Nguồn của pháp luật là gì? Các loại nguồn của pháp luật?

Nguồn của pháp luật là nơi chứa quy tắc pháp luật cần thiết cho xử sự của chủ thể pháp luật hay nơi chứa đựng quy phạm pháp luật. Theo nghĩa này, nguồn của pháp luật đồng nghĩa với khái niệm “hình thức pháp luật bao gồm: pháp luật tập quán, pháp luật án lệ, văn bản quy phạm pháp luật.

1 306 01/12/2023


Nguồn của pháp luật là gì? Các loại nguồn của pháp luật?

1. Khái niệm nguồn của pháp luật

Nguồn của pháp luật là tất cả các yếu tổ chứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lý đế các chủ thể thực hiện hành vi thực tế. Nói cách khác, nguồn của pháp luật là tất cả các yếu tố chứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lý cho hoạt động của cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thấm quyền cũng như các chủ thể khác trong xã hội.

Nguồn của pháp luật là gì? Các loại nguồn của pháp luật? (ảnh 1)

2. Các loại nguồn của pháp luật ?

2.1 Tập quán pháp

Tập quán pháp là những tập quản của cộng đồng được nhà nước thừa nhận, nâng lên thành pháp luật.

Tập quán pháp vừa là một loại nguồn, đồng thời cũng là một hình thức thể hiện, một dạng tồn tại của pháp luật trên thực tế.

Ở hình thức này, pháp luật tồn tại dưới dạng thói quen ứng xử của cộng đồng. Nhà nước thừa nhận một tập quán thành tập quán pháp không chỉ đơn giản là sự chấp nhận (không phản đối) của nhà nước đối với một tập quán, khuyến khích xử sự theo tập quán đó mà quan trọng là đưa quyền lực nhà nước vào trong tập quán đó.

==> Chính vì vậy, khi một tập quán được thừa nhận là tập quán pháp nó sẽ trở nên có ý nghĩa bắt buộc và mang tính cưỡng chế. Việc nhà nước thừa nhận một tập quán thành tập quán pháp có ý nghĩa đối với cả nhà nước và xã hội.

Đối với nhà nước, tập quán pháp đóng vai trò quan trọng tạo nên hệ thống pháp luật của một quốc gia. Thông thường, nhà nước thừa nhận một tập quán nào đó, biến chúng thành tập quán pháp nhằm đáp ứng nhu cầu quản lí của nhà nước, trong khi chưa có nhu cầu hoặc chưa có điều kiện xây dựng pháp luật thành văn. Đối với xã hội, tập quán pháp thể hiện sự chấp nhận của nhà nước đối với một thói quen ứng xử của cộng đồng, đó chính là sự thống nhất giữa ý chí nhà nước với ý chí cộng đồng. Mặt khác, khi thừa nhận một tập quán là tập quán pháp, nhà nước có các biện pháp kinh tế xã hội nhằm khuyến khích xử sự theo tập quán đó, nhờ đó, tập quán được giữ gìn và phát huy.

Nhà nước thừa nhận tập quán thành tập quán pháp bằng nhiều cách thức khác nhau, có thể liệt kê danh mục các tập quán được nhà nước thừa nhận, viện dẫn các tập quán trong pháp luật thành văn, áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc phát sinh trong thực tiễn... Nói cách khác, tập quán pháp có thể được tạo ra từ hoạt động của cơ quan lập pháp, cũng có thể được tạo ra từ hoạt động của các cơ quan tư pháp khi áp dụng tập quán để giải quyết một vụ việc cụ thể. Tùy điều kiện, hoàn cảnh của đất nước mà nhà nước thừa nhận một tập quán nào đó thành tập quán pháp. Nhìn chung, nhà nước thường chỉ thừa nhận những tập quán không trái với những giá trị đạo đức xã hội và trật tự công cộng.

Có thể nói, tập quán pháp là loại nguồn pháp luật được sử dụng sớm nhất, tồn tại một cách khá phổ biến trong thời kì chưa có pháp luật thành văn. Tuy nhiên, tập quán pháp có hạn chế là không xác định, tản mạn, thiếu thống nhất..., vì vậy, cùng với sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội, văn bản quy phạm pháp luật ngày càng chiếm ưu thế thì tập quán pháp ngày càng bị thu hẹp phạm vi sử dụng. Trong điều kiện hiện nay, tập quán pháp đóng vai trò là nguồn bổ sung cho các văn bản quy phạm pháp luật. Thực tế cho thấy, trong hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, với những lí do chủ quan và khách quan làm cho văn bản quy phạm pháp luật có thể có những hạn chế nhất định. Trong điều kiện đó, tập quán của địa phương là nguồn bổ sung quan trọng cho những khoảng trống trong các văn bản quy phạm pháp luật. Pháp luật của các quốc gia thường có các quy định cụ thể về thứ tự áp dụng đôi với tập quán pháp.

2.2 Tiền lệ pháp (án lệ)

Tiền lệ pháp là những bản án, quyết định của chủ thể có thẩm quyền khỉ giải quyết các vụ việc cụ thể, được nhà nước thừa nhận có chứa đựng khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc khác tương tự.

Tiền lệ pháp cũng vừa là nguồn, vừa là hình thức của pháp luật. Đây là loại nguồn pháp luật khá phức tạp, mặc dù tồn tại phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Với hình thức tiền lệ pháp, pháp luật tồn tại trong các bản án, quyết định hành chính, tư pháp. Những bản án, quyết định này vốn được các chủ thể có thẩm quyền ban hành để giải quyết những vụ việc cụ thể, đối với những cá nhân, tổ chức cá biệt, xác định danh tính. Tuy nhiên, những lập luận, nhận định, phán quyết được chứa đựng trong những văn bản đó rất điển hình, mẫu mực, giải quyết vụ việc một cách khách quan, công bằng, “thấu lí, đạt tình”, chính vì vậy chúng được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận, phát triển thành khuôn mẫu chung để giải quyết các vụ việc khác có tính chất tương tự.

Những lập luận, nhận định, phán quyết này có thể chưa phải là những quy tắc hoàn hảo để nhà chức trách viện dẫn áp dụng một cách giản đơn mà có thể chỉ là cơ sở để nhà chức trách bổ sung, phát triển theo những vụ việc cụ thể và xây dựng thành quy tắc để áp dụng giải quyết vụ việc mới.

Ví dụ: Chẳng hạn, trong vụ án con ốc sên trong chai bia gừng vừa dân ở trên, các thâm phán đã lập luận: “Một nhà sản xuất sản phẩm và bán chúng dưới dạng thức cho thấy rằng nhà sản xuất dự kiến các sản phẩm đến tay người tịêu dùng ở dạng thức mà người tiêu dùng không thể có khả năng kiểm tra tương đôi lã, và với nhận thức rằng sự thiểu cẩn trọng một cách hợp lí trong việc sản xuất, đóng gói sản phẩm sẽ dẫn tới thiệt hại về sức khỏe, tài sản cho người tiêu dùng thì phải chịu trách nhiệm cho sự thiếu cẩn trọng đó Từ lập luận này, một nguyên tắc pháp lý đã được hình thành: nếu nhà sản xuất có lỗi bất cẩn gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường.

Trong xã hội hiện đại, nhìn chung các quốc gia trên thế giới thường chỉ thừa nhận tiền lệ pháp do toà án tạo ra, vì vậy ngày nay tiền lệ pháp còn được gọi là án lệ. Trên thực tế có hai loại án lệ, một là án lệ tạo ra quy phạm pháp luật, nguyên tắc pháp luật mới, đây là loại án lệ cơ bản, án lệ gắn với chức năng sáng tạo pháp luật của toà án; hai là án lệ hình thành bởi quá trình toà án giải thích các quy định trong pháp luật thành văn. Loại án lệ thứ hai là sản phẩm của quá trình toà án áp dụng và giải thích những quy định do cơ quan lập pháp ban hành. Đó là sự giải thích những quy định mang tính nguyên tắc chung, quy định có tính nước đôi, hàm ý rộng, không rõ nghĩa, mập mờ hay có sự xung đột với quy định khác.

Pháp luật của mỗi quốc gia có các quy định cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ tục pháp lý để tạo ra án lệ. Các bản án, quyết định được thừa nhận là án lệ sẽ được viện dẫn làm căn cứ pháp lý để giải quyết các vụ việc có tính chất tương tự.

Án lệ được hình thành từ hoạt động thực tiễn của các chủ thể có thẩm quyền khi giải quyết các vụ việc cụ thể trên cơ sở khách quan, công bằng, tôn trọng lẽ phải... nên nó dễ dàng được xã hội chấp nhận. Với ưu điểm là linh hoạt, hợp lí, phù hợp với thực tiễn cuộc song..., án lệ được coi là một loại nguồn pháp luật chủ yếu của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, nó cũng có hạn chế là thủ tục áp dụng phức tạp, đòi hỏi người áp dụng phải có hiểu biết pháp luật một cách thực sự sâu, rộng.

Án lệ cũng có tính thứ bậc về hiệu lực pháp lý, điều này phụ thuộc vào thẩm quyền của cơ quan tạo ra chúng. Khi đó, cơ quan cấp dưới bắt buộc phải tuân thủ án lệ do cơ quan cấp trên tạo ra.

2.3 Văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các chủ thể có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức do pháp luật quy định, trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự chung đế điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.

Văn bản quy phạm pháp luật vừa là nguồn, vừa là hình thức pháp luật quan trọng bậc nhất. Đây là hình thức pháp luật thành văn, thể hiện rõ nét nhất tính xác định về hình thức của pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy tắc xử sự chung, đó là những khuôn mẫu ứng xử cho một loại (một nhóm) đối tượng chung nhất định, trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định. Pháp luật của các nhà nước hiện đại đều quỵ định cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành đối với từng loại văn bản quy phạm pháp luật cụ thể.

Với những ưu điểm như chính xác, rõ ràng, minh bạch, đơn giản khi ban hành hoặc sửa đổi, dễ đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ của cả hệ thống pháp luật, dễ phổ biến, dễ áp dụng..., văn bản quy phạm pháp luật được coi là nguồn quan trọng hàng đầu của pháp luật. Tuy nhiên, việc sử dụng loại nguồn này trên thực tế còn tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh, truyền thống của mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy, ở một số nước, văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng là nguồn chủ yếu, một số nước khác lại không coi văn bản quy phạm pháp luật là nguồn pháp luật chủ yếu của họ.

Ở mỗi nước, trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể, dựa trên truyền thống pháp luật của đất nước, có những quy định riêng về tên gọi, hiệu lực, thẩm quyền và trình tự thủ tục ban hành đối với từng loại văn bản quy phạm pháp luật. Trong nhà nước chủ nô, phong kiến, chỉ nhà vua mới có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật với các tên gọi như bộ luật, chiếu, chỉ, sắc, dụ... Sau khi nhà nước tư sản ra đời, hiến pháp trở thành đạo luật cơ bản của đất nước, nền tảng pháp lý của toàn bộ đời sống xã hội, là luật gốc, xương sống của hệ thống pháp luật. Ngày nay, nhìn chung, trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia đều bao gồm khá nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật do các chủ thể khác nhau có thẩm quyền ban hành, với hiệu lực pháp lý cao, thấp khác nhau, trong đó, văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành được gọi là văn bản luật, các văn bản quy phạm pháp luật khác được gọi là văn bản dưới luật. Trong hệ thống pháp luật của một quốc gia, hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, sau đó là văn bản luật, tiếp đến là các văn bản quy phạm pháp luật của nguyên thủ quốc gia, các văn bản quy phạm pháp luật do chính phủ, thủ tướng chính phủ, cuối cùng là các văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa phương ban hành.

Pháp luật các nước thường có quy định ưu tiên áp dụng văn bản quy phạm pháp luật so với án lệ. Đây là một đặc điểm nền tảng và tối quan trọng khi tiếp cận với khái niệm án lệ trong bất kì hệ thống pháp luật nào trên thế giới. Trong pháp luật các nước như Anh, Mỹ... khi nghị viện đã ban hành luật thi toà án phải dựa trên cơ sở của luật cho dù điều luật này bãi bỏ những nguyên tắc pháp luật đã được thiết lập trong những án lệ trước đó. Ở những nước mà văn bản quy phạm pháp luật là nguồn pháp luật chủ yếu thì án lệ chỉ là nguồn luật bổ trợ, giải thích các quy định trong pháp luật thành văn nhằm làm tăng tính thuyết phục và rõ ràng trong các quyết định của cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật.

Nguồn của pháp luật là gì? Các loại nguồn của pháp luật? (ảnh 1)

2.4 Các loại nguồn khác của pháp luật

Điều ước quốc tế: Điều ước quốc tế là những văn bản chứa đựng các nguyên tắc, quy tắc xử sự do các tổ chức quốc tế hoặc các quốc gia cùng nhau thoả thuận ban hành. Điều ước quốc tế thường được thể hiện dưới dạng các hiến chương, công ước, định ước, hiệp định..., chúng ngày càng trở thành nguồn pháp luật quan trọng, nhất là trong điều kiện hợp tác, hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay. Các điều ước quốc tế có thể được “nội luật hoá”, trở thành các quy định pháp luật quốc gia, đó là việc các quốc gia tham gia, kí kết điều ước quốc tế ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới hoặc sửa đổi những quy định trong pháp luật hiện hành của quốc gia mình nhằm cụ thể hoá các điều ước quốc tế. Các điều ước quốc tế cũng có thể được áp dụng một cách trực tiếp mà không cần thông qua hoạt động “nội luật hoá”. Trong các trường hợp đó, các quốc gia thường có quy định cụ thể về việc áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế.

Các quan niệm, chuẩn mực đạo đức xã hội không chỉ là Cữ sở để hình thành nên các quy định trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, trong nhiều trường hợp chúng còn là nguồn quan trọng bổ sung cho những hạn chế trong hệ thống pháp luật của quốc gia. Khi có những vụ việc xảy ra trong cuộc sống nhưng chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, nhà chức trách phải dựa vào các chuẩn mực đạo đức xã hội, nhất là quan niệm về lẽ phải, lẽ công bằng trong cuộc sống mà mọi người đều công nhận để làm căn cứ giải quyết các trường hợp đó. Nhìn chung, pháp luật các quốc gia đều thừa nhận các chuẩn mực đạo đức xã hội là loại nguồn quan họng, bổ sung cho những hạn chế, khiếm khuyết của pháp luật.

Ở nhiều quốc gia, đường lối chính sách của lực lượng cầm quyền được coi là một loại nguồn pháp luật quan trọng. Trong nhiều trường hợp, đường lối chính sách của lực lượng cầm quyền có thể được viện dẫn trực tiếp, thay thế cho các văn bản quy phạm pháp luật. Chẳng hạn, ở Việt Nam trước đây, Chỉ thị số 100- CT/TW ngày 13/01/1981 của Ban Bí thư về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoản sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp, Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lí kinh tế nông nghiệp luôn được các cơ quan nhà nước, các hợp tác xã nông nghiệp trên cả nước áp dụng trực tiếp (thường được gọi tắt là khoán 100 và khoán 10).

Các quan điểm, tư tưởng, học thuyết của các nhà khoa học pháp lý không chỉ là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện cát văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các bộ luật, trong nhiều trường hợp, khi gặp phải những tình huống, những sự việc chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, để có cơ sở giải quyết chúng, nhà chức trách phải dựa vào các quan niệm, quan điểm, lập luận của các nhà khoa học, nhất là các giáo sư danh tiếng trong các trường đại học luật. Đây là một thực tế ở các nước phương Tây thời cận đại.

Ở nhiều nước trên thế giới, trong điều kiện nền kinh tế tiểu nông, tự cấp, tự túc, trong các làng xã tự trị tồn tại một công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội khá quan trọng, đó là hương ước. Ở Việt Nam, “Trong quá trình phát triển, hương ước từ chỗ là những quy ước do cộng đồng cư dân trong mỗi làng Việt tự đặt ra để tổ chức và quản lí có hiệu quả các mặt của đời song làng xã đã dần trở thành công cụ để nhà nước phong kiến vươn dài bàn tay cai trị xuống các làng xã cổ truyền”. Nói cách khác, hương ước đã được nhà nước sử dụng như một loại nguồn quan trọng của pháp luật.

Tín điều tôn giáo cũng được coi là một loại nguồn của pháp luật, nhất là ở những quốc gia mà một tôn giáo nào đó được coi là quốc giáo. Ở những nước này, nhiều khi tín điều tôn giáo còn đứng trên cả pháp luật của nhà nước, được viện dẫn và áp dụng trực tiếp thay thế cho các quy định trong hệ thống pháp luật của nhà nước.

Quy tắc của các hiệp hội nghề nghiệp là các quy định do các hiệp hội nghề nghiệp ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong nội bộ các hiệp hội đó. Trong nhiều trường hợp, khi gặp phải những tình huống, những sự việc chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các tranh chấp phát sinh trong nội bộ hiệp hội nghề nghiệp, để có cơ sở giải quyết chúng, nhà chức trách có thể phải dựa vào quy tắc của các hiệp hội nghề nghiệp.

Hợp đồng là sự thoả thuận, giao ước giữa các cá nhân, tổ chức trong xã hội để xác định cách thức ứng xử giữa các chủ thể đó với nhau. Hợp đồng thường được thiết lập trong việc mua bán, vay, mượn, thuê, tặng, cho tài sản, cung cấp dịch vụ, làm hoặc không làm một việc... Khi hợp đồng được xác lập trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực, đúng pháp luật, không trái đạo đức xã hội sẽ được coi là một loại nguồn của pháp luật. Đó chính là căn cứ pháp lý để các bên trong hợp đồng thực hiện hành vi đối với nhau, đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên.

Pháp luật nước ngoài: Hiện nay, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, các quan hệ dân sự, thương mại, hôn nhân gia đình... có yếu tố nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống pháp lý quốc gia. Để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, có thể có nhiều cách, trong đó các nhà nước có thể ban hành những quy định dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc nhà nước thừa nhận và cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài. Đây là một đòi hỏi thực tế khách quan, đáp ứng nhu cầu hợp tác, hội nhập quốc tế. Tất nhiên, việc áp dụng pháp luật nước ngoài phải tuân thủ những điều kiện cũng như thủ tục, quy trình do pháp luật quy định. Những quy định của pháp luật nước ngoài được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được coi là nguồn của pháp luật trong nước.

1 306 01/12/2023