Tài khoản vãng lai là gì? Các phương pháp xác định yếu tố ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai

Vietjack.me giới thiệu với các bạn nội dung: Tài khoản vãng lai là gì? Và các vấn đề xoay quanh tài khoản vãng lai, cùng theo dõi nhé:

1 150 20/03/2024


Tài khoản vãng lai là gì? Các phương pháp xác định yếu tố ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai

1. Tài khoản vãng lai là gì?

Tài khoản vãng lai là gì? Các phương pháp xác định yếu tố ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai (ảnh 1)

Tài khoản vãng lai (hay cán cân vãng lai) là một bộ phân cấu thành lên cán cân thanh toán quốc tế. Tài khoản vãng lai ghi chép những giao dịch về hàng hoá, dịch vụ và thu nhập đầu tư. Cán cân thanh toán quốc tế (cán cân quốc tế) được hiểu là bản thống kê một cách có hệ thống ghi chép lại những giao dịch về hàng hoá, dịch vụ của một quốc gia được thực hiện bởi các cá nhân, doanh nghiệp cư trú hoặc bởi Chính Phủ của quốc gia đó. Cán cân thanh toán quốc tế được cấu thành từ các bộ phận: Tài khoản vãng lai, Tài khoản vốn, Thay đổi trong dự trữ ngoại hối nhà nước và Mục sai số.

Các giao dịch được ghi nhận trong tài khoản vãng lai gồm:

- Giao dịch về hàng hoá: thường là các động sản hữu hình như máy móc, ti vi, tủ lạnh,...

- Các giao dịch về dịch vu như dịch vụ bảo hiểm, du lịch, vận tải, viễn thông,...

- Các nguồn thu nhập như lương của người cư trú được người không cư trú trả, thu nhập từ đầu tư trực tiếp, tiền gửi từ nước ngoài và lãi phải trả cho các khoản nợ nước ngoài.

- Các khoản chuyển giao vãng lai một chiều như cho, biếu, viện trợ không hoàn lại,...

Tài khoản vãng lai hay cán cân vãng lai được cấu thành từ các bộ phận: Cán cân thương mại hàng hoá, Cán cân thương mại dịch vụ, Cán cân thu nhập và Các khoản chuyển khoản.

2. Cán cân thương mại hàng hoá là gì?

Tài khoản vãng lai là gì? Các phương pháp xác định yếu tố ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai (ảnh 1)

Cán cân thương mại hàng hoá hay cán cân thương mại là bộ phận trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại hàng hoá ghi lại những thay đổi trong xuất - nhập khẩu hàng hoá của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (thường là theo quý hoặc theo năm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu).

  • Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư.
  • Khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt.
  • Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.

Điều này hiểu nôm la là nếu mức chênh lệch lớn hơn 0 thì nước đó là nước xuất khẩu hàng hoá nhiều hơn nhập khẩu => cán cân thương mại hàng hoá đạt thặng dư. Nếu chênh lệch nhỏ hơn 0 thì nước đó là nước nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu => cán cân bội chi (chi mua nhiều hơn bán ra).

Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại hàng hoá.

Yếu tố thứ nhất đó là hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hoá. Vai trò chủ yếu của cán cân thương mại hàng hoá là ghi lại những thay đổi trong xuất - nhập khẩu hàng hoá của quốc gia cho nên yếu tố chủ chốt ảnh hưởng tới cán cân này chính là hoạt động xuất - nhập khẩu của quốc gia đó. Sự chênh lệnh giữa nhập khẩu và xuất khẩu ảnh hưởng đến trạng thái thặng dư, cân bằng hoặc thâm hụt của tài khoản vãng lai - cán cân vãng lai. Hầu như quốc gia nào cũng đều muốn cán cân thương mại của mình đạt mức thặng dư hoặc cân bằng và không ai muốn thâm hụt.

Yếu tố thứ hai, tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến cán cân thương mại hàng hoá vì tiền tệ là đơn vị thành toán chung. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm và ngược lại.

Các yếu tố khác như thu nhập, tỷ lệ trao đổi thương mại, phá giá, các chính sách phát triển thương mại trong nước và thế giới,... đều có những tác động nhất định tới cán cân thương mại hàng hoá nói riêng và tài khoản vãng lai nói chung.

3. Cán cân thương mại dịch vụ - cán cân dịch vụ là gì?

Tài khoản vãng lai là gì? Các phương pháp xác định yếu tố ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai (ảnh 1)

Cán cân dịch vụ - tài khoản vãng lai phản ảnh các khoản thu, chi từ các hoạt động dịch vụ giữa người cư trú và người không cư trú. Đó là các dịch vụ như: vận tải, du lịch, bưu chính,... Cán cân dịch vụ thực chất cũng là cán cân thương mại nhưng tách biệt với cán cân thương mại hàng hoá, đây là cán cân thương mại gắn với loại hàng hoá hữu hình - dịch vụ.

Các nhân tố ảnh hưởng lên giá trị xuất nhập khẩu dịch vụ cũng tương tự như các nhân tố ảnh hưởng lên giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa như hoạt động xuất - nhập khẩu dịch vụ, tỷ giá hối đoái, thu nhập của cá nhân cư trú, tỷ lệ trao đổi thương mại, phá giá và các chính sách pháp luật liên quan. Tuy nhiên nhân tố quan trọng nhất tác động đến cán cân dịch vụ của các quốc gia là chất lượng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ chính là yếu tố khiến cho dịch vụ của quốc gia này có ưu thế vượt trội và được sử dụng nhiều hơn so với dịch vụ cùng loại quốc gia khác

Điều này giải thích tại sao những nước đang phát triển với chất lượng dịch vụ thấp luôn là những nước nhập khẩu dịch vụ từ nước ngoài, và từ đó dẫn tới một thực trạng cán cân dịch vụ luôn thâm hụt ở những quốc gia này.

4. Cán cân thu nhập

Cán cân này phản ánh các dòng tiền có nguồn gốc thu nhập được chuyển vào và chuyển ra gồm: Thu nhập của người lao động (tiền lương, tiền công, tiền thưởng,... thu nhập khác) của người không cư trú trả cho người cư trú và của người cư trú trả cho người không cư trú (đơn giản là trường hợp làm thuê cho chủ sử dụng lao động ở nước ngoài, sẽ có một tài khoản thanh toán quốc tế được mở, chủ lao động sẽ chuyển lương vào tài khoản đó cho người lao động mà mình thuê ở nước khác), Thu nhập từ các hoạt động đầu tư như: FDI, ODA,.. các khoản thanh toán và được thanh toán từ tiền lãi, cổ tức đến những khoản thu nhập từ đâu tư ở nước ngoài.

5. Các khoản chuyển chuyển khoản

Thường là các khoản chuyển khoản một chiều như các khoản viện trợ không hoàn lại, Khoản bồi thường, quà tặng, quà biếu, trợ cấp tư nhân, trợ cấp chính phủ, dòng kiều hối từ nước ngoài chuyển về,..

*Trong hoạt động ngân hàng, một tài khoản vãng lai là một tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng hoặc tổ chức tài chính nào đó, với mục đích cung ứng một cách nhanh chóng và an toàn phương tiện tiếp cận thường xuyên tới các món tiền gửi theo nhu cầu, thông qua một loạt các kênh khác nhau.

6. Các phương pháp xác định yếu tố ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai

Tài khoản vãng lai là gì? Các phương pháp xác định yếu tố ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai (ảnh 1)

Trong kinh tế học, đã có rất nhiều phương pháp nghiên cứu, mô hình đánh giá, xác định các yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới cán cân vãng lai được đưa ra, điển hình là Mô hình Mundell - Fleming, Phương pháp tiếp cận của trường phái tiền tệ, Phương pháp tiếp cận chi tiêu (The absorption approach), Phương pháp tiếp cận theo độ co dãn, Phương pháp tiếp cận các nhân tố ngắn hạn,...

Mô hình Mundell - Fleming: Mô hình này được biết đến như một công cụ khá hữu dụng trong việc phân tích tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô được thực hiện trong một nền kinh tế mở. Mô hình Mundell - Fleming sử dụng các đường IS và LM để phân tích các chính sách khác nhau có ảnh hưởng như thê nào tới nền kinh tế. Việc nghiên cứu, phân tích này nhằm mục tiêu cân bằng trong nội tại quốc gia như cân bằng giữa thu nhập trong nước và tăng trưởng kinh tế; cân bàng bên ngoài - cân bằng cán cân tài khoản vãng lai và tài khoản vốn. Đối với tài khoản vãng lai, theo kết luận của mô hình này, cán cân vãng lai chịu tác động của tỷ giá hối đoái (hiểu đơn giải là tỷ giá trao đổi ngoại tệ), lãi suất và mức tăng trưởng kinh tế trong nước.

Phương pháp tiếp cận của trường phái tiền tệ: Trường phái tiền tệ đứng tên góc nhìn của các chính sách tiền tệ để giải thích những biến đổi, thăng trầm của tài khoản vãng lai thực chất là một hiện tượng tiền tệ. Các thay đổi trong cung cầu tiền tệ và tỷ giá hối đoán có thể ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai nhưng chỉ trong thời hạn ngắn. Vật giá thay đổi, nhu cầu tiền tệ cũng có thể thay đổi nên các ảnh hưởng này trong thời gian dài sẽ bị triệt tiêu và khi đó, cần có các chính sách khác thay thế cho các phương pháp đã không còn tác dụng. Vài chính sách dựa trên phân tích của phái tiền tệ đã được khuyến nghị cho các nước đang gặp tình trạng mất cân đối trên cán cân thanh toán quốc tế được ÌM khuyến nghị là Hạn mức tín dụng và phá giá.

Phương pháp tiếp cận chi tiêu: Theo phương pháp tiếp cận này, cán cân tài khoản vãng lai chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi mối tương quan giữa thu nhập và chi tiêu. Nếu chi tiêu nhiều hơn thu nhập thì tài khoản vãng lai sẽ bị thâm hụt và ngược lại ta sẽ có tình trạng thặng dư tài khoản vãng lai. Do vậy, phương pháp này kết luận, muón điều chỉnh cán cân vãng lai, phải tiến hành điều chỉnh, cân đối giữa thu nhập và chi tiêu.

Phương pháp tiếp cận theo độ co dãn: Phương pháp này thường được sử dụng để phân tích những biến động của tỷ giá hối đoái và sự ảnh hưởng của những biến động đó đối với tài khoản vãng lai. Kết luận cuối cùng của phương pháp này là tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến từng bộ phận trong tài khoản vãng lai nhưng xu hướng và kết quả cuối cùng như thế nào còn phụ thuộc vào tính hiện thời của nền kinh tế và các nhân tố khác.

Phương pháp tiếp cận các nhân tố ngắn hạn: Phương pháp này phản ánh việc mất cân đối tài khoản vãng lai là do sự mất cân đối giữa đầu tư và tiết kiệm. Bên cạnh đó, các nhà kinh tế học theo phướng pháp này, không chỉ duy ý chí theo việc phải cân đối đầu tư, tiết kiệm để điều chỉnh cán cân vãng lai mà họ còn xác định các yếu tố ngắn hạn khác ảnh hưởng tới tài khoản vãng lai như lãi suất, sở thích, sở thích, lợi tức dự án đầu tư, chi tiêu chính phủ, lạm phạt, tỷ giá, tỷ lệ trao đổi thương mại, năng suất lao động, ... Đặc biệt, phương pháp này còn tiếp cận theo hướng khá rộng rãi, chấp nhận cán cân tài khoản vãng lai có thể thâm hụt trong nhiều năm, miễn là nền kinh tế của quốc gia đó đạt tới điểm dừng - Steady-state hay nói đơn giản là kinh tế nước đó vẫn phát triển tốt hoặc đạt mức ổn định, cân bằng.

Nhìn chung, Mỗi phương pháp có những lý lẽ và cơ sở riêng. Mỗi phương pháp có những ưu điểm, hạn chế và độ phù hợp với tưgf giai đoạn riêng. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì những lý luận của phương pháp tiếp cận ngắn hạn dường như đã tỏ ra hữu ích hơn cả trong việc nghiên cứu các biến động và tìm giải pháp cân bằng cán cân tài khoản vãng lai. Các nhân tố ảnh hưởng mà phương pháp này chỉ ra đầy đủ, chi tiết hơn hẳn, mang tính chiến lược, vừa có thể giải quyết vấn đề ngắn hạn những lại cũng có thể giải quyết cả trung hạn và dài hạn bởi các yếu tố ảnh hưởng tới cán cân tài khoản vãng lai trong từng giai đoạn là không giống nhau. Giai đoạn này, ứng phó với yếu tố này, giai đoạn sau lại thay đổi chiến lược để ứng phó với yếu tố khác, thậm chí có thể sống chung với tình trạng thâm hụt miễn là không ảnh hưởng tới sự cân bằng, ổn định của nền kinh tế hiện có.

1 150 20/03/2024