Lực lượng sản xuất là gì? Quan hệ sản xuất là gì? Mối quan hệ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở Việt Nam
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đang từng bước nỗ lực đổi mới, đưa đất nước phát triển đi lên thoát nghèo, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa Mác - Lênin cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng và Nhà nước xác định là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Trên cơ sở đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cách tiếp cận về chủ nghĩa Mác - Lênin ở nhiều góc độ và phương diện khác nhau trong đó không thể thiếu mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Vậy mối quan hệ này được hiểu như thế nào? Cùng tìm hiểu với Vietjack.me nhé!
Lực lượng sản xuất là gì? Quan hệ sản xuất là gì? Mối quan hệ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở Việt Nam
1. Lực lượng sản xuất là gì?
Lực lượng sản xuất là tổng hợp các yếu tố về cả vật chất lẫn tinh thần tạo thành sức mạnh cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn và phát triển của con người. Lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất và người lao động.
Tư liệu sản xuất là tư liệu để tiến hành sản xuất gồm tư liệu lao động (công cụ lao động: máy móc, ... ; đối tượng lao động khác: phương tiện vận chuyển sản phẩm, ...) và đối tượng lao động (những nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiên: gỗ, ... hoặc nhân tạo: polime, ...)
Người lao động là chủ thể trong quá trình sản xuất và lao động, là người tao ra và sử dụng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Với thời đại phát triển như ngày nay khoa học kỹ thuật đã khiến cho nền khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp ở một số ngành nghề.
2. Quan hệ sản xuất được hiểu như thế nào?
Quan hệ sản xuất là mối quan hê giữa người với người trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội, bao gồm:
- Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất: thể hiện chủ sở hữu của một nhà máy, xí nghiệp, các thiết bị, các nguyên nhiên vật liệu trong quá trình sản xuất. Là quan hệ giữ vai trò quan trọng nhất quyết định các mối quan hệ sau và đồng thời tác động trở lại bằng việc thúc đẩy hoặc kìm hãm
- Quan hệ trong tổ chức, quản lý quá trình sản xuất: thể người người có quyền quản lý, tổ chức, điều hành quá trình sản xuất
- Quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất: thể hiện người phân phối, thành quả của quá trình sản xuất được chia cho những ai và cách chia như thế nào.
3. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Lực lượng sản xuất có vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của quan hệ sản xuất. Ứng với mỗi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đòi hỏi phải có một quan hệ sản xuất phù hợp bởi lực lượng sản xuất sẽ không ngừng phát triển cao hơn nên quan he sản xuất cũng phải phát triển theo để tạo động lực cho lực lượng sản xuất
Quan hệ sản xuất tác động ngược trở lại với sự phát triển của lực lượng sản xuất, quy định mục đích, cách thức sản xuất, phân phối, trực tiếp ảnh hưởng đến thái độ của người lao động, năng suất, chất lượng, hiệu quả của quá trình sản xuất và cải tiến các công cụ lao động từ thô sơ đến tiên tiến, hiện đại.
Sự tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất sẽ diễn ra một là tích cực, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển hoặc là tiêu cực, kìm hãm lực lượng sản xuất không còn phù hợp nữa.
Lực lượng sản xuất không ngừng phát triển phá vỡ sự phù hợp về mặt trình độ của quan hệ sản xuất, đòi hỏi loại bỏ quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu thay vào đó là một quan hệ sản xuất cải tiến, phát triển hơn. Quá trình đó diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại tác động đến xã hội dẫn đến sự thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế xã hội.
4. Thực trạng mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở Việt Nam
Sau cuộc chiến tranh kéo dài để bảo vệ đất nước, kinh tế nước ta vốn đã nghèo nàn, lạc hậu lại càng trở nên trì trệ, khó khăn chồng chất khó khăn, lực lượng sản xuất còn thấp kém và không có điều kiện để phát triển. Khi ấy, trình đô của người lao động không cao, hầu hết đề không có kỹ năng chuyên môn và chưa được qua đào tạo, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp dựa theo kinh nghiệm được truyền miệng từ thế hệ trước. Rất ít trường dạy nghề, chủ yếu chỉ tập trung ở các thành phố lớn nên trình đô của người dân nơi này có phần cao hơn.
Tư liệu sản xuất đặc biệt là công cụ lao động nước ta thời kỳ đó còn rất thô sơ, lạc hậu, mặc dù tập chung sản xuất nông nghiệp nhưng công cụ lao động chủ yếu chỉ có cuốc, cày. Trong hoàn cảnh đó, Đảng và Nhà nước chủ trương xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất gồm thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh té hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của người dân lao động.
Trong thời kỳ bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hôi, đã nhấn mạnh sự tích cự của quan hệ sản xuất, nó mở đường tao đông lực cho sự phát triển lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, có nhiều nơi, người lao động không được chú trọng về trình độ cũng như thái độ nên đã trở nên thụ động trong cơ chế quan liêu bao cấp, Nhà nước đề cao vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất theo hướng tập thể hoá khiến người lao động bị biệt lập với đối tượng lao động. Quan hệ sản xuất lên cao tách rời lực lượng sản xuất dẫn đến sản xuất bị kìm hãm, đời sống nhân dân đi xuống, năng xuất lao động quá thấp hiến nên kinh tế nước ta lại lần nữa lâm vào khủng hoảng.
Nhận thức được điều đó, Đảng đã chủ trương đổi mới phương thức quản lý kinh tế và đã đạt được nhiều thành quả to lớn. Mở rộng nhiều trường dạy nghề ở các cấp, đôi ngũ trí thức tăng lên nhanh chóng với hàng ngàn sinh viên mỗi năm, đáp ứng đầy đủ nhu cầu lao động cho đất nước. Tuy nhiên thi trường lao động vẫn bị phân chia mất cân đối giữa cung và cầu ở một số ngành nghề, chất lượng lao động của nhân lực ở Việt Nam ta còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, biện pháp đẩy manh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm phát triển lực lượng sản xuất, tạo quan hệ sản xuất mới. Máy móc và các thiết bị thông minh, hiện đại ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề: nông nghiệp (máy cày, máy cấy, ....), công nghiệp (máy chế tạo, máy chế biến, ...) nhưng nhìn chung vẫn còn nghèo nàn, chậm phát triển, hiệu quả còn chưa cao. Từ đây, Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy mọi năng lực sản xuất.
Trong khi lực lượng sản xuất đang không ngừng phát triển, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đa dạng các mối quan hệ xã hội đã bước đầu vận dụng đúng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế, tham gia nhiều tổ chức quốc tế: ASEAN, APEC, WTO, ... và đạt được nhiều thành tự đang kể: thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài (FDI, ODA, ...), xúc tiến manh thương mại, đầu tư, mở rộng xuất nhập khẩu. Đồng thời ban hành nhiều chính sách và pháp luật để hoàn thiện các mặt của quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Đảng và Nhà nước đã sớm xác định các đột phá chiến lược, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây được coi là điểm nhấn trong phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất.
Xem thêm các chương trình khác: