Từ điển luật học - Viện khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp)

Từ điển luật học là tài liệu tra cứu, tìm hiểu pháp luật nhanh chóng, tiện lợi và tin cậy.

1 278 lượt xem


Từ điển luật học - Viện khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp)

1. Giới thiệu tác giả

Từ điển luật học được tổng hợp biên soạn bởi đội ngũ tác giả tại Viện khoa học pháp lý của Bộ tư pháp.

Hội đồng biên soạn:

TS. Nguyễn Đình Lộc

TS. Uông Chu Lưu

PGS.TS. Hoàng Thế Liên

TS. Phạm Văn Lợi

TS. Dương Thanh Mai

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa

Thư ký hội đồng biên soạn

CN. Lê Thanh Bình

CN. Trần Anh Đức

Với sự tham gia biên soạn của 87 cá nhân.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Từ điển luật học - Viện khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) (ảnh 1)

3. Tổng quan nội dung sách

Trong một xã hội phát triển không ngừng thì việc nâng cao dân trí là một trong những mục tiêu đặt lên hàng đầu. Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay, việc nâng cao tri thức pháp lí cho mọi người dân trong xã hội là một việc làm hết sức cấp bách.

Với việc phát triển không ngừng của khoa học pháp lí Việt Nam, việc biên soạn, xuất bản Từ điển luật học không chỉ có tác dụng tạo công cụ tra cứu, tìm hiểu pháp luật nhanh chóng, tiện lợi và tin cậy đối với giới chuyên môn và cán bộ, nhân dân mà còn bảo tồn, ghi nhận những thành tựu của nền khoa học pháp lí cũng như của thực tiễn xây dựng, áp dụng pháp lý Việt Nam.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, từ năm 2002 đến năm 2005, Viện Khoa Học Pháp Lý - Bộ Tư Pháp, với sự hổ trợ của Tổ chức SIDA Thụy Điển đã tiến hành nghiên cứu, biên soạn cuốn "TỪ ĐIỂN LUẬT HỌC" với sự tham gia đông đảo của các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên, cán bộ làm công tác thực tiễn.

Đây là cuốn Từ Điển Luật Học được biên soạn công phu với gần 2.500 khái niệm, thuật ngữ luật học; tác phẩm luật học nổi tiếng thế giới; bộ luật, đạo luật nổi tiếng thế giới và trong lịch sử Việt Nam; bộ luật, đạo luật quan trọng của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành; sự kiện pháp lý nổi tiếng thế giới; học thuyết pháp lí, các nguyên tắc pháp lí; cơ quan, tổ chức pháp luật quan trọng ở trong nước và trên thế giới; quá trình hoạt động pháp luật, tư pháp cùng nhiều lĩnh vực đặc thù khác của Nhà nước và pháp luật.

Viện Khoa học Pháp Lý, Nhà xuất bản Tư Pháp - Bộ Tư pháp phối hợp với Nhà xuất bản Từ điển bách khoa cho xuất bản cuốn sách "Từ Điển Luật Học"

Cuốn từ điển được biên soạn theo cấu trúc ABC để bạn đọc thuận tiện tra cứu theo thứ tự của bảng chữ cái.

Một số thuật ngữ pháp lý được giải thích trong cuốn từ điển này để bạn đọc tham khảo:

An ninh chính trị

Sự tổn định và phát triển vững chắc của chế độ chính trị trong một quốc gia; sự bất khả xâm phạm đến các quyền cơ bản của một quốc gia. An ninh chính trị là một bộ phận chủ yếu, quan trọng nhất của an ninh quốc gia, quyết định sự tồn vong của một quốc gia, dân tộc.

Ở Việt Nam, an ninh chính trị được hiểu là sự tổn định chính trị, nên tảng tư tưởng thể chế chính trị, quyền lãnh đạo của đảng, sự an toàn nội bộ, việc thực hiện đường lối, chính sách của đảng và pháp luật của nhà nước; sự an toàn trong quan hệ đối ngoại, chống lại sự xâm phạm chủ quyền quốc gia, sự can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam., Sự đúng đắn trong việc thực hiện đường lối chính trị, phòng ngừa và ngăn chặn sự phá hoại, xuyên tạc, làm trạch hướng phát triển; chống lại sự phân chia, cách cứu tao suy yếu sự thống nhất về mặt nhà nước; phòng ngừa và ngăn chặn sự xâm phạm, chia cắt lãnh thổ, làm mất mát hay đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc.

An ninh kinh tế
Sự ổn định, phát triển đúng định hướng và vững mạnh cho nên kinh tế đất nước.
Ở Việt Nam, an ninh kinh tế được hiểu là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bảo đảm phát triển sản xuất, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau.

An ninh kinh tế là một bộ phận của an ninh quốc gia. Bảo vệ an ninh kinh tế bao gồm các hoạt động về công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống âm mưu và hành động phá hoại kinh tế của các thế lực thù địch và các loại tội phạm kinh tế gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân; bảo vệ và thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách phát triển của đảng và nhà nước; sự an toàn của cơ sở vật chất, của cán bộ khoa học kĩ thuật, cán bộ quản lý quà bí mật kinh tế.

Bảo vệ an ninh kinh tế là nhiệm vụ của toàn đảng, của các ngành, các cấp và mọi công dân, trong đó thủ trưởng các ngành, các đơn vị kinh tế chịu trách nhiệm chính. Lực lượng công an nhân dân làm tham mưu, hướng dẫn và trực tiếp đấu tranh phòng, chống các thế lực thù địch và các loại tội phạm kinh tế.

An ninh lãnh thổ
Sự yên ổn, an toàn về chính trị, xã hội trên toàn lãnh thổ quốc gia. An ninh lãnh thổ là bộ phận quan trọng của an ninh quốc gia.
Ở Việt Nam, xâm phạm an ninh lãnh thổ thuộc các tội xâm phạm an ninh quốc gia được quy định trong bộ luật hình sự.
An ninh nông thôn
Sự tổn định và phát triển vững chắc về chính trị, kinh tế, tư tưởng văn hóa, xã hội ở nông thôn, các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng hoạt động có hiệu quả hay không để xem sao con khủng việc phức tạp gây mất ổn định.

An ninh nông thôn có vị trí quan trọng góp phần ổn định chính trị, xã hội trong phạm vi cả nước. Bảo vệ an ninh nông thôn là một bộ phận quan trọng của công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bao gồm các mặt công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hoạt động xâm hại đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước và sự vững mạnh của hệ thống chính trị; bảo vệ tài sản của nhà nước; tính mạng, tài sản kho quyền lợi hợp pháp của nhân dân, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn.

An ninh quốc gia

Sự ổn định và phát triển vững mạnh về mọi mặt: chế độ xã hội, dân cư, không gian sinh tồn, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khả năng phòng thủ đất nước; sự bảo đảm an toàn, trật tự tổ chức đời sống lao động, sinh hoạt xã hội của dân cư theo pháp luật của một quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.

An ninh quốc gia bao gồm các nội dung an ninh trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư tưởng văn hóa, xã hội, quốc phòng, đối ngoại và trật tự, an toàn xã hội trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội; an ninh đối với những cơ sở quan trọng nhất của sự sinh tồn và phát triển của quốc gia.

Luật an ninh quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc Hội khóa XI, kỳ họp thứ sáu thông qua ngày 3/12/2004 quy định an ninh quốc gia chính là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. Thanh niên trong xa có hai mặt cơ bản: một sự tổn định và phát triển bền vững của chế độ và nhà nước; hai sự bất khả xâm phạm về độc lập, chủ quyền, thống, toàn vẹn lãnh thổ. Hai yếu tố này có quan hệ hữu cơ với nhau, ảnh hưởng, thậm chí quy định lẫn nhau; giải quyết mặt này sẽ tăng cường cũng cố mặt kia và ngược lại.

Bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống lại mọi hoạt động xâm hại an ninh quốc gia; là nhiệm vụ của đảng, nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân, trong đó công an nhân dân và quân đội nhân dân là những lực lượng nòng cốt.

An ninh tư tưởng - văn hóa
Sự tổn định và phát triển của tư tưởng văn hóa đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, trên nền tảng là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
An ninh tư tưởng - văn hóa là một bộ phận của an ninh quốc gia. Bảo vệ an ninh tư tưởng văn hóa bao gồm các mặt công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống âm mưu hoạt động của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, đấu tranh chống các hoạt động chiến tranh tâm lý, tư tưởng và trong các hoạt động truyền bá văn hóa phẩm độc hại, phản động, bảo vệ vật chất kĩ thuật và đội ngũ cán bộ chủ chốt hoạt động trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa. Bảo vệ an ninh tư tưởng văn hóa là nhiệm vụ của toàn đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị.

An ninh xã hội

Sự phát triển của một xã hội có tổ chức, có kỷ cương, trên cơ sở những quy phạm pháp luật; bảo đảm sự ổn định thường xuyên của xã hội.

An ninh xã hội là một bộ phận của an ninh quốc gia. Bảo vệ an ninh xã hội là Phong vừa phát hiện, đấu tranh chống những hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật gây mất ổn định chính trị xã hội. Bảo vệ an ninh xã hội, gắn liền với việc thực hiện chính sách xã hội và là nhiệm vụ của toàn đảng, toàn dân.

Án khổ sai

Hình phạt cách ly những người bị kết án khỏi xã hội, sống ở nơi xa xôi, heo lánh, bỏ khỏi làm những việc nặng nhọc, vất vả hoặc huy hiệu không có chế độ hạn định và giờ giấc. Có hai mặt hồ sai là khổ sai chung thân và khổ sai có thời hạn.

Án khổ sai được áp dụng phổ biến dưới chế độ phong kiến, thực dân và hiện nay vẫn còn tồn tại ở một số nước.

Ở Việt Nam thời thuộc Pháp, án khổ sai là hình phạt đại hình có tính chất đầy đọa, nhục hình, xâm phạm thể chất, nhân phẩm, danh dự của người bị án; do tòa đại hình tuyên xử theo thủ tục độc nhất cấp thẩm (sơ thẩm đồng thời chung thẩm). Hiện nay, trong hệ thống hình phạt của pháp luật hình sự Việt Nam, không có hình phạt khổ sai.

....

4. Đánh giá bạn đọc

Là cuốn từ điển luật học đầu tiên được biên soạn bởi đội ngũ GS, TS, ThS có nhiều kinh nghiệm và công tác lâu năm trong lĩnh vực pháp luật do đó, cuốn từ điển là tài liệu tham khảo rất hữu ích đối với bạn đọc trong học tập, nghiên cứu và công tác.

Hiểu đúng định nghĩa, bản chất của một thuật ngữ pháp lý sẽ giúp bạn đọc khai triển được nhiều vấn đề và khai triển đúng hướng. Do đó, cuốn sách sẽ hữu ích rất nhiều đối với bạn đọc quan tâm nghiên cứu lĩnh vực pháp lý nói riêng và bạn đọc nói chung.

5. Kết luận

Cuốn Từ điển luật học không chỉ có tác dụng tạo công cụ tra cứu, tìm hiểu phá luật nhanh chóng, tiện lợi và tin cậy đối với giơi chuyên môn và cán bộ, nhân dân mà còn bảo tồn, ghi nhận những thành tựu của nền khoa học pháp lý cũng như thực tiễn xây dựng, áp dụng pháp luật Việt Nam.

1 278 lượt xem