13 lưu ý khi đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản? Đi xuất khẩu lao động ở đâu kiếm được nhiều tiền nhất [Cập nhật 2024]
Thị trường Nhật Bản là một trong những thi trường sôi động, nhiều tiềm năng, chính vì vậy nhu cầu đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản rất nhiều trong những năm gần đây. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra các ưu điểm và nhược điểm để các bạn cân nhắc khi sang Nhật Bản xuất khẩu lao động.
13 lưu ý khi đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản? Đi xuất khẩu lao động ở đâu kiếm được nhiều tiền nhất [Cập nhật 2024]
1. Thị trường Nhật Bản sôi động, hấp dẫn và đầy hứa hẹn.
Theo thống kê từ Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam (VAMAS), chúng ta có thể thấy như sau:
Theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 09 năm 2022 là 8.180 lao động (2.687 lao động nữ), gấp hơn 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái (tháng 09 năm 2021 là 776 lao động), gồm các thị trường: Đài Loan: 5.027 lao động (1.485 lao động nữ), Nhật Bản: 2.775 lao động (1.164 lao động nữ), Trung Quốc: 168 lao động nam, Singapore: 49 lao động nam, Hungary: 46 lao động (37 lao động nữ), Hàn Quốc và Liên Bang Nga mỗi nước: 21 lao động nam, Algeria: 18 lao động nam, Hồng Kông và Ba Lan mỗi nước: 17 lao động nam và các thị trường khác.
Như vậy, trong 09 tháng đầu năm 2022, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 103.026 lao động (37.299 lao động nữ) đạt 114,47% kế hoạch năm 2022, (năm 2022, dự tính kế hoạch đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 90.000 lao động), và bằng 240,6% so với cùng kỳ năm ngoái (09 tháng đầu năm 2021, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 42.818 lao động), trong đó thị trường: Nhật Bản: 51.859 lao động (23.421 lao động nữ), Đài Loan: 44.584 lao động (13.329 lao động nữ), Hàn Quốc: 1.668 lao động (43 lao động nữ), Singapore: 1.498 lao động (02 lao động nữ), Trung Quốc: 643 lao động nam, Rumania: 540 lao động (102 lao động nữ), Hungary: 522 lao động (255 lao động nữ), LB Nga: 318 lao động (20 lao động nữ), Ba Lan: 315 lao động (57 lao động nữ) và các thị trường khác.
Tính trên tổng hơn 103.026 người lao động Việt Nam xuất cảnh 2022 đi làm việc tại nước ngoài thì hiện tại thị trường Nhật Bản đang đứng đầu về số lượng. Và dự đoán những năm tiếp theo vẫn sẽ là thị trường hàng đầu thu hút lượng lớn người lao động Việt Nam.
Dấu hiệu này cho thấy về cơ bản tình hình dịch covid đã được kiểm soát, hoạt động sinh hoạt, làm việc của Nhật Bản được bình thường dẫn tới nhu cầu tuyển dụng gia tăng mạnh. Nhật Bản nối lại tuyển dụng lao động nước ngoài và các công ty môi giới tại Việt Nam cũng đẩy mạnh đưa những người còn tồn đọng trong đợt dịch chưa đi được và thêm nhiều các đơn hàng mới.
2. Danh sách đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản lương cao, chi phí thấp.
Dưới đây là danh sách đơn hàng xuất khẩu lao động nhật có chi phí thấp nhất, công việc lương cao. Những đơn hàng này đều đã có thực tập sinh đang làm việc bên Nhật rồi các bạn nhé.
Đơn hàng đi Nhật Bản |
Tỉnh/ Thành phố |
Độ tuổi |
Giới tính |
Mức lương |
Chế biến thực phẩm (Cơm hộp ) ở Vùng KANTO |
NAGANO |
18-30 |
Nữ |
35 triệu đồng |
Đơn hàng Buộc thép ở SAITAMA |
SAITAMAN |
18-30 |
Nam |
50 triệu |
Đơn hàng Lắp đặt đường ống ở CHIBA |
CHIBA |
18-30 |
Nam |
40 triệu |
Đơn hàng Hàn Tay ở HIROSHIMA |
HIROSHIMA |
18-30 |
Nam |
35 triệu |
Công xưởng – Sửa chữa, bảo dưỡng Ô Tô ở TOCHIGHI |
TOCHIGHI |
20 – 30 |
Nam |
37 triệu |
3. Đi Nhật hết bao nhiêu tiền?
Chi phí đi XKLD Nhật Bản phụ thuộc vào đơn hàng mà người lao động chọn lựa, cũng như phụ thuộc vào mức phí của công ty môi giới. Vì thế người lao động cần tìm hiểu kỹ trước đi tham gia nhằm giảm tối đa chi phí. Chúng tôi chân thành khuyên bạn nên tìm đến các công ty môi giới uy tín để tham khảo trước.
3.1. Chi phí đi Nhật tùy vào từng đơn hàng
Chi phí gồm những khoản nào?
– Chi phí khám sức khỏe (800 – 1 triệu)
– Chí học tiếng
– Chi phí ăn ở tại Việt Nam
– Chi phí hồ sơ, visa, vé máy bay …
Hiện tại có rất nhiều công ty môi giới xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tí. Chi phí đi lao động của mỗi công ty cũng có sự khác nhau. Người lao động cần tham khảo thật kỹ nhằm tránh tiền mất tật mang, mất tiền cho môi giới, trung gian mà nhiều khi không đi xuất khẩu lao động được. Chi phí đi nhật trung bình khoảng 85 – 150 triệu, tùy từng đơn hàng. Nếu bạn đi Nhật những năm 2015, 2016 thì chi phí xuất cảnh lên đến hơn 200 triệu đồng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch covid_19 tác động đến nền kinh tế và cũng có sự điều chỉnh phí đi Nhật của bộ lao động nên chi phí xuất cảnh đi Nhật năm 2023 thấp hơn hẳn.
3.2.Những khoản chi phí sinh hoạt hằng ngày ở Nhật Bản.
Ngoài các chi phí ban đầu để đi sang Nhật Bản lao động, người lao động cũng cần nắm rõ các khoản chi phí phải bỏ ra khi sinh hoạt tại Nhật. Mặc dù đi xklđ Nhật Bản lương cao nhưng các khoản chi phí sinh hoạt ở Nhật khá nhiều và ở mức cao. Dưới đây sẽ liệt kê những khoản chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản để các bạn có thể hình dung phần nào mức lương còn lại sau khi trừ các khoản phí:
- Tiền bảo hiểm
- Tiền thuế
- Tiền nhà ở
- Tiền điện
- Tiền nước
- Tiền gas
- Chi phí ăn uống
- Tiền điện thoại
- Tiền mạng
- Các chi phí khác (đi lại, thuốc thang…)
Nhằm tiết kiệm được một khoản tiền chi phí sinh hoạt bạn cần từ nấu ăn, tránh ăn cơm bên ngoài. Mua hàng tại các siêu thị thì nên mua sau 4h – 5h chiều, hay sau 10h tối, đây là thời gian các bạn có thể kiếm được những thực phẩm giá rẻ.
4. Mức lương đi XKLD Nhật Bản
Nhìn chung mức lương XKLD tại Nhật Bản rất cao, trung bình khoảng: 140.000 – 160.000 Yên / tháng ( tương đương 32.000.000 – 37.000.0000 VNĐ/tháng). Đây là mức lương cơ bản chưa tính là thêm giờ, tăng ca hay thưởng thêm. Mức thu nhập vô cùng hấp dân nên đây là yếu tố thu hút lượng lớn người lao động đăng ký xuất khẩu lao động Nhật Bản 2023.
Đây là mức lương cơ bản, chưa tính việc làm thêm, chưa trừ ăn uống và các khoản tiền bảo hiểm.
Khi tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản, ngoài tiền lương nhận được, người lao động còn được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của luật pháp Nhật Bản: ương làm thêm, nghỉ lễ, nghỉ phép, nghỉ có lương trong các ngày lễ, tết, được đóng các loại bảo hiểm theo quy định.
Sau 3 năm làm việc tại Nhật người lao động sẽ tích lũy được số tiền lớn, ngoài ra bạn còn được hoàn lại tiền bảo hiểm, thuế (tiền Nenkin) trong thời gian đóng tại Nhật.
Với mức lương cao như vậy, bạn sẽ có thể hoàn loại chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản 2023 rất nhanh. Sau đó có thể tích lũy lên đến cả tỉ đồng nếu chịu khó làm việc và tiết kiệm.
5. Đi Nhật cần đảm bảo được những điều kiện gì?
Muốn sang Nhật Bản làm việc người lao động cần phải nắm rõ điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Những điều kiện đó là gì? Chúng tôi sẽ liệt kê giúp bạn nhé.
5.1. Ngoại hình
- Giới tính: Nam/nữ
- Độ tuổi từ 18 – 30 tuổi
- Ngoại hình: Nam cao 1.60m trở lên; Nữ 1.50m trở lên
- Chưa từng xin visa đi Nhật
- Lao động bất hợp pháp sẽ không có khả năng quay lại
5. 2. Sức khỏe
- Không xăm hình
- Không dị tật
- Không mù màu (rất ít đơn hàng lấy mù màu)
- Mắt 7/10 trở lên
- Không viêm gan B, HIV…
5.3. Kinh nghiệm
- Trình độ/bằng cấp: Không yêu cầu . Tuy nhiên lao động phải có khả năng học tiếng Nhật.
- Kinh nghiệm/Tay nghề: Đa số các đơn hàng đi nhật không yêu cầu về kinh nghiệm, chỉ số ít đơn hàng yêu cầu về tay nghề ví dụ như: sửa chữa máy móc, hàn xì, may mặc…
- Điều kiện đi Nhật cơ bản là đạt sức khỏe
Nhìn chung các điều kiện để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản không có nhiều khó khăn. Người lao động lên chủ động liên hệ với chúng tôi để nghe tư vấn hỗ trợ, xem mình có thể đăng ký đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản được không.
6. Hồ sơ xuất khẩu lao động Nhật Bản
Một bộ hồ sơ hoàn chỉnh đi xuất khẩu lao động Nhật Bảo bao gồm những thứ sau:
- Ảnh thẻ cỡ 3×4 và 4×6
- Sơ yếu lý lịch
- Giấy khai sinh, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước, sổ hộ khẩu
- Bằng tốt nghiệp hoặc học bạ, chứng chỉ
- Giấy xác nhận hạnh kiểm (nhân sự)
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Giấy khám sức khỏe
- Bản cam kết của gia đình và thực tập sinh
- Hộ chiếu (xem hướng dẫn cách làm tại đây)
7. Quy trình XKLD Nhật Bản
Nắm rõ được quy trình XKLD Nhật Bản sẽ giúp người lao động chủ động hơn, dễ dàng sắp xếp để thuận lợi nhất. Nhìn chung quy trình xuất khẩu lao động Nhật Bản gồm 8 bước
- Bước 1: Nghe tư vấn hướng dẫn qua điện thoại
- Bước 2: Lên công ty tham khảo, đăng ký
- Bước 3: Đi khám sức khỏe
- Bước 4: Ứng tuyển vào đơn hàng
- Bước 5: Đào tạo hướng dẫn trước khi thi tuyển
- Bước 6: Thi tuyển
- Bước 7: Đào tạo sau trúng tuyển + chuẩn bị giấy tờ và tài chính
- Bước 8: Xuất cảnh
8. Thi tuyển đi Nhật Bản
Khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản 2023, người lao động sẽ trải qua vòng phỏng vấn với công ty, nghiệp đoàn Nhật Bản. Thông thường trước khi phỏng vấn, người lao động sẽ được chúng tôi hướng dẫn cách phỏng vấn, hướng dẫn trả lời cũng như tác phong khi phỏng vấn. Người lao động cần chuẩn bị những điều sau:
- Test IQ
- Làm bài tính
- Kiểm tra thân thể, thể lực (nếu có)
- Phỏng vấn trực tiếp với xí nghiệp Nhật Bản
- Thi tay nghề (nếu có)
