Tổ chức chính trị là gì? Quy định Hiến Pháp về hệ thống chính trị?
Tổ chức chính trị là tổ chức chính trị là tổ chức lấy hoạt động chính trị làm hình thức hoạt động chủ yếu của mình, trong đó vấn đề chính quyền, tham gia, sử dụng, phát huy hiệu lực của chính quyền nhà nước chỉ phối toàn bộ hoạt động của mình.
Tổ chức chính trị là gì? Quy định Hiến Pháp về hệ thống chính trị?
1. Quy định chung về tổ chức chính trị
Tổ chức chính trị thường có hệ thống tổ chức chặt chẽ, có chính cương, điều lệ, có kỉ luật sinh hoạt chặt chẽ.
Hình thức tổ chức chính trị tiêu biểu là các chính đảng - đẳng chính trị, thường là bộ phận tiêu biểu của một giai cấp. Đảng cộng sản là tổ chức chính trị bao gồm những phần tử ưu tú, tiên phong của giai cấp công nhân.
Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức chính trị duy nhất. Trong hệ thống chính trị của xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp.
Tổ chức chính trị là tổ chức mà thành viên gồm những người cùng hoạt động với nhau vì một khuynh hướng chính trị nhất định. Sự tồn tại công khai, hợp pháp của các tổ chức chính trị phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và cả xã hội.
Đảng cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình” (Điều 4).
Đảng cộng sản Việt Nam có cơ cấu tổ chức và cách thức sinh hoạt chặt chẽ theo điều lệ. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật.
2. Phân tích hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay
Hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay bao gồm Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức xã hội khác (Điều 4, Điều 9 Hiến pháp năm 2013).
Là hệ thống chính tộ xã hội chủ nghĩa, Hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay có một số đặc điểm sau đây:
Một là, hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay ra đời cùng với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước Việt Nam mới, mặc dù nhiều tổ chức thành viên của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời trước Nhà nước như Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Hội nông dân...
Hai là, trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay luôn có sự thống nhất cao về ý chí và hành động giữa các tổ chức thành viên. Tính thống nhất đó bắt nguồn từ sự thống nhất về kinh tế, chính trị, tư tưởng... Hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
“Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biếu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhãn dân lao động và của cả dân tộc, lẩy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” (Điều 4 Hiến pháp năm 2013).
Các tổ chức khác nhau trong hệ thống chính trị có mục đích chính trị riêng, tuy nhiên tất cả các tổ chức này đều gặp nhau ở mục tiêu cuối cùng là xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc.
Ba là, hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay là hệ thống chính trị đơn đảng. Trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, chỉ tồn tại một đảng chính trị, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam; toàn bộ hệ thống chính trị đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là điều kiện quan trọng đảm bảo sự ổn định về chính trị của nước ta.
Bốn là, trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, các tổ chức chính trị - xã hội khác như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Hội nông dân... là cơ sở chính trị của Nhà nước. Phần lớn các tổ chức này đều do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức nên trong cuộc đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức này được xem là chỗ dựa vững chắc về mặt chính trị cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, các tổ chức này cũng chịu sự tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ từ phía Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Năm là, hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay thể hiện tính dân chủ rộng rãi. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện để tổ chức và vận hành hệ thống chính trị. Các tổ chức cấu thành hệ thống chính trị đều được tổ chức và hoạt động trên nguyên tắc dân chủ nhằm thực hiện có hiệu quả quyền lực của nhân dân.
Sáu là, trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tính tích cực chính trị của nhân dân luôn được phát huy. Đặc điểm này thể hiện ở việc nhân dân tích cực tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến vào những quyết sách chính trị lớn của đất nước và tích cực thực hiện những quyết sách chính trị đó; ủng hộ Nhà nước cả vật chất và tinh thần để giải quyết những vấn đề chính trị của đất nước; tích cực tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội...
Trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, Nhà nước giữ vị trí trung tâm và có vai trò chủ đạo đối với quản lí xã hội nhờ có những ưu thế riêng có của mình như các nhà nước đương đại khác. Nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với Đảng và các tổ chức xã hội khác. Nội dung mối quan hệ đó thể hiện ở vai trò của hai bên đối với nhau.
- Trong quan hệ giữa Nhà nước với Đảng Cộng sản Việt Nam thì Nhà nước là phương tiện quan trọng nhất để đưa đường lối, chính sách của Đảng vào cuộc sống thông qua ba hình thức hoạt động chủ yếu là xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật nhằm thực hiện mục tiêu mà Đảng đã đặt ra là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Bên cạnh đó, Nhà nước có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở pháp lí, vật chất, tinh thần cho Đảng hoạt động và bảo vệ uy tín, danh dự, sinh mệnh của Đảng trước âm mưu và hành động phá hoại của các lực lượng thù địch.
Đảng Cộng sản Việt Nam “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước”. Đảng lãnh đạo một cách toàn diện từ tổ chức đến các hoạt động của nhà nước. Đảng lãnh đạo đối với Nhà nước bằng việc Đảng vạch ra đường lối chiến lược về đối nội, đối ngoại để Nhà nước thể chế hoá thành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Nhà nước, giới thiệu đảng viên và người ngoài đảng đủ năng lực và phẩm chất để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, bố trí vào những vị trí chủ chốt trong bộ máy nhà nước hoặc để cử tri bầu vào các cơ quan dân cử trực tiếp; thường xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, tác phong cho cán bộ, đảng viên và người ngoài Đảng làm việc trong bộ máy nhà nước; kiểm ưa hoạt động của bộ máy nhà nước; chỉ đạo công cuộc cải cách, hoàn thiện bộ máy nhà nước và cuộc đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong bộ máy nhà nước hiện nay. Các phương pháp chủ yếu mà Đảng sử dụng để lãnh đạo Nhà nước là tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục và tự nêu gương của đảng viên làm việc trong bộ máy nhà nước.
Trong điều kiện một đảng cầm quyền, việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Nhà nước và Đảng ưên cơ sở phân định rõ chức năng của Nhà nước với chức năng của Đảng có ý nghĩa quan ưọng để Nhà nước phát huy hết hiệu lực của mình nhưng vẫn chịu sự lãnh đạo của Đảng, còn Đảng vẫn lãnh đạo được Nhà nước nhưng không làm thay Nhà nước. Việc phân định đó chỉ có thể được thực hiện bằng công cụ pháp luật mới bảo đảm được sự chắc chắn và bền vững.
- Quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức chính trị xã hội khác là quan hệ tương hỗ, tác động qua lại lẫn nhau. Đó là quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bên theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và quy chế phối hợp công tác giữa các bên.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Các tổ chức Công đoàn, Hội nông dân, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phổi họp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội khác tham gia xây dựng bộ máy nhà nước; kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, nhân viên nhà nước; tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, phản biện, đóng góp ý kiến đối với chính sách, pháp luật của nhà nước; kiến nghị với nhà nước về những vấn đề liên quan; thực hiện quản lí nhà nước trong những trường họp được giao; tuyên truyền giáo dục pháp luật đối với hội viên của mình; cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên tổ chức mình cũng như của nhân dân...
Nhà nước tạo khuôn khổ pháp lí cho việc tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội; tạo điều kiện cho các tổ chức đó tham gia quản lí nhà nước và xã hội; cung cấp các phương tiện vật chất, kĩ thuật và tạo các điều kiện thuận lợi khác về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ pháp luật cho nó hoạt động; kiểm tra giám sát hoạt động của nó; bảo vệ các tổ chức đó trước những hành vi xâm hại từ phía cá nhân, tổ chức khác; xử lí những tổ chức cũng như thành viên của tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật; xem xét, giải quyết và trả lời kiến nghị của các tổ chức đó...
Đế củng cố và tăng cường mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức xã hội thì Nhà nước cần luôn luôn đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp quản lí các tổ chức xã hội, sao cho Nhà nước vẫn quản lí được các tổ chức đó bằng pháp luật nhưng lại không can thiệp vụn vặt, quá mức cần thiết vào tổ chức và hoạt động của họ; chống mọi biểu hiện “hành chính hoá” tổ chức xã hội; hoàn thiện chính sách, pháp luật về tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội; tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức xã hội; xử lí kịp thời, nghiêm minh, nhanh chóng mọi vi phạm pháp luật của các tổ chức xã hội và thành viên của các tổ chức ấy; thường xuyên tổng kết việc quản lí các tổ chức xã hội bằng pháp luật để thấy được ưu điểm để phát huy và nhận ra nhược điểm để khắc phục. Các tổ chức xã hội cũng cần đổi mới tổ chức theo hướng gọn, nhẹ, tinh thông và hiệu quả; đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động để lôi cuốn tất cả thành viên vào mọi hoạt động của tổ chức; tham gia tích cực hơn nữa vào xây dựng, củng cố, hoàn thiện, bảo vệ Nhà nước, vào công tác xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật; tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, văn hoá, đạo đức cách mạng cho tất cả các thành viên nhằm bồi dưỡng và nâng cao lập trường chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ văn hoá và lối sống của con người mới; thường xuyên tổng kết việc tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội để rút ra bài học kinh nghiệm cho các hoạt động sau.
Xem thêm các chương trình khác: