Trình độ văn hóa là gì? Cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch theo đúng luật

Văn hóa là một khái niệm rất rộng lớn không phải chỉ trình độ học vấn như chúng ta hay nghĩ, nhiều người còn lúng túng trong việc ghi trình độ văn hóa khi viết sơ yếu lý lịch. Vietjack.me sẽ hướng dẫn tới bạn đọc cách ghi trình độ trong sơ yếu lý lịch theo đúng luật:

1 53 lượt xem


Trình độ văn hóa là gì? Cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch theo đúng luật

1. Hiểu thế nào về trình độ văn hóa?

Trình độ văn hóa là mục bắt buộc phải ghi trong sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên hoặc khi đi xin việc làm...Hiện tại, Trình độ văn hóa hiểu theo rất nhiều nghĩa, nó có thể là trình độ học vấn riêng của mỗi người thông qua các cấp đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc gia hay trình độ văn hóa trên giấy, sơ yếu lý lịch ở một số địa phương, những người đã được đào tạo ở các cấp độ cao đẳng, đại học hoặc trung cấp. Trình độ đó có thể là 12/12, 7/12 hoặc tùy theo lớp mà bạn đã theo học.

Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Luật Giáo dục 2019 có đề cập đến các cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

- Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;

- Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;

- Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;

- Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.

Tại hướng dẫn khai Sơ yếu lý lịch viên chức theo mẫu HS02-VC/BNV ban hành kèm theo Thông tư 07/2019/TT-BNV có đề cập về việc khai trình độ giáo dục phổ thông như sau:

- Trình độ giáo dục phổ thông: ghi đã tốt nghiệp lớp mấy, thuộc hệ đào tạo phổ thông nào. Trình độ giáo dục phổ thông ở đây chính là trình độ văn hóa mà chúng ta đang muốn tìm hiểu. Như vậy, trình độ văn hóa được dùng để chỉ cấp độ học tập theo các bậc học phổ thông (thường được được thể hiện trong mẫu Sơ yếu lý lịch, bìa hồ sơ xin việc)

Ngoài trình độ văn hóa thì còn có thêm thuật ngữ khá quen thuộc là trình độ học vấn và trình độ chuyên môn. Về trình độ chuyên môn: thường được hiểu là trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo, bồi dưỡng tại thời điểm kê khai như: Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ, Thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp... thuộc chuyên ngành đào tạo nào.

Bên cạnh đó, trình độ văn hóa còn thể hiện được trình độ phát triển vật chất, trình độ phát triển tinh thần của bản thân cá nhân, của các nhóm người, hay là toàn xã hội. Ngoài ra, người viết sơ yếu lý lịch có thể ghi trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn được công nhận là Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Luật Hà Nội.

2. Tầm quan trọng của trình độ văn hóa

Thông qua khái niệm trên có thể thấy, trình độ văn hóa giữ vai trò quan trọng trong đời sống cũng như trong công việc và học tập. Người có trình độ văn hóa, ứng xử tốt sẽ được lòng mọi người, nó cũng sẽ là tiền đề phát triển trong công việc sau này.

Trình độ văn hóa là thông tin bắt buộc trong CV xin việc gửi đến nhà tuyển dụng, dựa vào thông tin này, nhà tuyển dụng mới nắm bắt được ứng viên của mình. Trình độ văn hóa càng cao thì càng dễ ứng tuyển ngoài ra còn ảnh hưởng đến lương của ứng viên sau nàyrị của ứng viên khi được tuyến dụng vào trong doanh nghiệp. Trình độ văn hóa còn giúp cho nhà tuyển dụng biết được mình đã trải qua những cấp đào tạo nào và có được những kiến thức chuyên môn gì để đưa ứng viên vào vị trị phù hợp.

Nếu một người có trình độ văn hóa tốt thì đương nhiên cách ứng xử của học cũng sẽ tốt thông qua các cuộc trò chuyện, làm việc, hay tiếp xúc trong trường hợp nào đó. Trình độ văn hóa cũng là cơ sở quan trọng để nâng cao năng lực, kỹ năng làm việc của người lao động. Mặt khác, trình độ văn hóa được cung cấp qua hệ thống giáo dục và thể hiện qua mặt bằng của dân cư.

Tóm lại, trình độ văn hóa tốt sẽ mang lại những lợi ích sau:

- Trình độ văn hóa giúp thể hiện một phần năng lực của bạn và giúp bạn có thêm tự tin cũng như nhận được sự đánh giá cao của mọi người hơn.

- Người có trình độ văn hóa cao sẽ nhận được nhiều các cơ hội việc làm tốt hơn với mức thu nhập cao và điều kiện làm việc tốt cũng như môi trường sống tốt hơn.

- Trình độ văn hóa cũng mang ý nghĩa quan trọng để nhà tuyển dụng lựa chọn nhân tài cho công ty một cách chính xác, tránh lãng phí những nhân lực tiềm năng của đất nước

Từ những ý nghĩa mà trình độ văn hóa mang lại giúp chúng ta có thể hiểu rõ được tầm quan trọng của nó. Do đó dù là làm bất kỳ một công việc nào đi nữa thì chúng vẫn cần đến trình độ văn hóa bởi nó là những điều căn bản hỗ trợ công việc và thành công sau này cho bạn. Trình độ văn hóa của công dân tốt thì đất nước sẽ tốt, mang lại cái nhìn tốt từ nước bạn và ngầm giúp nước nhà giàu mạnh lên từ đó.

3. Cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch

Như phân tích tại hai mục trên, đến đây chắc chúng ta cũng biết được khái niệm cũng như tầm quan trọng của trình độ văn hóa, vậy ghi trình độ văn hóa như thế nào mới thể hiện tố chất tốt nhất của mình: Khi ghi phần trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch thì cần ghi theo cấp độ học được tính theo cấp độ từ tiểu học đến trung học phổ thông.

- Nếu học các chương trình bổ túc văn hóa thì cần ghi rõ chương trình bổ túc văn hóa đã từng học.

- Tốt nghiệp trung học cơ sở, học hết lớp 9 thì ghi trình độ văn hoá 9/12.

- Tốt nghiệp trung học phổ thông, học hết lớp 12 thì ghi trình độ văn hoá 12/12.

- Nếu đang học Đại học hoặc học xong lớp đại học thì vẫn chỉ ghi 12/12, trường hợp ghi trình độ văn hoá là “đại học” là không đúng. Theo như Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC-TANDTC, trình độ văn hóa chỉ có các cấp độ sau: “Mù chữ” – “Tiểu học” – “Trung học cơ sở”- “Trung học phổ thông” và không có " Đại học" " Cao đăng". Vì vậy, bạn phải ghi là trình độ 12/12 hoặc 10/10 như phần hướng dẫn ở phía trên

=> Trình độ văn hóa 12/12 là trình độ văn hóa cao nhất (trước kia trình độ văn hóa là 10/10). Điều đồng nghĩa với việc ngay cả khi bạn tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, ,… thì thông tin về Trình độ văn hóa khi viết trong hồ sơ, giấy tờ vẫn là 12/12.

- Trường hợp cử nhân kinh tế, Thạc sĩ Luật, Tiến sĩ Xã hội học,… thì sẽ được ghi tại mục trình độ chuyên môn. Mục này cũng thường có sẵn trong sơ yếu lý lịch và các loại giấy tờ thông tin cá nhân khác.

4. Nâng cao trình độ văn hóa

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã chỉ rõ: Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Chính vì vậy, Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển; yêu cầu về giá trị văn hóa không chỉ có trình độ học vấn cao, mà đòi hỏi phải bồi dưỡng, xây dựng những chuẩn mực con người mới Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Đối với cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội, không chỉ có đầy đủ những chuẩn mực chung về con người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mà còn phải thực sự tiêu biểu về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, phát huy cao độ phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, có bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa, gắn bó đoàn kết mật thiết với Nhân dân; sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.

Để thực hiện theo Nghị quyết của Đảng cùng lời dạy của Hồ Chủ tịch chúng ta cần nâng cao trình độ văn hóa bằng cách:

- Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bằng việc tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục hướng nghiệp.

- Phát triển hệ thống khảo thí và khẳng định chất lượng giáo dục, tiếp tục đổi mới công tác thi, kiểm tra, đánh giá quá trình dạy và học theo yêu cầu, phản ánh đúng chất lượng giáo dục và thực hiện các nhiệm vụ đào tạo.

- Đẩy mạnh phát triển giáo dục, xây dựng môi trường học tập cho tất cả mọi người, đáp ứng nhu cầu học của nhân dân

- Tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng dạy, quản lý học sinh của nhà trường.

- Rèn luyện, giáo dục tư tưởng, quan điểm, lối sống văn hóa cho thanh niên Việt Nam trước thời kỳ hội nhập phải luôn củng cố, kiên định mục tiêu “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội".

Như vậy, Trình độ văn hóa là cơ sở quan trọng để nâng cao kỹ năng và năng lực làm việc của người lao động tới sự phát triển của mỗi quốc gia, để khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phấn đấu đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển, người dân có thu nhập cao thì việc huy động sức mạnh, sức sáng tạo của mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực văn hóa, con người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

1 53 lượt xem