Hồ sơ và thủ tục cùng những lưu ý khi đăng kí nhãn hiệu cập nhật mới nhất [năm 2024]

Đăng kí nhãn hiệu là bước đầu tiên để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp. Nhãn hiệu là biểu tượng cho sản phẩm và là cách phân biệt sản phẩm của các doanh nghiệp khác nhau. Vậy hồ sơ và thủ tục đăng kí nhãn hiệu như thế nào? Một số lưu ý khi đăng kí nhãn hiệu. Những thông tin này sẽ có trong bài viết dưới đây.

1 338 13/08/2023


Hồ sơ và thủ tục cùng những lưu ý khi đăng kí nhãn hiệu cập nhật mới nhất [năm 2024]

I. Đăng kí nhãn hiệu là gì?

1. Khái niệm nhãn hiệu

Nhãn hiệu hàng hóa, theo quy định tại Điều 4.16, Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam, được định nghĩa là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam có thể được phân thành 5 loại như sau:

(1). Nhãn hiệu bao gồm nhãn hiệu dịch vụ là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau (Khoản 16 Điều 4, Luật SHTT Việt Nam).

(2). Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của thành viên với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức không phải là thành viên là chủ sở hữu của nhãn hiệu đó (Khoản 17 Điều 4, Luật SHTT Việt Nam).

(3). Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu được chủ sở hữu nhãn hiệu đó cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của mình nhằm mục đích xác nhận nguồn gốc xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, phương thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp. của dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu (Điều 4.18, Luật SHTT Việt Nam).

(4). Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự nhau do cùng một chủ thể đăng ký và nhằm sử dụng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau (Điều 4.19, Luật SHTT Việt Nam)

(5). Nhãn hiệu nổi tiếng: là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam (Khoản 20 Điều 4, Luật SHTT Việt Nam).

Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

- Nhãn hiệu có thể là một cái tên như LHD Law Firm, Nike, Trung Nguyen ...vv

- Nhãn hiệu có thể là một logo giống như 

- Nhãn hiệu có thể là một câu Slogan "Luôn luôn lắng nghe, Luôn luôn thấu hiểu" Prudential" ...

2. Đăng ký nhãn hiệu là gì?

Đăng ký nhãn hiệu là dựa trên các quy định của Luật này có thể hiểu rằng là một thủ tục mà cá nhân, tổ chức cần thực hiện để xác nhận quyền sở hữu công nghiệp của mình đối với nhãn hiệu đó. Chính vì thế, việc bảo vệ nhãn hiệu thông qua cách đăng ký nhãn hiệu không chỉ là việc nên làm mà còn là điều kiện cần và đủ giúp doanh nghiệp tiến sâu vào thị trường, tạo được nền tảng cho sự phát triển về sau.

Đây là thủ tục hành chính xác lập yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu từ Cục sở hữu trí tuệ cho chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh, hoặc sản phẩm, dịch vụ đăng ký bảo hộ. Yêu cầu được thể hiện trên thông tin tờ khai đăng ký mà chủ sở hữu khai nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ theo nguyên tắc ưu tiên theo ngày nộp đơn.

3. Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam

Theo luật sửa đổi bổ sung của Luật Trí Tuệ năm 2022 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/10/2023 thì các loại nhãn hiệu sau có thể nộp đươn đăng ký cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam

(1) Là các dấu hiệu nhìn thấy được ở dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ hoặc hình ảnh kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp của chúng, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu.

(2) Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác theo quy định tại Điều 72, Luật SHTT Việt Nam. Nhãn hiệu có tính phân biệt nếu nó bao gồm một hoặc nhiều yếu tố dễ nhận biết và ghi nhớ hoặc gồm nhiều yếu tố tạo thành một tổ hợp dễ nhận biết và ghi nhớ. Dấu hiệu ba chiều (hình khối) có thể được đăng ký nhãn hiệu theo pháp luật và thông lệ tại Việt Nam.

Do đó, các nhãn hiệu độc đáo dựa trên âm thanh và mùi không nhìn thấy được vẫn chưa được công nhận.

Quyền đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam về việc đăng ký hoặc bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam (ngoại trừ nhãn hiệu nổi tiếng có thể được xác lập quyền đối với nhãn hiệu khi sử dụng) theo quy định tại Điều 6.3(a) của Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Chế độ nhãn hiệu của Việt Nam hoạt động trên cơ sở nộp đơn đầu tiên, việc bảo hộ nhãn hiệu chưa đăng ký chỉ được cấp trong một số trường hợp hạn chế (ví dụ: nhãn hiệu chưa đăng ký tại Việt Nam có hiệu lực thi hành khi (1) nhãn hiệu đó được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam theo Điều 4.20 và Điều 75 Luật SHTT Việt Nam hoặc (2) thuộc phạm vi “cạnh tranh không lành mạnh” theo Điều 130 Luật SHTT Việt Nam).

4. Những lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu

4.1. Độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên mọi hình thức

Khi đăng ký nhãn hiệu, bạn sẽ được pháp luật bảo hộ toàn diện. Theo đó, không có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có quyền sử dụng nhãn hiệu tương tự như bạn, trong cùng lĩnh vực. Điều này giúp sản phẩm của bạn là độc quyền trên thị trường. Góp phần hạn chế tối đa sự nhầm lẫn của người tiêu dùng.

4.2. Bảo vệ nhãn hiệu khỏi các hành vi xâm phạm từ đối thủ cạnh tranh

Hành vi xâm phạm nhãn hiệu được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Điển hình nhất là hành vi sử dụng logo, nhãn hiệu tương đương trong cùng lĩnh vực. Nếu không đăng ký nhãn hiệu, sẽ rất khó để bạn đòi lại quyền lợi của mình. Ngược lại, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ là căn cứ pháp lý vững chắc chống lại hành vi trên. Chính vì vậy, hãy nhanh chóng đăng ký ngay hôm nay nhé.

4.3. Nâng tầm giá trị sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

Giả sử sản phẩm có cùng chức năng, bạn sẽ chuộng sản phẩm có nhãn hiệu đã đăng ký hay chưa đăng ký? Chắc rằng đa số trong các bạn sẽ trả lời rằng mình sẽ ưu tiên cho sản phẩm đã đăng ký hơn. Đây là tâm lý chung của khách hàng khi mua sắm. Bởi lẽ sản phẩm mang nhãn hiệu đăng ký sẽ hạn chế tình trạng làm giả, làm nhái hơn. Đồng thời việc đăng ký bảo hộ cho thấy sự chuyên nghiệp của nhà cung cấp

II. Ai là người có quyền đăng ký nhãn hiệu?

Căn cứ Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (Được sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) Chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

- Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

- Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

- Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau:

+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

Ngoài ra các tổ chức, cá nhân nêu trên có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

Đồng thời trường hợp nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

III. Hồ sơ đăng kí nhãn hiệu năm 2024

- 1 Bản sao của giấy tờ xác nhận việc thanh toán phí và lệ phí (trong trường hợp phí và lệ phí được nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc chuyển trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

- 1 Bản chính đơn ủy nhiệm (nếu hồ sơ được nộp thông qua một đại diện hợp pháp).

- 1 Bản chính tài liệu xác minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn là người thụ hưởng quyền đăng ký từ một bên khác.

- 2 Bản chính tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận làm theo mẫu số: 04-NH của Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN với (Số lượng 02 bản: 01 bản Cục Sở hữu trí tuệ lưu thực hiện thủ tục, 01 bản còn lại đóng dấu, dán mã vạch trả lại cho người nộp đơn).

Lưu ý khi làm tờ khai nhãn hiệu:

+ Về mô tả nhãn hiệu trong tờ khai phải làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu.-

 + Chủ đơn phải mô tả, nêu ý nghĩa của nhãn hiệu: Nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm. Nếu nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Đối với các nhãn hiệu có sử dụng mô tả liên quan đến nguồn gốc xuất xứ của nước ngoài thì người đăng ký phải có quốc tịch tại nước đó.

+ Phân nhóm nhãn hiệu theo đúng Bảng phân loại Ni-xơ phiên bản 11-2022 để nhãn hiệu đăng ký không bị từ chối xét nghiệm hình thức đơn và phải nộp bổ sung lệ phí do phân nhóm sai.

+ Một đơn có thể đăng ký nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ.

+ Mỗi đơn đăng ký chỉ được cấp 1 văn bằng bảo hộ.

- 1 Bản chính mẫu nhãn hiệu (5 mẫu có kích thước 80 x 80 mm) cùng với danh sách các hàng hóa và dịch vụ có sử dụng nhãn hiệu.

- 1 Bản chính tài liệu xác minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận

- 1 Bản chính quy định về việc sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận.

- 1 Bản chính bản giải thích về tính chất và chất lượng đặc biệt (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý).

- 1 Bản chính bản đồ vùng địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa tên địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

- 1 Bản chính văn bản từ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa tên địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

IV. Thủ tục đăng kí nhãn hiệu cập nhật mới nhất 2024

1. Thiết kế và lựa chọn thương hiệu (nhãn hiệu)

Để đăng ký thương hiệu, khách hàng cần thiết kế thương hiệu theo ý tưởng cho sản phẩm mà thương hiệu sẽ gắn lên. Lưu ý: Trước khi thiết kế thương hiệu theo hướng cách điệu, khách hàng nên tiến hành thực hiện bước 2 trước.

Ví dụ: Khách hàng dự định đăng ký thương hiệu “TOÀN MỸ” cho sản phẩm bình nước và dự định sẽ thiết kế chữ “TOÀN MỸ” theo hướng cách điệu, khách hàng cần tiến hành tra cứu (theo bước 2) xem chữ “TOÀN MỸ” có bị trùng hoặc tương tự với thương hiệu nào khác đã được đăng ký trước đó hay chưa? Trong trường hợp không trùng hoặc tương tự cao, khách hàng mới tiến hành thiết kế để tránh trường hợp thiết kế xong chữ “TOÀN MỸ” khi tra cứu mới biết đã có người đăng ký rồi.

2. Phân Nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ đăng ký

Trong quá trình tư vấn đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng, chúng tôi thường hỏi khách hàng về lĩnh vực kinh doanh hoặc sản phẩm mà khách hàng dự định gắn nhãn hiệu lên để có cơ sở phân nhóm khi đăng ký nhãn hiệu.

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, 1 nhãn hiệu sẽ được đăng ký cho 1 hoặc nhiều nhóm sản phẩm/dịch vụ. Luật SHTT cũng quy định về số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ tại Việt Nam sẽ bao gồm 45 nhóm. Trong đó, từ nhóm 1 – 34 là nhóm sản phẩm và từ 35 – 45 làm nhóm dịch vụ.

1 nhãn hiệu khi đăng ký sẽ phải gắn với 1 sản phẩm hay dịch vụ nhất định nào đó để làm cơ sở phân định quyền và làm căn cứ phân nhóm và tính phí (nhãn hiệu không thể đứng chung chung như mọi người vẫn hiểu)

Ví dụ: Nhãn hiệu của TOYOTA sẽ đăng ký cho nhóm 12 về ô tô (gọi là nhóm sản phẩm) hoặc VINMART sẽ đăng ký cho nhóm về cửa hàng tiện lợi (gọi là nhóm dịch vụ mua bán hàng hóa)

Lưu ý: Pháp luật Việt Nam về Sở hữu trí tuệ không giới hạn nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, càng đăng ký nhiều nhóm, chủ sở hữu sẽ phải trả nhiều tiền hơn. Do đó, chủ sở hữu lưu ý chỉ đăng ký cho lĩnh vực kinh doanh chính mà mình sẽ gắn nhãn hiệu lên.

3. Tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký

Sau khi đã tiến hành thiết kế thương hiệu, khách hàng sẽ tra cứu xem thương hiệu có khả năng đăng ký hay không. Trong trường hợp kết quả cho thấy rằng thương hiệu có khả năng đăng ký, khách hàng nên tiến hành nộp đơn đăng ký sớm nhất có thể để nhận được ngày ưu tiên.

Hiện nay, tại Việt Nam có mấy hình thức tra cứu như sau:

– Tra cứu trên công cụ tìm kiếm google: Khi khách hàng muốn đăng ký 1 nhãn hiệu ABC cho sản phẩm thời trang, khách hàng cần tra cứu sơ bộ xem đã có doanh nghiệp hoặc cá nhân nào đang kinh doanh nhãn hiệu này không trước khi cân nhắc việc đặt tên cho nhãn hiệu. Cú pháp đơn giản là khách hàng chỉ cần gõ “hàng thời trang abc” sẽ ra kết quả để khách hàng tham khảo/

– Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của cục SHTT tại địa chỉ: https://wipopublish.ipvietnam.gov.vn. Trong mục nhãn hiệu tìm kiếm khách hàng sẽ gõ từ ABC và mục nhóm sp/dịch vụ sẽ chọn số 25 (nhóm về hàng thời trang theo quy định của bảng phân nhóm quốc tế về nhãn hiệu)

Lưu ý: 02 hình thức nêu trên là hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, kết quả chỉ mang tính chất tham khảo (chính xác 40%), do đó, để đảm bảo kết quả chuẩn, khách hàng nên cân nhắc hình thức tra cứu sau đây

– Tra cứu qua dịch vụ tra cứu: khi khách hàng sử dụng dịch vụ tra cứu chuyên sâu, các công ty dịch vụ sẽ tiến hành tra cứu tại Cục SHTT thông qua chuyên viên, kết quả tra cứu sẽ đảm bảo chính xác trên 90%.

4. Nộp đơn nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ

Việc nộp đơn có thể tiến hành qua Đại diên cục SHTT hoặc tự nộp. Nếu tự nộp có thể liên hệ tại 3 văn phòng của Cục SHTT tại Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh

Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

- Hình thức nộp đơn giấy (hình thức nộp đơn được ưa thích)

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:

+ Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

+ Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

+ Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó.

Nộp đơn thông qua dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

Nộp đơn thông qua văn phòng Đại diện sở hữu công nghiệp của Cục SHTT

- Đăng ký nhãn hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh (HCM)

+ Tầng 7, số 60 Nguyễn Văn Thủ, Phường Đakao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

+ Số điện thoại: 02822446739

- Đăng ký nhãn hiệu tại Thành phố Hà Nội (HN)

+ Tầng 4, Toà Nhà Anh Minh số 36 Hoàng Cầu, Đống Đa, thành phố Hà Nội

+ Số điện thoại: 02422612929

- Đăng ký nhãn hiệu tại thành phố Đà Nẵng

+ Tầng 9, Toà nhà Dầu Khí, số 02 đường 30 tháng 4, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

+ Số điện thoại: 02366532929

Mục đích nộp đơn: để lấy ngày ưu tiên và quyền ưu tiên (FIRST TO FILE) người nộp đơn đầu tiên

5. Thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm sẽ trải qua nhiều giai đoạn thẩm định và thường kéo dài từ 16 – 20 tháng. Do đó, khách hàng cần theo dõi khả năng đăng ký thương hiệu để tránh phát sinh những thiếu xót không cần thiết.

Sau khi việc thẩm định đơn đăng ký hoàn thành, Cục SHTT sẽ ra thông báo về việc đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm có đáp ứng được yêu cầu bảo hộ hay không?

Trong trường hợp đáp ứng, khách hàng sẽ nộp 1 khoản chi phí để có thể nhận được giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm hoặc có thể khiếu hại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký (trong trường hợp đơn không đáp ứng yêu cầu bảo hộ)

Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu sẽ có hiệu lực 10 năm tính từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn nhiều lần.

V. Các bước thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

Đơn đăng ký nhãn hiệu phải sẽ được thẩm định theo các bước sau đây:

Bước 1: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu

Thời gian thẩm định: Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Lưu ý: Thẩm định hình thức là giai đoạn 1 trong quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, giai đoạn này khi đơn đăng ký được cục SHTT xác nhận là hợp lệ, cục SHTT sẽ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ và gửi cho chủ đơn hoặc người được chủ đơn ủy quyền đăng ký.

Trường hợp đơn có thiếu xót, Cục SHTT sẽ ra thông báo dự định từ chối đơn đăng ký và yêu cầu chủ đơn hoặc người được ủy quyền sửa chữa hoặc bổ sung thông tin thiếu trong thời gian 1 tháng tình từ ngày ra thông báo, quá thời gian nêu trên đơn sẽ bị từ chối và khách hàng sẽ phải nộp lại đơn, đồng thời tốn kém thêm chi phí.

Bước 2: Đăng công báo thông tin đơn đăng ký nhãn hiệu:

Thời gian công bố đơn trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ.

Giai đoạn này, Cục SHTT sẽ đăng thông tin nhãn hiệu đã nộp lên trên công báo sở hữu công nghiệp bao gồm thông tin đơn: Người nộp đơn, tổ chức đại diện, nhãn hiệu đăng ký, nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký, số đơn, ngày nộp đơn…vv.

Mục đích của việc đăng ký này là để bên thứ 3 có thể xem xét và đánh giá đơn đăng ký đã nộp. Trường hợp nhận thấy, nhãn hiệu đăng ký giống (tương tự hoặc trùng) với nhãn hiệu của mình, bên thứ 3 có quyền nộp phản đối cấp giấy chứng nhận cho chủ đơn.

Bước 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký thương hiệu:

Thời gian thẩm định: Trong thời hạn 9 tháng.

Giai đoạn này là quan trọng nhất trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, ở quá trình thẩm định nội dung đơn, Cục SHTT sẽ tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu như có trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với đơn đăng ký của bên khác đã nộp đơn hoặc đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký trước đó hay chưa?

Trường hợp đơn đáp ứng yêu cầu bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra thông báo thẩm định đồng ý cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu hoặc ngược lại Cục SHTT sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký trường hợp đơn không đáp ứng được yêu cầu bảo hộ.

Bước 4: Ra thông báo cấp văn bằng và tiến hành nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Thời gian thực hiện: 2 tháng

Sau khi có thông báo cấp văn bằng, người nộp đơn sẽ nộp thêm phí cấp văn bằng để được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho nhãn hiệu đã nộp đăng ký.

VI. Chi phí đăng kí nhãn hiệu tại Việt Nam năm 2024

Chứng từ nộp lệ phí: Lệ phí được nộp trực tiếp tại Cục SHTT hoặc ủy nhiệm chi qua ngân hàng vào tài khoản của Cục sở hữu trí tuệ. Mức thu lệ phí tính theo số nhóm, số sản phẩm, dịch vụ trong nhóm khai trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Các khoản lệ phí gồm:

Lệ phí

Thủ tục

100.000 Đồng

Phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 20.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ

120.000 Đồng

Công bố đơn

120.000 Đồng

Công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ

120.000 Đồng

Đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ

120.000 Đồng

Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho 1 nhóm sản phẩm/dịch vụ đầu tiên, từ nhóm sản phẩm/dịch vụ thứ 2 trở đi: 100.000 đồng/1nhóm

150.000 Đồng

Nộp đơn

180.000 Đồng

Tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ

550.000 Đồng

Thẩm định nội dung cho mỗi nhóm có 6 sản phẩm/dịch vụ, từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm: 120.000 đồng/1 sản phẩm/dịch vụ

600.000 Đồng

Thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên

Ví dụ: bạn đang cần đăng ký nhãn hiệu “PHÚC THỌ ĐƯỜNG” cho sản phẩm thực phẩm chức năng. Khi đó số tiền cần bỏ ra để đăng ký nhãn hiệu độc quyền sẽ bao gồm:

- Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho nhóm 05 về thực phẩm chức năng khoảng 1.000.000đ

- Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho nhóm 35 về mua bán thực phẩm chức năng khoảng 700.000đ

- Với mỗi lỗi sai về hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu bạn sẽ mất từ 160.000đ – 260.000đ

Như vậy: Nếu bạn chỉ đăng ký nhãn hiệu “PHÚC THỌ ĐƯỜNG” cho một nhóm 05 và hình thức đơn không sai sót bạn chỉ tốn 1.000.000đ mà thôi.

Nếu bạn chỉ đăng ký nhãn hiệu “PHÚC THỌ ĐƯỜNG” cho một nhóm 05, 35 và hình thức đơn không sai sót bạn chỉ tốn khoảng 1.700.000đ mà thôi.

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu có sai sót thì số tiền bạn phải bỏ sẽ nhiều hơn, đồng thời có khả năng còn bị cục SHTT từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu đã nộp. Khi bị từ chối đương nhiên bạn sẽ không được hoàn trả lệ phí nhà nước đã khai nộp trước đó.

VII. Lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu

Điểm 1: Bộ ba thống nhất trong nhãn hiệu

Nếu được tốt nhất là tên công ty hoặc tên sản phẩm, tên miền và tên nhãn hiệu phải đồng nhất là một, trường hợp nếu không được thì ít nhất phải có tên công ty, tên sản phẩm và nhãn hiệu phải là một bộ đồng nhất

Ví dụ: FPT là thương hiệu chính các nhãn hiệu xung quanh gồm FPT shop, FPT online, FPT trading ...vv và tên miền là fpt.vn, công ty có tên FPT

Điểm 2: Là màu sắc của nhãn hiệu

Thông thường nếu bạn dùng nhãn hiệu màu thì mạnh hơn nhãn hiệu trắng đen nhưng nếu bạn đăng ký nhãn hiệu Trắng Đen thì là không giới hạn màu dùng khi đăng ký, nên chọn thế nào là quyền của Chủ đơn, nhưng để tư duy cách dùng tốt nhất là nên nộp hai đơn (1 đơn đen trắng và 1 đơn màu) trường hợp sau này có thay đổi màu sắc thì cũng không cần thiết đăng ký lại.

Điềm 3: Thiết kế nhãn hiệu

Trước khi đăng ký nhãn hiệu cũng cần tư duy tốt về nhận diện thương hiệu, nếu bạn không giỏi thì nên thuê thiết kế mục đích đảm bảo là nhãn hiệu phải có sự đồng nhất, ít màu sắc (dùng màu nên chỉ 2-3 màu) và bố cục phải hài hoà. Ngoài ra cũng cần phải tuân thủ các điểm không được bảo hộ khi đưa vào thiết kế như: tên quốc gia, thành phố, ký hiệu quốc kỳ, quốc hiệu, hay những ký tự đơn giản, những ngôn ngữ không được phổ biến trên thế giới.

Điểm 4: Quyền ưu tiên khi nộp đơn

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và các điều ước quốc tế liên quan thì trong thời gian kể từ ngày nộp đơn đầu tiên đến ngày nộp đơn tại Việt Nam (Việt Nam áp dụng là nguyên tắc First to File) mà có chủ thể khác nộp đơn cho cùng đối tượng trong đơn đầu tiên thì đơn của người nộp đầu tiên vẫn được xem là có cùng ngày nộp đơn với ngày nộp đơn đầu tiên và được ưu tiên bảo hộ.

Điểm 5: Lựa chọn đại diện sở hữu công nghiệp uy tín

Nên tham khảo nhiều đại diện để quyết định chọn ra một đại diện uy tín và có thương hiệu tốt trên thị trường để uỷ quyền đăng ký, ít nhất đó cũng phải là một Đại diện của Cục SHTT vì họ được phép nhận và theo dõi đơn của khách hàng thay cho khách hàng (nêu lưu ý)

Điểm 6: Đóng phí và theo dõi thời hạn đơn chuẩn xác

Cục sở hữu trí tuệ có quyền từ chối cấp văn bằng nếu chủ đơn không nộp phí đúng hạn hoặc quên không đóng phí gia hạn văn bằng sau 10 năm vì vậy cần phải hết sức chú ý đến vấn đề này khi đăng ký hoặc gia hạn hiệu lực nhãn hiệu.

Trên đây là toàn bộ thông tin về đăng kí thương hiệu mà Vietjack.me đã tổng hợp được. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích được cho các bạn.

1 338 13/08/2023