Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ theo luật quốc tế

Mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối với lãnh thổ của mình. Chủ quyền đó gọi là quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ. Trong thực tiễn cũng như trong khoa học pháp lý quốc tế có nhiều học thuyết khác nhau về quyền tối cao cùa quốc gia đối với lãnh thổ.

1 183 lượt xem


Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ theo luật quốc tế

1. Bản chất các học thuyết về quyền tối cao đối với lãnh thổ

Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ theo luật quốc tế (ảnh 1)

- Thuyết tài vật

Hình thành trong thời kỳ các quốc gia phong kiến, thuyết tài vật quan niệm quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ là quyền sở hữu của nhà nước và quyền sở hữu này đặt dưới sự quyết định của người đứng đầu nhà nước. Từ đó phát sinh hiên tượng lãnh thổ của quốc gia trở thành vật được đem trao đổi, mua bán, chuyển nhượng hay thừa kế, thậm chí trở thành tặng vật để cầu hôn, cầu hoà... Thuyết này để lại khá nhiều hậu quả nặng nề trong quan hệ giữa các quốc gia.

- Thuyết cai trị

Ra đời trong thời kỳ đầu của chù nghĩa tư bản, thuyết cai trị coi lãnh thổ quốc gia là khoảng không gian trong đó tồn tại quyền lực nhà nước, là phạm vi chủ quyền được thỉ hành trong giới hạn cùa lãnh thổ vùng đất, vùng nước, vùng trời của quốc gia. Học thuyết này nhìn nhận lãnh thổ là khoảng không gian thực hiện quyền lực quốc gia, đồng thời là tài sản vật chất đặc biệt.

- Thuyết thẩm quyền

Rúmi-xki đề xướng thuyết thẩm quyền vào năm 1906 và sau này Kensen, J.Rútxô và một số học giả khác phát triển thêm. Chủ trương của thuyết này chỉ đề cập mặt vật chất của lãnh thổ một cách tương đối còn nội dung cốt lõi của thuyết thẩm quyền là việc thừa nhận một tổng thể quyền lực của quốc gia sở tại và các quốc gia khác có công dân ở nước sở tại đó. Mặt trái của thuyết thẩm quyền là biện hộ cho chính sách bành trướng xâm lược và can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.

2. Nội dung cùa quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ

Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ được thể hiên ra ở hai phương diện cơ bản.

+ Phương diện quyền lực

Đây là sự tồn tại và phát triển của hệ thống cơ quan nhà nước với các hoạt động nhằm thực hiện quyền lực bao trùm lên tất cả các lĩnh vực của đời sống một quốc gia. Quyến lực này mang tính hoàn toàn, riêng biệt, không chia xẻ với bất cứ quốc gia nào khác và là chủ quyền thiêng liêng của từng quốc gia. Tất cả dân cư và hoạt động diễn ra trên lãnh thổ quốc gia đều thuộc về quyền lực này. Quốc gia thực hiện quyền tài phán của mình đối với người và tài sản trong phạm vi lãnh thổ một cách không hạn chế (trừ trường hợp vì lợi ích của toàn thể cộng đồng hay vì lợi ích của một số quốc gia nhất định và ý chí chủ quyền của nhân dân). Trên phạm vi lãnh thổ, quốc gia được quyền tiến hành mọi hoạt động vói điều kiện các hành vi đó không bị luật quốc tế cấm. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành các hoạt động hợp pháp, quốc gia cũng phải lưu ý đến một nguyên tắc có tính tập quán là không sử dụng chủ quyền lãnh thổ của mình làm thiệt hại đến chủ quyền lãnh thổ của quốc gia khác. Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ không loại trừ các ngoại lệ đã xuất hiên trong thực tiễn quan hê quốc tế như không áp dụng luật nước mình đối với các công dân nước ngoài trên lãnh thổ nước mình (viên chức ngoại giao - lãnh sự) hoặc không loại bỏ hiệu lực của luật nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ của mình nếu điều này được quy định trong luật quốc gia cũng như trong điều ước quốc tế. Ngược lại, hiệu lực pháp luật của các cơ quan quyền lực tư pháp có thể được mở rộng ra ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia nếu luật nước sở tại và điều ước quốc tế hữu quan cho phép.

Đi đôi với việc thực hiện chủ quyền lãnh thổ, quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng và bảo đảm quyền bất khả xâm phạm lãnh thổ của quốc gia khác. Đây là nghĩa vụ xuất phát từ nguyên tắc quan trọng của luật quốc tế, Nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ, với một số nội dung sau:

- Cấm đe dọa dùng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực để chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ;

- Biên giới quốc gia là ổn định và bất khả xâm phạm;

- Không sử dụng lãnh thổ quốc gia khi không có sự đồng ý của quốc gia đó;

- Không cho quốc gia khác sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại nước thứ ba.

+ Phương diện vật chất

Ngày nay, theo quan niệm đúng đắn được chấp nhân rộng rãi thì môi trường tự nhiên của quốc gia - đất đai, nước, không gian, rừng, khoáng sản, tài nguyên vùng lòng đất... là nội dung vật chất của lãnh thổ quốc gia và thuộc về quốc gia trong phạm vi được giới hạn bởi đường biên giới quốc gia. Quốc gia có quyền sở hữu một cách đầy đù, trọn vẹn trên cơ sở phù hợp vói lại ích cùa cộng đồng dân cư sống trên vùng lãnh thổ đó và phù hợp với các quyền dân tộc cơ bản. Mọi sự thay đổi hoặc định đoạt hên quan đến số phận của một vùng đất nào đó của lãnh thổ quốc gia phải dựa trên quyền dân tộc tự quyết mới được coi là hợp pháp.

Trong trường hợp thuê lãnh thổ quốc gia thì vùng lãnh thổ cho thuê vẫn là một bộ phận lãnh thổ quốc gia của nước cho thuê. Nước thuê lãnh thổ có quyền áp dụng quyền tài phán của mình (không phải chủ quyền) phù hợp vói thoả thuận được ghi nhận giữa hai bên.

Điểm tiến bộ cơ bản của luật quốc tế hiện đại là đã xây dựng các nguyên tắc và quy định bảo đảm cho quốc gia được thực hiện các quyền tôi cao của mình đối vói lãnh thổ một cách hữu hiệu, duy trì Hên tục và hoà bình quyền lực nhà nước trong phạm vi lãnh thổ thống nhất, toàn vẹn và bất khả xâm phạm.

Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ theo luật quốc tế (ảnh 1)

3. Quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia

Nội dung quy chế pháp lý cùa lãnh thổ quốc gia thổ hiện qua các văn bản pháp luật quốc gia gồm:

- Quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội phù hợp với nguyên vọng của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ mà không có sự can thiệp từ bên ngoài, dưới bất kỳ hình thức nào;

- Quyền tự do lựa chọn phương hướng phát triển đất nước, thực hiện những cải cách kinh tế-xã hội phù hợp với các đặc điểm của quốc gia. Các quốc gia khác có nghĩa vụ phải tôn trọng sự lựa chọn này;

- Quyền tự quy định chế độ pháp lý đối với từng vùng lãnh thổ của quốc gia;

- Quyền sở hữu hoàn toàn đôì với tất cả tài nguyên thiên nhiên frong lãnh thổ cùa mình;

- Thực hiện quyền tài phán đối vói mói công dân, tổ chức, kể cả các cá nhân, tổ chức nước ngoài trong phạm vi lãnh thổ quốc gia (trừ trường hợp pháp luật quốc gia hoặc điều ước quốc tế mà quốc gia tham gia hoặc ký kết có quy định khác);

- Quyền cùa quốc gia áp dụng các biện pháp cưỡng chế, điều chỉnh, kiểm soát hoạt động của các pháp nhân và người nước ngoài, kể cả các trường hợp quốc hữu hoá, tịch thu, ttưng thu tài sản của tổ chức, cá nhân nước ngoài có bồi thường hoặc không có bồi thường;

- Quyền quyết định sử dụng, thay đổi lãnh thổ phù hợp với pháp luật và lợi ích của cộng đồng dân cư sống trên phần lãnh thổ đó.

4. Xác lập chủ quyền lãnh thổ

Lãnh thổ quốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm nhưng không phải vì vậy mà lãnh thổ quốc gia không thể có những thay đổi một cách hợp pháp dựa trên những cơ sở và phương thức do luật quốc tế quy định.

Trước đây, khi chiến tranh được coi là phương tiên hợp pháp để giải quyết các tranh chấp quốc tế thì cơ sở xác lập chủ quyền lãnh thổ và thay đổi lãnh thổ quốc gia chủ yếu thông qua chiến tranh xâm chiếm lãnh thổ. Hiện nay, việc luật quốc tế hiện đại thừa nhận và khẳng định nguyên tắc cấm dùng vũ ỉực và đe dọa dùng vũ lực đã làm thay đổi hẳn cơ sở cùa xác lập chủ quyền lãnh thổ.

Các căn cứ sau đây được coi là điều kiện pháp lý để xác lập hợp pháp danh nghĩa chù quyền lãnh thổ cùa một quốc gia:

- Việc xác lập này phải dựa vào các phương thức thụ đắc lãnh thổ hợp pháp. Một phương thức thụ đắc lãnh thổ được coi là hợp pháp khi nó được tiến hành trên một đối tượng lãnh thổ phù hợp, ví dụ, đối tượng thụ đắc của phương thức chiếm cứ hữu hiệu là lãnh thổ vô chủ (terra nullius) hoặc lãnh thổ bị bỏ rơi (terra derelictio). Chủ thể xác lập danh nghĩa chủ quyền phải có tư cách quốc gia và được thực hiện theo đúng cách thức mà luật quốc tế về thụ đắc lãnh thổ đòi hỏi.

- Xác lập chủ quyền lãnh thổ cần phải dựa trên quyền dân tộc tự quyết của cư dân sống trên phần lãnh thổ được thụ đắc, bởi việc xác lập chủ quyền lãnh thổ không chỉ dựa trên một phương thức duy nhất.

Trong thực tiễn có hai phương thức thụ đắc lãnh thổ.

2.1 Thụ đắc lãnh thổ bằng phương thức chiếm cứ hữu hiệu

Theo quan điểm của khoa học pháp lý hiện đại, chiếm cứ hữu hiệu được hiểu là hành động của một quốc gia nhằm mục đích thiết lập và thực hiên quyền lực của mình trên một lãnh thổ vốn không phải là bộ phận của lãnh thổ quốc gia với ý nghĩa thụ đắc lãnh thổ đó. Đối tượng lãnh thổ được áp dụng phương thức thụ đắc hữu hiệu là lãnh thổ vô chủ hoặc lãnh thổ bị bỏ rơi. Cách đặt vấn đề hợp lý về khái niệm lãnh thổ vô chủ là:

- Lãnh thổ phải không có người ở vào thời điểm quốc gia thực hiện việc chiếm cứ;

- Lãnh thổ này chưa từng thuộc quyền sở hữu của bất cứ một quốc gia nào vào thòi điểm quốc gia chiếm cứ thực hiện việc chiếm cứ lãnh thổ đó.

Luật quốc tế cho rằng một lãnh thổ bị bỏ rcd là kết quả của cả hai yếu tố về hai phương diện vật chất (đó là sự vắng mặt của một sự quản lý thật sự trên lãnh thổ) và tâm lý (là ý định từ bỏ lãnh thổ của quốc gia đã từng là người chủ của lãnh thổ đó). Cụ thể:

- Lãnh thổ này không còn là đối tượng điều chỉnh, áp dụng của pháp luật quốc gia nữa;

- Quốc gia từ bỏ sự duy trì đời sống kinh tế, khai thác tiềm năng kinh tế trên hoặc trong lãnh thổ như không tiến hành thu thuế, khai thác tài ngùyên, khoáng sản...;

- Quốc gia xoá bỏ các thiết chế quản lý trên lãnh thổ;

- Quốc gia không thực hiên các hoạt động bảo vê chủ quyền lãnh thổ, từ bỏ việc bảo hộ lợi ích của cư dân sống trên lãnh thổ.

Hành động chiếm cứ hữu hiệu luôn được thực hiện bởi cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức công được nhà nước ủy quyền. Nội dung của chiếm cứ hữu hiệu bao gổm:

- Đó phải là sự chiếm cứ hợp pháp (đúng đối tượng và bằng biện pháp hoà bình). Mọi hành vi sử dụng vũ lực chiếm cứ một lãnh thổ đã có chủ đều bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế;

- Phải có sự chiếm cứ thực sự. Biểu hiện cụ thể của hành vi chiếm cứ thực sự là đưa công dân cùa nước mình tới định cư trên lãnh thổ mới, thiết lập trên đó bộ máy quản lý hành chính, chính thức đưa vào bản đồ quốc gia vùng lãnh thổ mới đó...;

- Chiếm cứ phải liên tục, hoà bình trong một thời gian dài không có tranh chấp;

- Việc chiếm cứ lãnh thổ phải được thực hiện với mục đích nhằm tạo ra một danh nghĩa chú quyền lãnh thổ.

Cũng có cách lý giải khác về hình thức chiếm cứ hữu hiệu như cách đặt vấh đề của giáo sư Monique Chemillier - Gendreau cho rằng, chiếm cứ hữu hiệu được thực hiện qua ba bước. Đầu tiên là sự phát hiện, kế đến là việc khẳng định công khai về chủ quyền và cuối cùng là sự tăng cường các yếu tố vật chất, chính tri.

Tóm lại, đây là một phương thức thụ đắc lãnh thổ có giá tri pháp lý cao.

2.2 Phương thức thụ đắc dựa trên sự chuyển nhượng tự nguyện

Đây là sự chuyển giao một cách hoà bình danh nghĩa chủ quyền trên một lãnh thổ từ quốc gia này sang quốc gia khác thông qua nhiều hình thức như qua điều ước quốc tế, qua trao đổi, mua bán. Phương thức này chuyển cho người chủ mói một danh nghĩa hợp pháp.

Ngoài ra, còn có thụ đắc lãnh thổ dựa trên tính kế cận địa lý. Thực tiên pháp lý quốc tế đã chỉ ra rằng, tính kế cận về mặt địa lý (terra firma) chưa bao giờ được coi là danh nghĩa tạo nên chủ quyền quốc gia, mặc dù đã cố những quốc gia đòi hỏi danh nghĩa chủ quyền của mình xuất phát từ tính kế cân về địa như trường hợp lập luận của Arhentina đối với quần đảo Manvinát, Philippin đối với quần đảo Trường Sa...

Bản chất pháp lý của thụ đắc lãnh thổ là việc xác lập chù quyền trên một lãnh thổ nhất định mà tính kế cận thì không thể tạo ra bất cứ danh nghĩa gì cho quốc gia nơi có lãnh thổ ở gần nhất, khi mà quốc gia ấy lại không thực hiên bất cứ hoạt động gì để xác lập chủ quyền của mình. Giá trị của tính kế cận về địa lý chỉ là khả năng xác lập chù quyền quốc gia ttên lãnh thổ cố phần thuận lợi hơn so với quốc gia khác. Còn nếu dựa trên yếu tố kề cận địa lý mà lãnh thổ thuộc về quốc gia gần nhất thì sự thụ đắc này phải được giải quyết trên cơ sở thoả thuận giữa các bên, bởi để được coi là một đơn vị địa lý thống nhất, các vùng đất phải thoả mãn nhiều điều kiên chặt chẽ về khoảng cách tự nhiên, điều kiện khí hậu và các điều kịện khác như điều kiện văn hoá-xã hội, kinh tế, chính tri, lịch sử.

Nhìn chung, việc xác lập danh nghĩa chủ quyền có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định người chủ thực sự của một lãnh thổ và một cộng đồng dân cư ổn định. Danh nghĩa này không chỉ tồn tại về phương diện pháp lý mà còn cả về phương diện thực tế. Danh nghĩa đó được khẳng định qua việc thực hiện chủ quyền quốc gia về mọi phương diện.

1 183 lượt xem