Nghĩa vụ quân sự là gì? Bao nhiêu tuổi phải đi nghĩa vụ? TOP 6 câu hỏi thường gặp khi đi nghĩa vụ quân sự

Một trong những nghĩa vụ bắt buộc đối với công dân Việt Nam đó là thực hiện nghĩa vụ quân sự. Vậy bạn hiểu thế nào về khái niệm nghĩa vụ quân sự là gì? Công dân Việt Nam ở độ tuổi nào được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc trên cho bạn.

1 290 lượt xem


Nghĩa vụ quân sự là gì? Bao nhiêu tuổi phải đi nghĩa vụ? TOP 6 câu hỏi thường gặp khi đi nghĩa vụ quân sự

         Một trong những nghĩa vụ bắt buộc đối với công dân Việt Nam đó là thực hiện nghĩa vụ quân sự. Vậy bạn hiểu thế nào về khái niệm nghĩa vụ quân sự là gì? Công dân Việt Nam ở độ tuổi nào được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc trên cho bạn.

1. Nghĩa vụ quân sự là gì?

Theo khoản 1, Điều 4 trong Chương I của Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành có ghi rõ:

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

Theo đó, tất cả công dân của Việt Nam đang ở trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội,tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ học vấn hay nghề nghiệp cũng như nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự.

Như vậy, nghĩa vụ quân sự là một trong những nghĩa vụ  bắt buộc phải thực hiện của công dân Việt Nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Nghĩa vụ quân sự là gì? Bao nhiêu tuổi phải đi nghĩa vụ? TOP 6 câu hỏi thường gặp khi đi nghĩa vụ quân sự  (ảnh 1)

2. Độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự

Đăng ký nghĩa vụ quân sự là chính việc lập hồ sơ về nghĩa vụ quân sự của công dân Việt Nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Nghĩa vụ quân sự là gì? Bao nhiêu tuổi phải đi nghĩa vụ? TOP 6 câu hỏi thường gặp khi đi nghĩa vụ quân sự  (ảnh 1)

Về độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự, Điều 12 trong Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 có nêu rõ:

- Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.

- Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đủ 18 tuổi trở lên.

Theo Điều 30 chương IV trong Luật Nghĩa vụ nói về độ tuổi gọi nhập ngũ chi tiết như sau:

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Từ đó, độ tuổi đăng ký nhập ngũ theo Luật quy định là nam từ 17 tuổi trở lên nếu bạn tự nguyện muốn đăng ký nghĩa vụ quân sự, còn đối với nữ là 18 tuổi trở lên nhưng phải có thêm một số tiêu chuẩn theo quy định.

Còn độ tuổi gọi nhập ngũ bắt buộc sẽ là công dân từ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Trong trường hợp công dân nam đang trong quá trình đào tạo trình độ đại học, cao đẳng đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo đại học, cao đẳng thì sẽ gia hạn tuổi được gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Ngoài tiêu chuẩn về độ tuổi để đăng ký nghĩa vụ quân sự thì cũng sẽ có những tiêu chuẩn về chính trị, sức khỏe cũng như tiêu chuẩn về văn hóa để đảm bảo đủ tiêu chuẩn tuyển quân, tiêu chuẩn được được quy định rất chi tiết cụ thể trong Thông tư số 148/2018/TT-BQP quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.

Tuy nhiên, ngoài đáp ứng đủ điều kiện trong độ tuổi nhập ngũ như đã nêu ở trên thì bạn vẫn phải chú ý đến tiêu chuẩn của công dân được gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ nếu tham gia Công an nhân dân, chi tiết tiêu chuẩn được nêu rõ ở Điều 31 chương IV trong Luật Nghĩa vụ quân sự, đó là:

- Có lý lịch rõ ràng.

- Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo quy định.

- Có trình độ văn hóa phù hợp.

Bên cạnh đó, thì tiêu chuẩn công dân nếu được gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân sẽ theo quy định cụ thể tại Điều 7 của Luật Công an nhân dân.

3. Trách nhiệm của công dân trong độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự

Nội dung trên đã giải thích cho các bạn khái niệm nghĩa vụ quân sự là gì? Vậy trách nhiệm của công dân trong độ tuổi đăng ký nghĩa vụ dân sự là như thế nào? Cụ thế, đó chính là:

- Tuyệt đối phải trung thành với Đảng và Nhà nước cũng như nhân dân lao động. Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao phó.

- Tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, kiên quyết bảo vệ tài sản của đất nước, cũng như sẵn sàng bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.

- Gương mẫu thực hiện, chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và những điều lệnh, điều lệ của khi tham gia nghĩa vụ quân sự.

- Luôn cố gắng không ngừng và ra sức học tập chính trị, quân sự, văn hoá, kỹ thuật nghiệp vụ, rèn luyện tính tổ chức, kỷ luật, thể lực cũng như  không ngừng nâng cao bản lĩnh chiến đấu và vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

Nghĩa vụ quân sự là gì? Bao nhiêu tuổi phải đi nghĩa vụ? TOP 6 câu hỏi thường gặp khi đi nghĩa vụ quân sự  (ảnh 1)

4. Nghĩa vụ quân sự gồm mấy ngạch

Nghĩa vụ quân sự gồm mấy ngạch cũng là một câu hỏi được nhiều công dân quan tâm khi đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Nghĩa vụ quân sự gồm 02 ngạch, cụ thể:

- Phục vụ tại ngũ: Phục vụ thường trực trong quân đội

- Phục vụ trong ngạch dự bị: Để sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội

5. Đi nghĩa vụ quân sự làm những gì?

Sau khi đã giải đáp thắc mắc cho các bạn về nghĩa vụ quân sự là gì? Tiếp theo trong nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cho bạn đi nghĩa vụ quân sự làm những gì?

5.1 Phục vụ tại ngũ

Phục vụ tại ngũ là phải thực hiện các công việc được giao nhiệm vụ trong quân đội, sẽ tùy thuộc vào vị trí và đơn vị được tiếp nhận.

Trong thời bình, thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ là 24 tháng.

Ngoài ra, thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan , binh sĩ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 6 tháng trong những trường hợp dưới đây:

- Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;

- Đang thực hiện nhiệm vụ  trong việc phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.

Bên cạnh đó, nếu trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thì thời hạn phục vụ tại ngũ của các hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.

Khi thực hiện nghĩa vụ quân sự, nếu các hạ sĩ quan, binh sĩ có trình độ chuyên môn kỹ thuật sẽ được ưu tiên sử dụng vào những vị trí công tác phù hợp với nhu cầu của quân đội theo quy định.

Thêm nữa, sau khi hết thời gian phục vụ tại ngũ theo quy định, xét thấy có đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của quân đội, nếu hạ sĩ quan, binh sĩ tự nguyện đồng thời quân đội cũng có yêu cầu thì được tuyển chọn sang phục vụ theo chế độ của sĩ quan, quân dân chuyên nghiệp hoặc là công nhân, viên chức quốc phòng theo luật pháp quy định.

5.2 Phục vụ trong ngạch dự bị

Trong phục ngạch dự bị thì hạ sĩ quan, binh sĩ được chia thành hạ sĩ quan, binh sĩ hạng một và hạ sĩ quan, binh sĩ hạng hai.

Việc huấn luyện đối với những hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một, cụ thể:

- Với tổng thời gian không quá 12 tháng phải tham gia huấn luyện và diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên cũng như sẵn sàng chiến đấu trong đơn vị dự bị động viên

- Hằng năm, số lượng hạ sĩ quan và binh sĩ dự bị hạng một sẽ được gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu theo thủ tướng Chính phủ quyết định

- Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ quyết định: phân bổ chỉ tiêu cho các đơn vị quân đội; quy định số lần và thời gian huấn luyện của mỗi lần; quy định giữa các lần huấn luyện, được gọi các hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị tập trung để kiểm tra sẵn sàng động viên và sẵn sàng chiến đấu trong thời gian không quá 07 ngày.

Nếu trường hợp cần thiết thì được quyền giữ hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị ở lại huấn luyện thêm không quá 02 tháng nhưng tổng số thời gian không vượt quá thời gian quy định đã được nêu rõ tại điểm a khoản 1 Điều này.

Còn việc huấn luyện đối với binh sĩ dự bị hạng hai do Chính phủ quy định chi tiết cụ thể trong Nghị định 14/2016/NĐ-CP tại chương IV:

Huấn luyện binh sĩ dự bị hạng hai phải đúng đối tượng, đủ số lượng và thời gian, đúng nội dung, chương trình quy định cho từng đối tượng; phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng lực lượng dự bị động viên và sẵn sàng chiến đấu của Quân đội nhân dân.

Ngoài ra, những hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị đã được biên chế vào đơn vị dự bị động viên trước khi tập trung huấn luyện, diễn tập đều được kiểm tra sức khỏe

Trên đây là toàn bộ là những giáp đáp về nghĩa vụ quân sự là gì? Độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự. Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn.

5.3. Nghĩa vụ quân sự năm 2024 đi mấy năm?

Căn cứ quy định tại Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:

- Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;

- Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.

Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.

Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính từ ngày giao, nhận quân; trong trường hợp không giao, nhận quân tập trung thì tính từ ngày đơn vị Quân đội nhân dân tiếp nhận đến khi được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ.

Thời gian đào ngũ, thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam không được tính vào thời gian phục vụ tại ngũ.

6. Một số câu hỏi liên quan đến nghĩa vụ quân sự?

Nghĩa vụ quân sự là gì? Bao nhiêu tuổi phải đi nghĩa vụ? TOP 6 câu hỏi thường gặp khi đi nghĩa vụ quân sự  (ảnh 1)

Câu 1: Đi nghĩa vụ quân sự thì được lợi ích gì ? Quy định về chế độ hoãn, miễn nghĩa vụ quân sự mới nhất

Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ quy định về các chế độ đối với binh sĩ, hạ sĩ quan khi xuất ngũ như sau:

Trả lời:

1.1 Căn cứ pháp lý quy định về lợi ích khi nhập ngũ:

Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ

1.2. Luật sư tư vấn về quyền lợi được hưởng khi nhập ngũ:

1. Được nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần được hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, theo đó:

Điều 60: Bảo hiểm xã hội một lần

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

2. Được trợ cấp xuất ngũ một lần, cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ. Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau:

- Dưới 01 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ;

- Từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở;

- Từ trên 06 tháng trở lên đến 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.

3. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng, khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng; trường hợp nếu xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.

4. Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự khi xuất ngũ được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ.

5. Được đơn vị trực tiếp quản lý tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi xuất ngũ, mức chi 50.000 đồng/người; được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú theo quy định hoặc cấp tiền tàu, xe (loại phổ thông) và phụ cấp đi đường từ đơn vị về nơi cư trú.

Một số trường hợp cụ thể:

Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học tại các trường đó.

Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, khi xuất ngũ nếu có nhu cầu đào tạo nghề và đủ Điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề thì được hỗ trợ đào tạo nghề theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.

Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ; trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp. Trường hợp cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp đó đã giải thể hoặc không có cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan cùng cấp để giải quyết việc làm.

Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thì khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ; trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành; cơ quan Bảo hiểm xã hội địa phương nơi tổ chức kinh tế nói trên đóng bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành.

Hạ sĩ quan, binh sĩ được tiếp nhận vào làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức, các cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế được xếp lương theo công việc đảm nhiệm, thời gian phục vụ tại ngũ được tính vào thời gian công tác và được hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ sở kinh tế đó.

Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 và Khoản 1 Điều 48 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng Điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.

Câu 2. Cử nhân khi đi nghĩa vụ quân sự sẽ được ưu tiên gì ?

Trả lời:

Chế độ đối với người nhập ngũ được điều chỉnh bởi Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, theo đó người đi nhập ngũ sẽ được hưởng các chế độ như sau:

a) Được bảo đảm cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; được bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hóa, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội; được bảo đảm chế độ trong các ngày lễ, tết; được bảo đảm chăm sóc sức khỏe khi bị thương, bị ốm đau, bị tai nạn theo quy định của pháp luật;

b) Từ tháng thứ mười ba trở đi được nghỉ phép theo chế độ; các trường hợp nghỉ vì lý do đột xuất khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định;

c) Từ tháng thứ hai mươi lăm trở đi được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng;

d) Được tính nhân khẩu trong gia đình khi gia đình được giao hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác;

đ) Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác;

e) Được ưu đãi về bưu phí;

g) Có thành tích trong chiến đấu, công tác, huấn luyện được khen thưởng theo quy định của pháp luật;

h) Trong trường hợp bị thương, bị bệnh khi làm nhiệm vụ thi được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật;

i) Được Nhà nước bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế;

k) Được tạm hoãn trả và không tính lãi suất khoản vay từ Ngân hàng chính sách xã hội mà trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật;

l) Được ưu tiên trong tuyển sinh quân sự.

Khi xuất ngũ thì được hưởng những chế độ sau:

a) Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ;

b) Trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học ở các trường đó;

c) Được trợ cấp tạo việc làm;

d) Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ; trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp;

đ) Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thi khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ; trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật;

e) Được giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội;

g) Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 và khoản 1 Điều 48 của Luật này, khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.

Như vậy, nếu bạn nhập ngũ bạn sẽ được hưởng những chính sách chung đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ nói chung; luật không quy định đặc quyền riêng cho cử nhân đi nghĩa vụ quân sự.

Câu 3: Hoãn nghĩa vụ quân sự khi có em đang phục vụ tại ngũ?

Chào luật sư, Con năm nay 20 tuổi đang học tại học viện của quân đội. Anh trai con năm nay 25 tuổi và đang đi làm. Cho con hỏi là bây giờ con đang phục vụ tại quân đội thì anh con có được hoãn nghĩa vụ quân sự không ạ.

Trả lời:

Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, khi công dân thuộc một trong các trường hợp sau sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự:

Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ

1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân

đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

Như vậy, anh trai của bạn sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự vì có bạn là em trai đang phục vụ tại ngũ. Đối chiếu theo quy định trên thì anh trai bạn sẽ được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Câu 4. Ra mồ hôi tay chân nặng có đi nghĩa vụ quân sự không ?

Thưa luật sư, xin hỏi: năm nay em 24 tuổi có lệnh gọi nhập ngũ, em bị ra mồ hôi tay chân nặng từ nhỏ có được đi nghĩa vụ không ạ. Trường hợp này sẽ có thể được hoãn tạm thời hay được miễn không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự ? Cảm ơn luật sư.

Trả lời:

4.1 Căn cứ pháp lý để xin hoãn nhập ngũ:

- Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015

- Thông tư 148/2018/TT-BQP

- Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP

4.2 Tư vấn về điều kiện hoãn nhập ngũ khi bị các bệnh lý:

Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì công dân thuộc một trong các trường hợp sau sẽ tạm hoãn nghĩa vụ quân sự:

Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ

1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

Tiêu chuẩn sức khoẻ để gọi đi nhập ngũ được quy định cụ thể hơn tại Thông tư 148/2018/TT-BQP như sau:

a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự.

b) Đối với các đơn vị quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.

c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.

Trong đó loại sức khỏe được tính như sau:

a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;

b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;

c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;

d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;

đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;

e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

Đối với trường hợp của bạn thì cần phải xem bệnh ra mồ hôi tay nặng sẽ thuộc sức khỏe loại mấy. Ra mồ hôi nặng được hiểu là vào mùa hè cũng nh­­­ư mùa đông, bàn tay luôn nhớp nháp mồ hôi, sờ vào đầu ngón tay thấy lạnh, các kẽ đư­­­ờng chỉ bàn tay óng ánh mồ hôi thành vệt dài và thành giọt. Sau khi lau mồ hôi, để 5 - 6 phút mồ hôi lại tiết ra gần nh­­­ư cũ. Loại này cũng thư­­­ờng kèm theo ra mồ hôi toàn thân, nhất là khi cảm xúc.

Theo Bảng phân loại sức khỏe kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ra mồ hôi tay được tính điểm như sau:

47

Ra mồ hôi bàn tay hoặc cả bàn tay, bàn chân:

- Mức độ nhẹ

2

- Mức độ vừa

4

- Mức độ nặng

5

Như vậy trường hợp của bạn có một chỉ tiêu bị điểm 5 - thuộc loại sức khỏe trên thang điểm 5, dựa vào những phân tích ở trên, chỉ gọi nhập ngũ với công dân có sức khỏe loại 1, 2,3 cho nên bạn có thể được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

Câu 5. Sinh năm 2001 có thể đi nghĩa vụ quân sự không?

Thưa luật sư, xin hỏi: Con tôi được lệnh gọi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự năm nay con tôi 17 tuổi, tức sinh năm 2001 , đang đi học, đã học hết lớp 9 , nếu như con tôi nghỉ học thì có phải đi nghĩa vụ quân sự không ? Cảm ơn!

Trả lời:

Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành hướng dẫn về tiêu chuẩn đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau:

1. Về tuổi đời:

a) Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

b) Công dân nam được đào tạo cao đẳng, đại học đã tạm hoãn gọi nhập ngũ thì tuyển chọn gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

2. Tiêu chuẩn chính trị:

a) Thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị trong tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội.

b) Đối với các cơ quan, đơn vị trọng yếu, cơ mật và lực lượng vệ binh, kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng về cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội.

3. Tiêu chuẩn sức khoẻ:

a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự.

b) Đối với các đơn vị quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.

c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.

4. Tiêu chuẩn văn hóa:

a) Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao đến thấp. Những địa phương khó khăn, không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn công dân có trình độ văn hóa lớp 7.

b) Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển từ 20% đến 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.

Trường hợp này, khi cháu đủ 18 tuổi và thỏa mãn các yêu cầu trên thì hoàn toàn có thể đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự.

Câu 6: Đang học lớp 10 nhưng đã 18 tuổi thì có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Thưa luật sư, Tôi đang học lớp 10 nhưng do đi học cấp ba muộn nên năm nay đã 18 tuổi thì có phải đi nghĩa vụ quân sự không ? Cảm ơn và mong nhận được sư tư vấn của Luật sư!

Trả lời:

Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định trường hợp này như sau:

Đột tuổi gọi nhập ngũ:

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Để gọi đi nhập ngũ, không chỉ có độ tuổi mà công dân cũng cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn khác:

1. Công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lý lịch rõ ràng;

b) Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

c) Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;

d) Có trình độ văn hóa phù hợp.

Như vậy, xét về độ tuổi: với độ tuổi 18 mà học lớp 10 thì vẫn có thể được gọi nhập ngũ, bởi đã đủ điều kiện về độ tuổi và trình độ văn hóa.

Tuy nhiên, Luật nghĩa vụ quân sự cũng có quy định như sau:

Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ

1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

Trường hợp này bạn đang học phổ thông cho nên sẽ được tạm hoãn gọi nhập ngũ nếu gia đình có nhu cầu.

 

1 290 lượt xem