Cách trích dẫn tài liệu từ các nguồn văn bản mới nhất năm 2024

Trong khi làm luận văn, luận án, nghiên cứu khoa học thì việc trích dẫn tài liệu tham khảo của các tác giả khác cũng rất cần thiết và giúp cho bài luận văn có thêm luận cứ thuyết phục hơn khi kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo chuẩn nhất năm 2024 sẽ có trong bài viết sau đây.

1 240 lượt xem


Cách trích dẫn tài liệu từ các nguồn văn bản mới nhất năm 2024

1. Khái niệm tài liệu tham khảo và trích dẫn tài liệu tham khảo

1.1. Tài liệu tham khảo là gì?

Tài liệu tham khảo là một thuật ngữ tổng quát chỉ danh sách các nguồn tư vấn được sử dụng khi nghiên cứu một chủ đề nhất định. Chúng thường được người viết đề cập đến trong luận văn, báo cáo, bài tiểu luận… của mình. Tài liệu đó có thể được lấy từ sách, báo, trang web…

Tài liệu tham khảo được sử dụng để phục vụ cho việc xây dựng một tác phẩm văn bản. Cụ thể, chúng được xem là nguồn tư vấn để tiến hành nghiên cứu.

1.2. Trích dẫn tài liệu tham khảo là gì?

Trích dẫn tài liệu tham khảo là hành động đề cập đến nguồn thông tin mà người viết sử dụng trong tác phẩm của mình. Việc đề cập này giúp người đọc dễ nhận biết nguồn gốc của thông tin trong tác phẩm đó.

Việc viết các bài học thuật không chỉ dựa trên kiến thức của một tác giả. Vì vậy khi bạn tham khảo nội dung của một người khác, việc cần làm là ghi lại thông tin của tài liệu đã tham khảo. Hay nói cách khác là trích dẫn tài liệu tham khảo.

Như vậy trích dẫn tài liệu tham khảo là hành động đề cập đến một vấn đề nào đó bằng văn bản hoặc lời nói để sao lưu nguồn thông tin. Nguồn tài liệu liên quan phải được trích dẫn ngay khi thông tin được sử dụng.

2. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo chuẩn nhất năm 2023

2.1. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong bài luận văn

Có 3 cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong bài luận văn:

  • Trích dẫn trực tiếp
  • Trích dẫn gián tiếp
  • Trích dẫn thứ cấp
STT CÁC LOẠI TRÍCH DẪN NỘI DUNG LƯU Ý
1 Trích dẫn trực tiếp
- Là kiểu trích dẫn nguyên văn lại một câu, một đoạn văn hay hình ảnh, quy trình, sơ đồ… của bản gốc vào bài viết.- Hình thức trình bày: “Nội dung trích dẫn” (Tên tác giả, năm phát hành tác phẩm, số trang) Lưu ý:- Lời trích dẫn không được sai bất kỳ chi tiết nào so với bản gốc, phải đảm bảo đúng từng câu, từng chữ, từng hình ảnh và dấu câu.- Dùng quá nhiều trích dẫn tài liệu tham khảo dạng này sẽ khiến bài viết đơn điệu và nặng nề.
2 Trích dẫn gián tiếp
- Là hình thức mà người viết diễn đạt lại thông tin, ý tưởng của người khác theo cách nói của mình. Nghĩa là không bắt buộc phải nguyên văn so với bản gốc.- Hình thức trình bày: Thêm tên tác giả và năm phát hành tác phẩm vào nội dung trích dẫn. Lưu ý:- Mặc dù không cần thiết phải đúng từng câu chữ nhưng vẫn phải đảm bảo trung thành và không sai lệch so với bản gốc.- Khi trích dẫn, cần thận trọng để tránh diễn đạt sai nội dung của bản gốc.- Cách trích dẫn tài liệu tham khảo này thường được dùng trong các nghiên cứu khoa học.
3 Trích dẫn thứ cấp
- Là hình thức mà người viết trích dẫn tài liệu tham khảo thông qua trích dẫn tài liệu của một tác giả khác. Đây là trường hợp người viết muốn trích dẫn thông tin từ tác giả X nhưng không tìm được bản gốc của tác giả X. Lúc này người viết phải trích dẫn thông qua tài liệu của tác giả Y. - Lưu ý: Trừ những trường hợp ngoại lệ thì vẫn nên tiếp cận với tài liệu gốc thay vì trích dẫn thứ cấp. Như vậy tính khoa học của bài viết sẽ càng cao.

2.2. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong danh mục liệt kê

Cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong danh mục liệt kê Cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong danh mục liệt kê Danh mục tài liệu tham khảo cho phép người đọc có thể xác định và truy cập vào từng tài liệu được trích dẫn và tham khảo mà người viết đã sử dụng để nghiên cứu cho bài viết của mình. Chính vì thế, danh mục tham khảo cần bao gồm những thông tin chính xác theo từng loại tài liệu cụ thể và phải được trích dẫn theo một cách thống nhất trong toàn bộ bài viết.

Trích dẫn theo loại hình tài liệu: Tùy theo từng dạng tài liệu tham khảo như sách, báo, tạp chí, văn bản Nhà nước, trang web... sẽ có các hình thức và nội dung trích dẫn khác nhau. Dưới đây Trung tâm sẽ hướng dẫn cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo 7 loại hình tài liệu phổ biến được sử dụng trong các bài luận văn, đồ án, nghiên cứu khoa học... (Mỗi loại hình bao gồm 2 mẫu cho tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh, chú ý các dấu chấm, phẩy ngoặc, khoảng trống, in nghiêng, in hoa).

STT CÁC LOẠI TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁCH TRÍCH DẪN
1 Tài liệu tham khảo là sách
Cách trích dẫn:+ Tên (các) tác giả. (Năm xuất bản). Tên sách in nghiêng. (Lần xuất bản từ lần thứ 2). Nơi phát hành: Nhà xuất bản.
2 Tài liệu tham khảo là một chương (một phần) trong sách
Cách trích dẫn:+ Tên (các) tác giả. (Năm xuất bản). Tên chương. Trong Tên (các) biên tập viên (Ed/Eds.), Tên sách in nghiêng (số trang). Nơi phát hành: Nhà xuất bản.
3 Tài liệu tham khảo là bài báo trên tạp chí, tập san khoa học in và trực tuyến
Cách trích dẫn:+ Tên (các) tác giả. (Năm phát hành). Tên bài viết. Tên tạp chí, tập san in nghiêng, số tập (số phát hành), số trang. DOI hoặc URL (đối với tài liệu trực tuyến)
4 Tài liệu tham khảo là bài thuyết trình, phát biểu trong hội nghị
Cách trích dẫn:+ Tên (các) người trình bày. (Ngày, tháng, năm phát hành). Tiêu đề đóng góp in nghiêng [Loại đóng góp]. Tên hội nghị, Địa điểm hội nghị. DOI hoặc URL
5 Tài liệu tham khảo là luận án, luận văn, khóa luận
Cách trích dẫn:+ Tên (các) tác giả. (Năm in tài liệu). Tên luận văn/luận án in nghiêng [Loại tài liệu, Cơ sở đào tạo]. Tên cơ sở lưu trữ dữ liệu. URL
6 Tài liệu tham khảo trên trang web (nguồn internet)
Cách trích dẫn:+ Tên (các) tác giả. (Năm phát hành). Tiêu đề trang in nghiêng. Tên trang web. Thông tin truy cập ngày, tháng, năm, từ URLLưu ý: Nếu bài viết không có tên tác giả thì chuyển tên tài liệu lên trước thay thế cho tên tác giả.
7 Tài liệu tham khảo là văn bản Nhà nước
Cách trích dẫn:+ Đơn vị nhà nước. (Năm phát hành). Tiêu đề in nghiêng. Nhà xuất bản. DOI hoặc URLLưu ý: Khi Bộ, cơ quan hoặc Ủy ban Nhà nước tạo ra và sản xuất tài liệu thì có thể bỏ qua tên nhà xuất bản.
8 Tài liệu tham khảo bằng các ngôn ngữ khác Latin
Với các nguồn TLTK sử dụng ngôn ngữ khác Latin như: tiếng Trung Quốc, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật…, có thể làm theo 2 cách trích dẫn tài liệu tham khảo sau:+ Trường hợp có bộ gõ tương ứng, chỉ phiên âm họ tên tác giả sang tiếng Latin, họ tên theo ngôn ngữ gốc đặt trong dấu ngoặc vuông ‘[ ]’, các thông tin khác giữ nguyên như bản gốc.

3. Những lưu ý khi trích dẫn tài liệu tham khảo

Để đảm bảo việc trích dẫn tài liệu tham khảo được chính xác và khoa học, người viết cần nắm một số lưu ý sau để bài viết của mình tăng tính chuyên nghiệp.

STT NỘI DUNG
1 Tác giả người Việt Nam thì ghi đầy đủ họ và tên ở phần trích dẫn và danh mục tham khảo. Tác giả người nước ngoài thì chỉ ghi Họ trong trích dẫn. Trong danh mục tài liệu tham khảo thì ghi Họ + chữ viết tắt tên và tên đệm.
2 Không trích dẫn cơ quan công tác, học hàm hay địa vị xã hội của tác giả.
3 Một thông tin có nhiều nguồn thì nên trích dẫn tài liệu tham khảo từ những tác giả nổi tiếng.
4 Tránh việc trích dẫn các nguồn tài liệu từ bản trình bày miệng mà không được đăng tải.
5 Nên hạn chế trích dẫn tài liệu tham khảo từ luận án. Điều này có thể gây khó khăn cho người đọc khi muốn tìm nguồn tài liệu đó. Bởi vì những người không sống trong khu vực trường nơi luận án đó được trình bày sẽ khó tiếp cận với nó, đặc biệt là các tài liệu nước ngoài. Nếu trích thì phải đảm bảo độc giả được phép truy cập.

4. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong tiểu luận

Bạn đọc trích dẫn tài liệu tham khảo trong tiểu luận giống như trích tài liệu trong khóa luận như sau:

  • Cách viết tài liệu tham khảo là luận văn/ luận án/ khóa luận

Tên tác giả (năm xuất bản). Tên đề tài luận văn/ luận án/ khóa luận. Luận văn (học vị), Khoa chuyên ngành, tên Trường Đại học.

Ví dụ: Nguyễn Đức Núi (2014). Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm khu vực ven biển Hà Tĩnh và đề xuất các giải pháp bảo vệ, sử dụng hợp lý. Luận văn thạc sỹ, Khoa môi trường, Trường Đại học quốc gia Hà Nội.

  • Với những nguồn tài liệu khác cũng được ghi giống như những nội dung nêu trong bài.

1 240 lượt xem