Ỷ lại là gì? Tác hại và cách khắc phục tâm lý ỷ lại vào người khác

Tâm lý ỷ lại chính là một trong các nguyên nhân lớn gây cản trở và làm suy giảm sự cố gắng của tất cả mọi người. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi làm rõ ỷ lại là gì và tác hại của lối sống ỷ lại vào người khác.

1 581 16/03/2024


Ỷ lại là gì? Tác hại và cách khắc phục tâm lý ỷ lại vào người khác

1. Ỷ lại là gì?

Ỷ lại là gì? Tác hại và cách khắc phục tâm lý ỷ lại vào người khác (ảnh 1)

Ỷ lại là tâm lý làm bất cứ việc gì cũng muốn dựa vào người khác, thiếu tính tự lập, thiếu khả năng tự giải quyết công việc. Những người có tính ỷ lại thường không kiên trì, không quyết đoán, nhu nhược, thiếu tự giác, thiếu tự chủ, gặp việc gì cũng không có chủ kiến, đôi khi là không tự quyết định được những việc hàng ngày của bản thân.

Một số trường hợp khác, sự ỷ lại là thể hiện tính thiếu tự tin vào bản thân. Họ luôn cảm thấy e dè trong mọi việc, cho rằng mình không bằng người khác, sợ bị làm sai, sợ bị trách phạt. Hoặc cũng có thể do một sự kiện, một tình huống xấu hổ quá mức nào đó đã từng xảy ra ở quá khứ khiến cho họ cảm thấy tự ti về bản thân, lâu dần hình thành nên tính ỷ lại.

Tâm lý ỷ lại đang là một vấn đề đáng quan tâm ở giới trẻ, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên. Đây được xem là mầm non tương lai của đất nước. Tuy nhiên, hiện nay nhiều rất bạn trẻ lại hình thành nên tâm lý dựa dẫm, quá ỷ lại vào gia đình, người thân và mọi người xung quanh.

Ỷ lại tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh, ỷ lại là procrastination hoặc có thể viết là unreliable, goof-off…

2. Hậu quả của lối sống ỷ lại vào người khác

Qua những thông tin trên chúng ta đã hiểu sống ỷ lại là gì.

Đây thực sự là một trong các “căn bệnh” nguy hiểm đang xâm chiếm thế giới, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay. Nó khiến cho giới trẻ dần hình thành nên sự lười biếng, thiếu trách nhiệm, luôn có xu hướng phó thác công việc và nhiệm vụ của bản thân cho những người xung quanh.

Khi tồn tại tâm lý ỷ lại, họ dường như không còn muốn đóng góp, cống hiến công sức của mình vào các công việc tập thể, đôi khi là việc cá nhân cũng bị họ liên tục trì hoãn. Đặc biệt là ở nước ta, dù cho con cái đã lớn khôn hay trưởng thành thì đều nhận được sự quan tâm, che chở của gia đình nên việc hình thành tâm lý này lại càng gia tăng mạnh mẽ hơn.

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy được sự khác biệt giữa lớp trẻ Việt Nam và các nước phát triển khác. Ở nước ta, gia đình dường như luôn đồng hành hoặc thậm chí là thay thế con cái quyết định mọi công việc, từ học tập, sự nghiệp, tương lai cho đến hôn nhân. Ba mẹ luôn lo sợ con vấp ngã trên đường đời nên luôn cố gắng che chở và làm thay những công việc của con.

Một câu chuyện dẫn chứng về lối sống ỷ lại rõ nét là bạn có thể bắt gặp cảnh ba mẹ đưa đón con đi học hàng ngày dù cho con đã trở thành học sinh cấp 3 hoặc thậm chí đã là sinh viên đại học.

Có không ít các bạn trẻ dù 16 đôi mươi nhưng vẫn chưa thể tự xếp quần áo, tự nấu một bữa cơm cho mình. Hoặc rất nhiều trường hợp sau khi kết hôn vẫn ở chung với ba mẹ, vẫn phải nhờ đến sự trợ cấp kinh tế từ gia đình.

Chính vì thế mà tỷ lệ thế hệ trẻ ở Việt Nam có tâm lý ỷ lại cao hơn rất nhiều ở những nước phát triển khác. Điều này gây nên rất nhiều cản trở đối với tương lai của trẻ, khiến họ khó có thể thăng tiến trong công việc, dễ bị mất đi nhiều cơ hội thành công trong cuộc sống.

Đồng thời, sự ỷ lại gia tăng cũng là một cản trở lớn đối với sự phát triển của toàn xã hội, nó khiến cho đất nước bị trì trệ và tạo nên những gánh nặng to lớn cho cộng đồng. Cũng bởi, bản thân những người này hoàn toàn không muốn đóng góp công sức vào bất cứ việc gì hoặc khi nhận được nhiệm vụ thì họ chỉ làm nó một cách sơ sài, thậm chí là phó thác công việc cho những người khác.

3. Cách khắc phục tâm lý ỷ lại

Ỷ lại là gì? Tác hại và cách khắc phục tâm lý ỷ lại vào người khác (ảnh 1)

Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen ỷ lại vào người khác là rất khó, thay vào đó bạn nên rèn luyện con ngay từ nhỏ, để trẻ hình thành nên những thói quen tích cực ngay từ những năm tháng đầu đời. Các cách phòng tránh và khắc phục tâm lý ỷ lại của trẻ đó là:

3.1. Ngừng việc bao bọc, chiều chuộng quá mức

Sự nuông chiều của gia đình chính là nguyên nhân phổ biến hình thành nên tâm lý ỷ lại của giới trẻ hiện nay. Vì thế, các bậc phụ huynh cần phải biết cách thể hiện sự yêu thương, quan tâm con cái ở mức độ phù hợp, tránh bảo bọc con quá mức.

Thay vì liên tục đáp ứng tất cả mọi thứ trẻ muốn, ba mẹ hãy cân nhắc và lựa chọn những điều phù hợp nhất với trẻ. Cũng tùy vào điều kiện kinh tế của gia đình mà các bậc phụ huynh biết cách đáp ứng nhu cầu của trẻ ở mức độ vừa phải.

3.2. Giúp trẻ bước ra vùng an toàn

Ba mẹ thương yêu con cái là điều hiển nhiên và ai khi đã trở thành bậc sinh thành cũng đều cố gắng mang đến cho con những gì tốt đẹp nhất. Tuy nhiên, để trẻ có thể trưởng thành và phát triển tốt, bạn cần phải cho phép trẻ được bước ra khỏi vùng an toàn của mình, cụ thể là sự che chở của ba mẹ.

Hãy để cho con được trải nghiệm những điều xung quanh, dù có thất bại hay vấp ngã thì đó cũng đều là kinh nghiệm và những bài học quý báu mà con cần học được. Bạn cần hiểu rằng, ba mẹ không thể ở bên cạnh con suốt cả cuộc đời, nên hãy cho con tự lập theo đúng lứa tuổi của mình để con có đủ bản lĩnh để chinh phục những điều to lớn, tuyệt vời hơn.

3.3. Dành phần thưởng, lời khen khi trẻ ngừng dựa dẫm

Để có thể tạo thêm sự hào hứng và động lực để trẻ thoát khỏi sự ỷ lại, phụ huynh cũng nên dành cho trẻ những lời khen ngợi, tuyên dương mỗi khi trẻ cố gắng để hoàn thành tốt một điều gì đó mà không cần đến sự giúp đỡ của bất kỳ ai.

Đồng thời, mọi người xung quanh cũng nên học cách từ chối lời nhờ của trẻ. Đối với những việc trẻ có thể thực hiện được, hãy để cho trẻ tự hoàn thành nó và bạn có thể ở bên cạnh để hướng dẫn, giúp trẻ nhìn nhận được lỗi sai để thực hiện tốt hơn cho những lần tiếp theo.

1 581 16/03/2024