9. Xuất khẩu lao động Nhật Bản mấy năm?
Hiện người lao động có thể ký 2 loại hợp đồng 1 năm và 3 năm khi đi xklđ Nhật Bản. Với đơn hàng 1 năm chi phí đi sẽ thấp tuy nhiên bạn cũng không tích lũy được nhiều. Đơn hàng 1 năm phù hợp với những gia đình không có đủ tài chính nhưng bạn phải cân nhắc khi chọn đơn hàng này bởi sau khi tham gia đơn hàng này, bạn sẽ khó sang Nhật lần 2 được nữa.
✅Tiêu chí |
Đi Nhật 1 năm |
Đi Nhật 3 năm |
✅Mức lương |
30 – 34 triệu |
31 – 42 triệu |
✅Chi phí |
35 – 45 triệu |
80 – 150 triệu |
✅Thời gian xuất cảnh |
3 tháng |
4-6 tháng |
10. XKLD Nhật Bản có tốt không?
Với mức lương trung bình từ 30-37 triệu đồng và tiền làm thêm thì sau 3 năm làm việc tại Nhật bạn có thể tiết kiệm được từ 800 triệu – trên 1 tỷ đồng. Nếu lương cơ bản>35 triệu và làm thêm nữa thì thu nhập của bạn sẽ rất cao.
Ngoài ra để có thể sang Nhật Bản lao động, người lao động cần phải học tiếng, nâng cao khả năng giao tiếp. Thông thường để có thể sang Nhật làm việc, người lao động bắt buộc phải trải qua quá trình học tiếng từ 4 – 6 tháng trước khi xuất cảnh để có thể sang nhật thích nghi nhanh hơn. Sau 3 năm lao động nhiều bạn sẽ đạt đến trình độ N3, một số bạn chăm chỉ có thể đạt tới N2.
Ngoài mức thu nhập tích lũy được sau 3 năm lao động từ 800 đến hơn 1 tỷ đồng, người lao động sẽ nhận được tiền thuế thu nhập trong thời gian đóng tại Nhật khoảng 80 – 100 triệu. và học hỏi được tác phong, kỹ luật cũng như kinh nghiệm công việc.
Thông thường lao động sau khi về nước có thể làm các công việc như: Phiên dịch, đối ngoại, phát triển thị trường, giáo viên tiếng nhật, hoặc làm việc trong công ty của Nhật …
11. XKLD Nhật bản và ngành nghề tuyển dụng
Các ngành nghề mà người lao động có thể chọn lựa khi sang Nhật Bản làm việc có rất nhiều, có thể kể đến các ngành nghề chính như:
- Thực phẩm: cơm hộp, chế biến thịt, chế biến rau, làm bánh…
- Cơ khí: Hàn xì, gia công cơ khí, thao tác máy móc, dập kim loại..
- Xây dựng: giàn giáo, cốp pha, xây trát, lái máy, cấp liệu bê tông…
- Thủy hải sản: Chế biến, đóng gói tôm, cá, hàu…
- Công nghiệp: Đóng gói công nghiệp, dọn dẹp tòa nhà văn phòng
- Nông nghiệp
- May mặc
12. Thay đổi trong xuất khẩu lao động Nhật Bản 2023
Mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid nhưng Nhật Bản vẫn là thị trường thu hút một lượng lớn lao động trẻ đăng ký tham gia. Ngoài mức thu nhập cao, công việc phù hợp thì người lao động cũng học hỏi được nhiều từ cách sống, công việc đến tác phong kỷ luật của người Nhật Bản. Sau này, điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho người lao động.
Sang năm 2023, một số chính sách được thực hiện bởi Chính phủ Nhật Bản nhằm thu hút lao động nước ngoài đến Nhật Bản làm việc. Trong đó nổi bật là 3 thay đổi nổi bật trong chương trình xuất khẩu lao động có thể kể đến là.
12.1. Nhật Bản mở cửa thị trường lao động
Những năm qua, do tỉ lê người cao tuổi tăng cao, người trong độ tuổi lao động giảm mạnh nên nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài tăng cao. Do đó chính phủ Nhật Bản đã thông qua dự luật nới lỏng những quy định về việc tiếp nhận người lao động nước ngoài. Loại hình visa mới – được gọi là Visa kỹ năng đặc định được chính phủ Nhật Bản sử dụng để tiếp nhận lao động nước ngoài.
12.2. Chương trình thực tập sinh được kéo dài thời gian
Đây là tin vui khi người lao động có thể tăng thời gian làm việc tại Nhật Bản từ đó tích lũy được nhiều tiền hơn. Trước đây, thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản chỉ có giới hạn làm việc là 3 năm. Nhưng theo quy định mới, nếu đáp ứng đủ điều kiện thì thực tập sinh sau khi kết thúc hợp đồng sẽ có thể quay trở lại Nhật làm việc.
Ngoài ra theo chương trình visa kỹ năng đặc định mới, thời gian làm việc của thực tập sinh được cấp visa kỹ năng đặc định sẽ được gia hạn lâu dài.
12.3. Tăng số lượng lao động đi Nhật làm việc
Do nhu cầu lực lượng lao động còn tăng cao, trong khi vẫn thiếu hụt nhân lực trong nước nên Nhật Bản hiện vẫn đang cần một lượng lớn lao động nước tới làm việc.
Trong 09 tháng đầu năm 2022, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 103.026 lao động. Dự kiến trong năm 2023, nhu cầu đi Nhật làm việc sẽ tiếp tục được gia tăng với mức lương tăng cao hơn so với năm 2022. Đây là tin vui dành cho những ai đang quan tâm đến việc đi xklđ Nhật Bản.
13. 10 Rủi ro khi đi du học Nhật Bản:
13.1. Bị trượt xét duyệt hồ sơ du học
Dù bạn có một bộ hồ sơ du học hoàn hảo, luôn luôn có những tình huống phát sinh khiến bạn bị trượt xét duyệt hồ sơ du học. Đây là một trong những rủi ro không hiếm gặp và nếu may mắn bạn có thể gửi hồ sơ đăng ký tại một trường khác hoặc hỏi lại lý do bị trượt xét duyệt và cố gắng thuyết phục lại bên trường để xét duyệt lại hồ sơ cho bạn.
13.2. Bị trượt visa du học
Dù bạn có tự làm hồ sơ du học hay nhờ các trung tâm du học làm hồ sơ, bạn vẫn có thể bị trượt visa du học. Nguyên nhân có rất nhiều nhưng bị trượt visa đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất ít nhất 6 tháng mới có thể xin lại visa và tất nhiên kế hoạch du học của bạn sẽ bị lùi lại ít nhất 6 tháng nữa. Đây là một trong những rủi ro khi đi du học Nhật Bản mà khá nhiều bạn mắc phải.
13.3 Không đặt được lịch bay đúng hẹn
Khi bạn sang Nhật, thường trường sẽ có xe đón các bạn từ sân bay về trường để làm thủ tục nhập học. Nếu bạn không tới đúng lịch hẹn do trễ bay hay không đặt được vé máy bay đúng hẹn bạn sẽ phải tự túc đi về trường. Rủi ro này không coi là lớn nhưng việc tới một đất nước xa lạ và bắt xe về trường đôi khi cũng khá khó khăn.
13.4. Không có ký túc xá
Nếu bạn không có bạn bè hay người thân ở Nhật, khi sang Nhật du học tốt nhất bạn nên ở ký túc xá. Có rất nhiều lợi ích khi ở ký túc xá như giá phòng rẻ, do nhà trường quản lý, an ninh tốt … Thế nhưng nếu hết phòng ký túc xá bạn phải làm sao? Đây cũng có thể coi là một rủi ro khi đi du học Nhật Bản tuy nhiên bạn có thể liên hệ với trường để được hỗ trợ tìm phòng trọ bên ngoài. Tất nhiên nhà trường hỗ trợ nhưng bạn vẫn sẽ mất phí tìm phòng.
13.5. Cú sốc văn hóa và bất đồng ngôn ngữ
Sốc văn hóa là không thể tránh khỏi cộng thêm bất đồng ngôn ngữ sẽ làm bạn bị kẹt ở giữa một đất nước đầy màu sắc như ở Nhật Bản mà không biết tận hưởng nó như thế nào. Bạn cần khoảng 1 đến 2 tháng để làm quen và thích nghi với môi trường mới. Bạn sẽ ổn và sẽ thích đất nước Nhật Bản thôi.
13.6. Không tìm được việc làm thêm
Rủi ro lớn nhất khi đi du học tại Nhật là không tìm được việc làm thêm. Đây là rủi ro khá lớn dành cho các bạn du học sinh bởi đa phần các bạn khi đi du học chỉ được gia đình trợ cấp tiền sinh hoạt trong tháng đầu. Vì vậy bạn cần phải tìm được việc làm càng sớm càng tốt nếu không muốn ….chết đói. Nói đùa thôi, bạn có thể vay mượn bạn bè mỗi người một gói mỳ tôm để đợi tìm được việc làm thêm.
13.7. Không hiểu luật pháp ở Nhật
Việc không hiểu luật ở Nhật Bản sẽ khiến bạn gặp rắc rối to nếu nghĩ rằng sống ở Nhật cũng như ở Việt Nam. Lấy một ví dụ nhỏ nhé: bạn quen một em và lấy chiếc xe đạp chở em đi chơi vi vu. Bỗng nhiên cảnh sát tuýt còi và bạn bị một thẻ phạt. Tại sao ư? Ở Nhật quy định hai người lớn đi xe đạp không được đèo nhau vì không an toàn. Nếu gặp anh cảnh sát nào dễ tính bạn chỉ bị cảnh cáo còn nếu gặp anh nào tâm trạng không tốt bạn có thể bị phạt tiền. Quá rủi ro nếu bạn không biết luật phải không nào.
13.8. Bị chính đồng hương lừa khi ở Nhật
Có rất nhiều trường hợp “ma mới” sang Nhật bị chính đồng hương lừa. Ví dụ có một đàn anh nhờ đăng ký điện thoại cho sau đó bùng tiền cước điện thoại và bạn đứng tên đăng ký sẽ bị gửi hóa đơn thanh toán về cho đến khi nào bạn trả hết thì thôi. Nói chung bạn nên hỏi kỹ và đọc thật nhiều những kinh nghiệm khi sống ở Nhật để tránh bị lừa nhé. Trên hết không đứng tên làm hộ bất kỳ ai điều gì cho an toàn.
13.9. Mất giấy tờ
Việc mất giấy tờ cũng là một rủi ro có thể mắc phải. Khi đó bạn cần thông báo cho các cơ quan có chức năng để làm lại giấy tờ. Một cách đơn giản hơn, nếu bạn còn chưa biết xử lý như thế nào hãy hỏi giáo viên trong trường để được hướng dẫn chi tiết và chính xác nhất nhé.
13.10. Kinh doanh buôn bán
Kinh doanh buôn bán là một trong những cách kiếm thêm thu nhập của nhiều bạn du học sinh Nhật Bản. Có rất nhiều hội nhóm du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản cho mọi người buôn bán. Tuy nhiên kinh doanh trên các cộng đồng đó vẫn gặp nhiều rủi ro như khách hàng bùng tiền, giao hàng nhưng khách không nhận … Vì vậy cho dù buôn bán bạn cũng nên cẩn thận nhé.
Xem thêm các chương trình khác: