Vi phạm dân sự là gì? Các hình thức phạt của luật dân sự

Xâm phạm đến quyền sống, quyền đối với hình ảnh, quyền sở hữu trí tuệ,... là hành vi vi phạm gì? Đó có phải là hảnh vi vi phạm dân sư không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé!

1 383 03/01/2024


Vi phạm dân sự là gì? Các hình thức phạt của luật dân sự

1. Vi phạm dân sự gì?

Vi phạm dân sự là vi phạm pháp luật trong đó có những hành vi xâm phạm đến các quan hệ nhân thân và tài sản được pháp luật bảo vệ bằng những chế tài có tính răn đe để bảo vệ công lý, lẽ phải, quyền công bằng giữa cong người với nhau. Hành vi vi phạm dân sự chủ yếu là vi phạm các nguyên tắc của bộ luật dân sự; vi phạm các điều cấm; vi phạm nghĩa vụ dân sự; vi phạm nghĩa vụ dân sự; vi phạm hợp đồng dân sự; các loại vi phạm khác...

Vi phạm dân sự là gì? Các hình thức phạt của luật dân sự (ảnh 1)

Có thể thấy rằng hành vi vi phạm dân sự diễn ra tương đối phổ biến trong đời sống hằng ngày. Đây là hành vi trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm phạm quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân gắn với tài sản, quan hệ nhân thân không gắn với tài sản. Chủ thể vi phạm trong trường hợp này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của họ trong một quan hệ pháp luật dân sự.

2. Các hành vi dân sự phổ biến

Vi phạm dân sự là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ trong quan hệ dân sự.

Các hành vi vi phạm dân sự gồm:

  • Vi phạm nguyên tắc của Bộ luật dân sự
  • Vi phạm các điều cấm của Bộ luật dân
  • Vi phạm nghĩa vụ dân sự
  • Vi phạm hợp đồng dân sự
  • Vi phạm pháp luật dân sự ngoài hợp đồng
  • Vi phạm khác đến quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức...

3. Ví dụ cụ thể về vi phạm dân sự

Ví dụ 1. A cho B vay một khoản tiền ( có giấy tờ vay nợ ), trong đó thỏa thuận ghi rõ thời hạn trả nợ là 02 tháng. Tuy nhiên, khi đến hạn trả nợ, bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ và khất hết lần này đến lần khác

Ví dụ 2. Công ty A ký kết hợp đồng mua bán với công ty B, hàng hóa là 02 tấn bột mỳ. Trong thỏa thận bên A có trách nhiệm giao hàng cho bên B vào ngày 24/08/2022. Tuy nhiên đến ngày giao hàng mà A đã mang thiếu số lượng hàng hóa theo thỏa thuận, điều này đã làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cho bên

Ví dụ 3. Bạn kí hợp đồng với công ty xây dựng để xây nhà trong thời hạn 06 tháng. Tuy nhiên, đội xây dựng của Công ty do thiếu trách nhiệm nên hơn 06 tháng chưa xây xong.

Ví dụ 4. A là học sinh mơi tốt nghiệp cấp ba, lên đại học thuê trọ tại một gia đình ở số nhà **, ngõ **** đường X, quẫn Y, thành phố Z. Khi giao kết hợp đồng thuê nhà có thời hạn 01 năm điều khoản ghi rõ nghĩa vụ và quyền của mỗi bên. Tuy nhiên A mới ở 02 tháng thì chủ trọ đuổi A đi với lý do không thích cho ở nữa.

4. Vi phạm dân sự xử lí như thế nào?

Bộ luật dân sự 2015 quy định vè bồi thường thiệt hại trong và ngoài hợp đồng, theo đó, những người vi phạm dân sự thuộc một trong các quy định đó se phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của bộ luật dân sự 2015. Ngoài ra những hành vi còn có thể chịu xử phạt bởi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác.

Tuy nhiên về vấn đề dân sự là vấn đề của cơ quan nhà nước sẽ đảm bảo công bằng cho người bị xâm hại khi có làm đơn lên cơ quan giải quyết. Bởi vậy nếu một vấn đề dân sự như việc tranh chấp đất đai nhưng cả hai bên có thể thỏa thuận giải quyết thì không phải đưa lên tòa án để giải quyết theo luật dân sự. Vì dân sự là vấn đề tự do của người dân nên việc ưu tiên việc nhân dân tự thỏa thuận giữa các bên và giải quyết trong hòa bình.

Ví dụ 1: Một người xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác thì sẽ bị xử phạt theo khoản 3 điều 7 nghị định 144/2021/NĐ - CP hoặc tại theo khoản 2 điều 21 nghị định này:

Điều 7. Vi phạm quy định trật tự công cộng

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đền 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 điều 21 và điều 54 nghị định này;

Điều 21. Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, điều tra, kiểm soát của người thi hành công cụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ

2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;

Ví dụ 2: Nếu hành vi đó đủ cấu thành tội làm nhục người khác thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 155 bộ luật hình sự 2015.

Điều 155. Tội làm nhục người khác

  1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

.....

5. Trách nhiệm vi phạm dân sự

Trách nhiệm vi phạm dân sự ( trách nhiệm dân sự ) là sự quy định của pháp luật về việc người nào vi phạm nghĩa vụ dân sự hoặc có hành vi trái pháp luật khác phải gánh chịu một hậu quả pháp lý nhất định như phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ dân sự, bồi thường thiệt hại. Nghĩa vụ là một quan hệ pháp luật được hình thành trên cơ sở thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Khi đã xác lập quan hệ nghĩa vụ với nhau, bên có nghĩa vụ bị ràng buộc trách nhiệm bởi lợi ích của bên có quyền. Do đó bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của mình sẽ mang lại tổn thất về tài sản hoặc tinh thần cho bên có quyền. Cho nên, hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ sẽ mang lại hậu quả cho người này.

Cụ thể, tại điều 351 bộ luật dân sự 2015 quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ như sau:

Điều 351. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ

1. Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.

Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.

2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.

Các trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ khi vi phạm dân sự gồm:

- Trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ:

Điều 352. Trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ

Khi bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ.

Trách nhiệm dân sự phát sinh ngay từ khi bên có nghĩa vụ bị coi là vi phạm nghĩa vụ. Tùy vào hậu quả của sự vi phạm mà trách nhiệm dân sự có thể được chia thành trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ phát sinh khi hành vi vi phạm nghĩa vụ chưa gây ra thiệt hại, nghĩa vụ có thể tiếp tục thực hiện được và việc thực hiện nghĩa vụ phải có ý nghĩa đối với bên có quyền. Về hình thức thì trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ giống vơi việc thực hiện nghĩa vụ. Nhưng xét về bản chất thì loại trách nhiệm này và nghĩa vụ khác nhau ở chỗ: trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở hành vi vi phạm; việc thực hiện nghĩa vụ thông thường đối ứng với các quyền mà người có nghĩa vụ được hưởng.

- Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật:

Trường hợp nghĩa vụ giao vật đặc định không được thực hiện thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao đúng vật đó; nếu vật đó không còn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật.

Trường hợp nghĩa vụ giao vật cùng loại không được thực hiện thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao vật cùng loại khác; nếu không có vật cùng loại khác thay thế thì phải thanh toán giá trị của vật.

Trường hợp việc vi phạm nghĩa vụ quy định trên mà gây thiệt hại cho bên bị vi phạm thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại.

- Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền

Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

- Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền:

Lãi xuất được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá 20%/ năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất đưuocj xác định bằng 10%/ năm của khoản vay tại thời điểm trả nợ.

- Trách nhiệm do không thực hiện hoặc thực hiện một công việc

Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể:

  • Yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc
  • Tự mình thực hiện hoặc
  • Giao người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý, bồi thường thiệt hại.
  • Khi bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện công việc đó thì bên có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt việc thực hiện, khôi phục tình trạng ban đồi và bồi thường thiệt hại.

- Trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ

Điều 355. Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ

  1. Chậm tiếp nhận nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ là khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ đã thực hiện nhưng bên có quyền không tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ đó.
  2. Trường hợp chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ là tài sản thì bên có nghĩa vụ có thể gửi giữ tài sản hoặc áp dụng biện pháp cần thiết khác để bảo quản tài sản và có quyền yêu cầu thanh toán chi phí hợp lí. Trường hợp tài sản được gửi giữ thì bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền.
  3. Đối với tài sản có nguy cơ hư hỏng thì bên có nghĩa vụ có quyền bán tài sản đó và phải thông báo ngay cho bên có quyền, trả cho bên có quyền khoản tiền thu được từ việc bán tài sản sau khi trừ chi phí hợp lý để bảo quản tài sản và bán tài sản đó.

Bên có quyền chậm tiếp nhận việc thực hện nghĩa vụ làm phát sinh thiệt hại cho bên có nghĩa vụ thì phải bồi thường thiệt hại cho bên đó và phải chịu mọi rủi ro, chi phí phát sinh kể từ thời điểm chậm tiếp nhận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

6. Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự

Theo quy định tại điều 188 bộ luật dân sự 2015 thì phạm vi khởi kiện được quy định như sau:

  • Cơ quan, tổ chức cá nhân có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
  • Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể cùng khởi kiện một cơ quan, một tổ chức, một cá nhân khác về một hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể cùng khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.

7. Trách nhiệm pháp lý của vi phạm dân sự

Trách nhiệm pháp lý của vi phạm dân sự là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể phải gánh chịu, những chủ thể này phải thực hiện những biện pháp cưỡng chế của nhà nước, được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật khi hị vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định.

Trách nhiệm pháp lý của vi phạm dân sự sẽ phát sinh ngay khi có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có thiệt hại xảy ra. Bên bị thiệt hại có quyền yêu bên có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho mình.

8. Phân biệt vi phạm dân sự với vi phạm hành chính, vi phạm thương mại, vi phạm hình sự

8.1. Sự khác nhau về đối tượng điêu chỉnh

  • Vi phạm dân sự là sự xâm phạm đến các quan hệ nhân thân và tài sản được quy định chung trong bộ luật dấn sự và quan hệ pháp luật dân sự khác được pháp luật bảo vệ như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.
  • Vi phạm hành chính là sự xâm phạm đến các quan hệ pháp luật hành chính phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước với nội dung chiinhs là chấp hành và điều hành. Những hành vi vi phạm được quy định chung trong luật xử lý vi phạm hành chính.
  • Vi phạm hình sự là sự xâm hại đến các quan hệ pháp luật hình sự phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội liên quan đến việc họ thực hiện tội phạm, các hành vi được quy định trong bộ luật hình sự.
  • Vi phạm thương mại là sự xâm hại đến các quan hệ về kinh tế được quy định chung trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.

8.2. Sự khác nhau về chế tài xử lý vi phạm

Do mỗi ngành có các nguyên tắc điều chỉnh khác nhau nên khi có vi phạm thì chế tài cũng khác nhau.

  • Chế tài dân sự là hậu quả pháp lý bất lợi ngoài mong muốn được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm trong quan hệ dân sựu khi họ thực hiện, thực hiện không đúng các nghĩa vụ dân sự
  • Chế tài hành chính là bộ phận của quy phạm pháp luật hành chính xác định các biện pháp xử lí của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm, chưa đến mức dộ truy cứu trách nhiệm hình sự. Các hình thức xử lý xử phạt hành chính gồm: cảnh báo, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chr hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
  • Chế tài hình sự là bộ phânj hợp thành của quy phạm pháp luật hình sự, xác định loại và giới hạn mức độ hình phạt có thể áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội được quy phạm pháp luật hình sự đó.
  • Chế tài thương mại là chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại, xác định những hậu quả pháp lý bất lợi của bên có hành vi vi phạm hợp đồng. Hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại có thể là không thực hiện hợp đồng, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận của các bên tron hợp đồng thương mại hoặc theo quy định của pháp luật.

1 383 03/01/2024