Các ngày lễ trong năm của Việt Nam? Nghỉ lễ theo quy định 2024? Các địa điểm nên đi trong ngày nghỉ lễ ở Hà Nội.

Là một nước Á Đông, Việt Nam sử dụng hai loại lịch đó là  dương lịch và Âm lịch. Mỗi một loại lịch trong năm sẽ có những ngày lễ khác nhau. Tìm hiểu về những ngày lễ này giúp chúng ta biết thêm về văn hóa truyền thống của dân tộc.

1 766 10/08/2023


Các ngày lễ trong năm của Việt Nam? Nghỉ lễ theo quy định 2024? Các địa điểm nên đi trong ngày nghỉ lễ ở Hà Nội.

1. Các ngày lễ trong năm của Việt Nam tính theo âm lịch

1.1.Tết Nguyên Đán

 Tết Nguyên Đán là một trong số các ngày lễ trong năm lớn nhất tại Việt Nam. Đây là khoảng thời gian tất cả các thành viên trong gia đình đoàn tụ bên nhau, cùng chia sẻ khoảnh khắc giao thừa thiêng liêng.

Các ngày lễ trong năm của Việt Nam? Nghỉ lễ theo quy định 2024? Các địa điểm nên đi trong ngày nghỉ lễ ở Hà Nội. (ảnh 1)

1.2. Tết Đoan Ngọ

 Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi với tên khác là tết Đoan Dương. Thời gian hành lễ của tết này thường đúng lễ và sẽ vào giờ Ngọ vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Đây còn là một phong tục tập quán của các nước Á Đông nói chung thường kỳ. Vào ngày này, các gia đình sẽ chuẩn bị lễ cúng kiến, sau đó hạ lễ cùng nhau dùng bữa. Cầu mong mưa thuận gió hòa, không có sâu bọ gây hại cây trồng nên còn được dân gian gọi vui với cái tên là ngày "diệt sâu bọ". 

1.3. Lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan là một ngày lễ vô cùng có ý nghĩa là một trong những ngày lễ chính của phật giáo và phong tục Trung Hoa vào ngày 15 tháng 7 hàng năm hay còn gọi là rằm tháng 7 âm lịch. Các con cháu sẽ bày tỏ lòng kính trọng và báo hiếu cha mẹ, nhớ ơn công đức dưỡng dục của ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó sẽ diễn ra nhiều hoạt động như thảo điền, cầu nguyện, phóng sanh, tích góp công đức cho cha mẹ. Đây chính là nét đẹp lớn nhất trong ngày lễ nói riêng và hình ảnh Phật giáo nói chung.

1.4. Tết trung thu

Tết Trung thu được tính theo âm lịch chính là rằm tháng tám hàng năm, trẻ em thường rất mong đợi đến ngày lễ này vì sẽ được vui chơi cùng các bạn và được người lớn tặng quà bánh. Được nghe những câu chuyện truyền thuyết Chị Hằng, Chú Cuội mà hằng năm vẫn được nghe. Buổi sáng người ta sẽ thường chuẩn bị mâm cỗ hoa, bánh rồi đêm thì cúng trăng và cùng nhau ăn bánh Ngắm Trăng. 

Các ngày lễ trong năm của Việt Nam? Nghỉ lễ theo quy định 2024? Các địa điểm nên đi trong ngày nghỉ lễ ở Hà Nội. (ảnh 1)

1.5. Lễ đưa ông Táo về trời

Vào những ngày cận cuối năm chính là ngày 23 tháng chạp hàng năm ai ai cũng nô nức chuẩn bị cho cái Tết trong gia đình được sung túc, nhưng không thể quên đi ngày đưa ông táo về trời để chầu Ngọc Hoàng. Báo cáo một năm vừa qua gia đạo trong ngoài thế nào. Người ta thường hay chuẩn bị mâm đồ cúng bánh trái, đồ mặn, hoa tươi, nhang đèn, giấy tiền, bộ áo và không thể thiếu chính là cá chép còn sống để phóng sanh đưa các ngài về trời.

1.6. Lễ tất niên

Lễ tất niên thực chất là một bữa tiệc để tổng kết và tạm biệt năm cũ và chuẩn bị cho năm mới. Buổi tiệc thường được diễn ra vào buổi chiều hoặc tối để cùng nhau ăn bữa thịnh soạn, nói với nhau những lời tốt đẹp để có thể chào đón một năm mới sung túc, ấm áp. Tùy thuộc vào mỗi vùng miền khác nhau sẽ có phong tục và cách bài trí tham dự buổi tiệc tất niên khác nhau. 

2. Những ngày lễ tại Việt Nam theo dương lịch

2.1. Tết Dương lịch

 Tết dương lịch được bắt nguồn từ văn hóa phương Tây, nhưng ngày lễ này cũng được xem là một ngày lễ quan trọng và chúng ta thường chuẩn bị cho những chuyến nghỉ dưỡng du lịch hơn vì thời gian nghỉ cho dịp lễ này khá ít.

Các ngày lễ trong năm của Việt Nam? Nghỉ lễ theo quy định 2024? Các địa điểm nên đi trong ngày nghỉ lễ ở Hà Nội. (ảnh 1)

 2.2. Ngày quốc tế phụ nữ

Ngày quốc tế phụ nữ 8 tháng 3 là thời gian dành cho phái đẹp. Phụ nữ có rất nhiều khi sinh trong cuộc sống và thực sự cần có nhiều hơn những ngày như thế để tôn vinh phái đẹp và mang lại những giá trị tuyệt vời nhất dành cho những người phụ nữ vĩ đại.

2.3. Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước

Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30 tháng 04 là một trong những ngày lễ lớn và nằm trong những ngày lễ quan trọng. Đây là một ngày tưởng nhớ kỷ niệm về quá khứ của dân tộc Việt. Ngày này chúng ta sẽ nhắc lại về những chiến thắng anh hùng của các thế hệ cha anh đi trước trong đại thắng mùa xuân năm 1975, đánh bại hoàn toàn ách thống trị của đế quốc Mỹ và giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Đưa nước Việt Nam sang một trang mới, kỷ nguyên độc lập tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội. 

2.4. Ngày quốc tế lao động mùng 1 tháng 5

Đây là ngày kỷ niệm cho phong trào công nhân quốc tế và người lao động hàng năm, là ngày kỷ niệm những thắng lợi đạt được, biểu dương tinh thần đoàn kết của người lao động từ các quốc gia khác nhau trên thế giới, biểu dương cho lực lượng lao động đã đấu tranh vì hòa bình dân chủ.

 2.5. Ngày quốc khánh nước Việt Nam

Ngày quốc khánh mùng 2 tháng 9 là ngày kỷ niệm Hồ Chủ Tịch đọc bản tuyên ngôn độc lập trên quảng trường Ba Đình, chính thức khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tiền thân của nước ta ngày nay. 

2.6. Ngày nhà giáo Việt Nam

Ngày nhà giáo Việt Nam là dịp để các bạn học trò có dịp tri ân thầy cũ của mình, biết ơn những người lái đò đã đưa ta cập bến bờ kiến thức, góp phần tạo nên thành công trong cuộc sống của chúng ta. Vào ngày 20 tháng 11 không chỉ là tri ân những thầy cô giáo giảng dạy trong nhà trường mà còn là dịp tri ân những người thấy trong cuộc sống của chúng ta.

2.7. Ngày Hoa Hồng

14/5 Rose Day hay còn được gọi là Yellow Day. Vào dịp lễ tình nhân ý nghĩa này, các cặp đôi sẽ mặc trang phục tone vàng chủ đạo và tặng cho nhau những đóa hoa hồng xinh đẹp, tươi thắm. Đóa hoa này tượng trưng cho lời hứa hẹn tình yêu cao cả, gắn kết.

 2.8. 1/6  Ngày Quốc tế Thiếu Nhi

Tết Thiếu nhi 1/6 là ngày dành riêng cho những đứa bé. Ông bà, cha mẹ và thầy cô thường nhân dịp 1/6 để quây quần, sum họp và tổ chức cho trẻ em một buổi lễ đầy ý nghĩa, bất ngờ và độc đáo.

Vì thế, dù có bận rộn đến đâu, người lớn vẫn dành thời gian ngày 1/6 cho con em của mình. Thể hiện yêu thương dành cho trẻ em cũng là cách giáo dục tốt, khiến nó trở thành đứa trẻ ngoan, biết yêu thương mọi người xung quanh.

2.9. 20/10 Ngày Phụ nữ Việt Nam

Những ngày lễ trong tháng 10 tiêu biểu và nổi bật nhất chính là Phụ nữ Việt Nam. Khác với 8/3, 20/10 chính là ngày để tôn vinh, ghi nhận và trân trọng những đóng góp to lớn của riêng Phụ nữ Việt Nam.

2.10. 31/10 Lễ hội Halloween

Halloween là lễ hội hóa trang được diễn ra vào ngày cuối tháng 10 có nguồn gốc từ Pháp. Trong buổi lễ, mọi người sẽ hóa trang thành những nhân vật khác nhau và cùng nhau dự tiệc, tặng quà, thực hiện các trò đùa quái dị…

Các ngày lễ trong năm của Việt Nam? Nghỉ lễ theo quy định 2024? Các địa điểm nên đi trong ngày nghỉ lễ ở Hà Nội. (ảnh 1)

Tuy là ngày lễ của nước ngoài, nhưng ở Việt Nam cũng có khá nhiều người hưởng ứng Halloween, đặc biệt là ở giới trẻ.

2.11. 24 – 25/12 Ngày lễ Giáng Sinh

Nằm cuối cùng trong danh sách các ngày lễ trong năm theo dương lịch chính là Giáng Sinh 24 – 25/12. Cụ thể hơn, 24/12 là lễ Vọng và 25/12 mới là lễ Giáng sinh, ngày Chúa Giêsu chính thức thức chào đời.

Các ngày lễ trong năm của Việt Nam? Nghỉ lễ theo quy định 2024? Các địa điểm nên đi trong ngày nghỉ lễ ở Hà Nội. (ảnh 1)

Đây là một trong các ngày lễ lớn trong năm được nhiều người mong chờ. Không chỉ dành riêng cho đạo Thiên Chúa, mà Giáng Sinh được tất cả mọi người ưa chuộng và háo hức. Mọi người đều muốn cùng người quan trọng với mình cùng nhau trải qua ngày lễ ý nghĩa này.

3. Giới thiệu chi tiết một số lễ hội đặc sắc trên cả nước

3.1. Lễ hội Đền Hùng

Là một người con Việt Nam chắc chắn chúng ta từng nghe câu

"Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba"

Cứ đến mỗi dịp tháng 3 âm lịch, người dân khắp mọi miền đất nước lại về mảnh đất tổ vua Hùng để cảm tạ những vua Hùng đã có công dựng nước. Lễ vật dâng cúng là lễ Tam Sinh: bánh chưng, bánh dày và mâm xôi to với nhiều màu sắc sặc sỡ. Sau khi một hồi trống vang lên, các vị chức sắc sẽ vào tế lễ dưới sự điều khiển của chủ lễ. Tiếp theo đó, các vị Bô lão của các làng xã sở tại quanh Đền Hùng tới tế lễ. Sau cùng là nhân dân và du khách hành hương và tiến lễ trong các đền thờ, tưởng niệm các vị vua Hùng. Sau phần lễ là đến phần hội, ở lễ hội Đền Hùng năm nào cũng tổ chức cuộc thi kiệu của các làng xung quanh. Ngoài ra tại lễ hội Đền Hùng còn có nghi lễ hát Trở. Đây là một nghi thức truyền thống rất quan trọng và độc đáo và còn rất nhiều các trò chơi dân gian được tổ chức. Ngày nay giỗ Tổ Hùng Vương được coi là ngày lễ lớn của dân tộc và ngày toàn dân nhớ về nguồn cội.

 3.2. Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ

Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ diễn đạt tại Châu Đốc An Giang. Miếu thờ bà chúa Xứ là một công trình lớn linh thiêng, nằm tọa lạc dưới chân Núi Sam. Địa danh này không chỉ nổi tiếng ở khu vực miền Tây mà còn trên khắp cả nước với sự linh thiêng thần bí của nó. Chính vì lẽ đó, hàng năm hàng triệu khách hành hương đến đây để cầu tài, cầu duyên. Lễ hội được tổ chức hàng năm và bắt đầu từ đêm ngày 23 đến 27 tháng 04 Âm lịch. Trong những ngày lễ còn diễn ra các hoạt động văn hóa như múa bóng, hát bội. Đặc biệt từ đêm 23, mọi người sẽ tập trung về miếu để xem nghi thức tắm bà. Tượng bà được đưa xuống và dùng nước mưa pha với nước hoa để tắm. Lễ hội hàng năm thu hút đông du khách thập phương vừa đến tham gia lễ hội vừa để xin cầu tài cầu lộc.

          Trên đây là chia sẻ của luật Minh Khuê về những ngày lễ theo âm và dương lịch tại Việt Nam. Hy vọng đó là những thông tin hữu ích dành cho bạn.

3.3. Lễ hội Chùa Hương

Chùa Hương là di tích văn hóa tôn giáo lâu đời của Thủ đô Hà Nội. Lễ hội Chùa Hương được tổ chức với quy mô cực kỳ lớn vào kéo dài suốt từ tháng 1 đến tháng 3 Âm lịch hằng năm. Thời gian khai hội thường được bắt đầu vào mùng 6 tháng giêng.

Lễ hội Chùa Hương là sự kết hợp hài hòa giữa sự tín ngưỡng tôn giáo của ba giáo phái lớn là Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo. Hơn thế, lễ hội đặc sắc này còn thu hút khách du lịch nhờ vào cảnh quang thiên nhiên xinh đẹp, hùng vĩ, bao la.

3.4. Hội Chùa Bái Đính

Lễ hội chùa Bái Đính diễn ra tại vùng đất Ninh Bình đầy cổ kính vào thời điểm từ tháng 1 đến hết tháng 3 Âm lịch. Lễ hội này thu hút khách du lịch ngay từ những ngày đầu khai mạc bởi sự trang nghiêm xen lẫn nét thú vị của các trò chơi văn hóa dân gian.

Cụ thể, du khách sẽ có cảm giác tôn kính và ấn tượng khi chứng kiến các nghi thức thắp hương, cúng bái những vị Phật pháp, Bà chúa Thượng Ngàn… Hơn thế còn ngập tràn cảm xúc với những trò chơi dân gian thú vị kết hợp cùng nghệ thuật hát chèo, hát xẩm,…

3.5. Lễ hội Cầu Ngư:

Lễ hội Cầu Ngư được tổ chức vào ngày 12 tháng giêng Âm lịch hằng năm, bắt nguồn từ làng Thái Dương Hạ thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngày lễ này được tổ chức nhằm để tưởng nhớ vị thành hoàng của làng – Trương Quý Công. Ông là người đã dạy cho dân làng cách đánh cá.

Đến với lễ hội Cầu Ngư, chắc chắn bạn phải say mê quên lối về khi chứng kiến hình ảnh Bủa lưới, khắc họa nghi lễ quen thuộc của người dân xứ biển. Bên cạnh đó còn có nhiều trò chơi dân gian thú vị, mô tả đậm nét nghề đánh cá.

3.6. Lễ hội Đâm Trâu:

Đâm Trâu là lễ hội khá nổi tiếng ở các vùng Tây Nguyên và phía Bắc vùng Đông Nam Bộ. Lễ hội này diễn ra ở thời điểm khoảng tháng 3, tháng 4 Âm lịch hằng năm. Đối với các dân tộc thiểu số sinh sống tại đây, Trâu được xem là vật tế thần, cầu sự phồn thịnh cho con người.

Sau khi tiến hành cúng thần linh, tất cả người dân của bản làng cùng du khách sẽ nhảy múa trong tiếng nhạc cồng chiêng xung quanh chú Trâu đang bị cột giữa sân. Tiếp theo đó, các chàng trai sẽ dùng giáo mác và bắt đầu thực hiện việc đâm trâu.

4. Dịp lễ được nghỉ phép theo quy định của pháp luật

Tuy các ngày lễ trong năm của Việt Nam nhiều không đếm xuể, nhưng không phải ngày lễ nào cũng được phép thoải mái nghỉ ngơi, thư giãn. Trên thực tế, chỉ có một số ngày lễ lớn, quan trọng mới được nghỉ phép theo quy định của pháp luật ban hành. 

* Những ngày lễ được nghỉ phép 

Theo Bộ luật Lao Động 2019, người lao động được nghỉ phép và vẫn hưởng trọn vẹn lương bao gồm 11 ngày lễ trong năm. Cụ thể chính là:

- Tết Dương lịch: 1 ngày (1/1 dương Lịch).

- Tết Âm lịch: 5 ngày (từ 1-5/1 Âm lịch).

- Ngày Giỗ tổ Hùng Vương: 1 ngày (10/3 Âm lịch).

- Giải phóng Miền Nam 30/4: 1 ngày (30/4 Dương lịch).

- Quốc tế Lao Động 1/5: 1 ngày (1/5 Dương lịch).

-  Lễ Quốc Khánh 2/9: 2 ngày (2/9 và ngày liền kề trước hoặc sau 2/9).

5. Một số điểm du lịch tại Hà Nội trong kì nghỉ lễ.

5.1.Vườn thú Hà Nội

Từ 9h đến 10h30 hai ngày 30/4 và 1/5 diễn ra chương trình: "Nói chuyện với động vật vườn thú". Ngày đầu tiên, khách đến tham quan sẽ được tìm hiểu các thông tin chi tiết về loài công Việt Nam. Ngày thứ hai là cơ hội để khám phá về loài vượn đen má trắng.

Được thành lập năm 1976, hiện vườn thú đang chăm sóc, nuôi dưỡng và trưng bày trên 500 cá thể động vật thuộc 76 loài. Trong đó, nhiều loài động vật quý hiếm thuộc danh mục Sách Đỏ Việt Nam như: công, gà lôi lam mào trắng, gà lôi vằn, vượn đen má trắng, hồ Đông Dương, beo lửa, báo gấm. Mỗi năm, nơi này đón khoảng 2 triệu lượt khách ghé thăm.

Giá vé vào cửa: 30.000 đồng (người lớn) và 20.000 đồng (trẻ em cao dưới 1m3). Giờ mở cửa: 6h đến 18h.

Địa chỉ: CCông viên Thủ Lệ, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình.

5.2. Bảo tàng Dân tộc học

Hoạt động lội suối bắt cua ở bảo tàng Dân tộc học. Ảnh: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Ngày 29 và 30/4 có chương trình biểu diễn nghệ thuật múa rối nước và trải nghiệm mặc trang phục truyền thống Hàn Quốc, các trò chơi cho trẻ em...

Bảo tàng Dân tộc học lưu giữ, trưng bày 15.000 hiện vật của 54 dân tộc Việt Nam, được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như: dân tộc, công dụng, y phục, trang sức. Khu trưng bày thường xuyên trong tòa Trống Đồng giới thiệu tất cả 54 dân tộc ở Việt Nam. Ở đây có nhiều hiện vật thông dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân. Trong khu trưng bày ngoài trời, có 10 công trình kiến trúc dân gian.

Giá vé vào vào cửa: 40.000 đồng (người lớn), 20.000 đồng (sinh viên và các đối tượng hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước). Giá vé dành cho học sinh là 10.000 đồng và miễn phí với trẻ dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, người có thẻ nhà báo.

Địa chỉ: đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy. Thời gian mở cửa: 8h30 đến 17h30.

5.3. Hoàng thành Thăng Long

Chương trình múa rối nước tại sân khấu biểu diễn ở khu di sản Hoàng Thành Thăng Long từ 10h và 15h các ngày 29/4 đến 1/5. Các suất diễn kéo dài 40 phút.

Triển lãm "Chung một con đường" diễn ra trong ba ngày 29/4 đến 1/5, giới thiệu gần 200 tài liệu, hiện vật tiêu biểu liên quan đến ngày 30/4, để du khách hiểu thêm về lịch sử dân tộc.

Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới nằm ở trung tâm Hà Nội và đã có bề dày lịch sử hơn 1.300 năm. Nơi đây chứa đựng những di tích, di vật độc đáo, minh chứng cho lịch sử của Thăng Long - Hà Nội và lịch sử dân tộc Việt Nam trải qua nhiều thời đại. Công trình được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2010.

Giá vé: 30.000 đồng (người lớn), 15.000 đồng (học sinh và trên 60 tuổi), miễn phí với trẻ dưới 15 tuổi và người có công với cách mạng. Giờ mở cửa: 8h đến 17h.

Địa chỉ: 19C Hoàng Diệu, quận Ba Đình

5.4. Làng nghề Bát Tràng

Nhà gốm Bát Tràng. Ảnh: Khánh Trần

Ngày 30/4 tại đây khai trương nhà "Bát Tràng tôi còn nhớ" ở Nhà cổ cùng triển lãm "Ký ức con đường lửa" tại Nhà Gian khó do UBND xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm.

Làng Bát Tràng nằm ở tả ngạn sông Hồng, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 10 km về phía đông nam. Đây là làng nghề gốm nổi tiếng không gắn với sản xuất nông nghiệp nên không có ruộng cấy lúa trong địa phận làng.

Sông Hồng chảy qua Bát Tràng khoảng 1,5 km, có hai bến chính là bến Ba Đậu (hay bến Đầu Cống) và bến Chùa thông nối với tám bến đò ngang và hai bến đò dọc của sông trên địa phận hai huyện Gia Lâm và Văn Giang. Ngày nay, du khách đến làng có thể tham gia trải nghiệm tham quan làng cổ, làm gốm, nhiều trò chơi và hoạt động phù hợp trẻ em.

Địa chỉ: xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm.

6. Tạm kết

Bài viết Các ngày lễ trong năm của Việt Nam (2023): Cả Âm và Dương, đã tổng hợp từng ngày cụ thể ứng với từng dịp lễ lớn nhỏ trong năm. Mong rằng những thông tin bài viết cung cấp, sẽ giúp các bạn đọc hiểu hơn về các ngày lễ tại Việt Nam và nắm được thông tin của các ngày lễ lớn trong năm 2023. 

1 766 10/08/2023