồng 10 tháng 3.

 

 

 

1 625 08/08/2023