Sổ hộ nghèo là gì? Những quyền lợi mà Sổ hộ nghèo đem lại. Mẫu giấy chứng nhận sổ hộ nghèo cập nhật mới nhất 2023

Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Việt Nam đã có xu hướng giảm đi một cách rõ rệt. Đời sống của nhân dân được cải thiện nhiều hơn. Để đạt được những điều này, Đảng và nhà nước đã có những chính sách ưu đãi giành cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Vậy sổ hộ nghèo là gì? Những quyền lợi mà sổ hộ nghèo đem lại cho các hộ gia đình khó khăn là gì? Mẫu giấy chứng nhận hộ nghèo và thủ tục công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo cập nhật mới nhất 2023. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1 724 lượt xem


Sổ hộ nghèo là gì? Những quyền lợi mà Sổ hộ nghèo đem lại. Mẫu giấy chứng nhận sổ hộ nghèo cập nhật mới nhất 2023

I. Sổ hộ nghèo được hiểu như thế nào?

1. Khái niệm sổ hộ nghèo

Quy định pháp luật hiện hành không có quy định về Sổ hộ nghèo mà quy định về Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo. Cụ thể, Giấy chứng nhận hộ nghèo được áp dụng chung theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg ngày 16/7/2021 về quy định quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm.

Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo được cấp cho hộ gia đình làm căn cứ xác định hộ gia đình và các thành viên trong hộ gia đình được hưởng các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo phải được bảo quản cẩn thận để tránh hư hỏng, rách nát hoặc bị mất. Trường hợp bị hư hỏng, rách nát hoặc bị mất thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, cấp đổi lại cho hộ gia đình trên cơ sở danh sách, dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý và thu lại Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo cũ để lưu hồ sơ.

Như vậy, sổ hộ nghèo là cụm từ mà trên thực tế người dân thường dùng để chỉ Giấy chứng nhận hộ nghèo.

2. Ai có thẩm quyền cấp sổ hộ nghèo?

Theo Khoản 3 Điều 10 Quyết định 24/2021/QĐ-TTg (Có hiệu lực từ 01/09/2021) quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, trong đó:

“Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

a) Thành lập Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm Trưởng ban; công chức được giao nhiệm vụ làm công tác giảm nghèo cấp xã làm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; công chức được giao nhiệm vụ làm công tác tài chính, y tế, giáo dục, xây dựng, thông tin và truyền thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, các trưởng thôn trên địa bàn và cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội được phân công theo dõi tại xã làm thành viên.

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo; danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo và cấp Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo; công nhận hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình.

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về kết quả rà soát nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trên địa bàn theo quy định tại Điều 7 Quyết định này.”

Như vậy, căn cứ quy định trên thì UBND xã có thẩm quyền quyết định công nhận danh sách hộ nghèo và cấp giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo.

II. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận hộ nghèo

Hộ nghèo sẽ được cấp Giấy chứng hộ nghèo. Vậy các tiêu chí xác định hộ nghèo là gì? Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP Quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 được xác định như sau:

- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Trong đó, Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chỉ số), gồm: việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.

Việc xác định thiếu hụt chỉ tiêu nào được xác định trên cơ sở phụ lục chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản ban hành kèm theo Nghị định 07/2021/NĐ-CP cụ thể theo bảng dưới đây:

Dịch vụ xã hội cơ bản

(Chiều thiếu hụt)

Chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản

Ngưỡng thiếu hụt

1. Việc làm

Việc làm

Hộ gia đình có ít nhất một người không có việc làm (người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, sẵn sàng/mong muốn làm việc nhưng không tìm được việc làm); hoặc có việc làm công ăn lương nhưng không có hợp đồng lao động*.

(*) Xem xét cho việc làm thường xuyên, đều đặn, mang tính chất ổn định hoặc tương đối ổn định.

Người phụ thuộc trong hộ gia đình

Hộ gia đình có tỷ lệ người phụ thuộc trong tổng số nhân khẩu lớn hơn 50%. Người phụ thuộc bao gồm: trẻ em dưới 16 tuổi; người cao tuổi hoặc người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng.

2. Y tế

Dinh dưỡng

Hộ gia đình có ít nhất một trẻ em dưới 16 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi hoặc suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi.

Bảo hiểm y tế

Hộ gia đình có ít nhất một người từ đủ 6 tuổi trở lên hiện không có bảo hiểm y tế.

3. Giáo dục

Trình độ giáo dục của người lớn

Hộ gia đình có ít nhất một người trong độ tuổi từ 16 tuổi đến 30 tuổi không tham gia các khóa đào tạo hoặc không có bằng cấp, chứng chỉ giáo dục đào tạo so với độ tuổi tương ứng [Người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đang học hoặc đã tốt nghiệp trung học cơ sở; từ 18 tuổi đến 30 tuổi đang học hoặc đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc sơ cấp/trung cấp/cao đẳng nghề; hoặc người từ 16 tuổi đến 30 tuổi được doanh nghiệp tuyển dụng và chứng nhận đào tạo nghề tại chỗ (hình thức vừa học vừa làm)].

Tình trạng đi học của trẻ em

Hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ em từ 3 tuổi đến dưới 16 tuổi không được học đúng bậc, cấp học phù hợp với độ tuổi (trẻ từ 3 tuổi đến dưới 6 tuổi được tiếp cận giáo dục mầm non, trẻ từ 6 tuổi đến dưới 12 tuổi được tiếp cận giáo dục tiểu học và trẻ từ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi được tiếp cận giáo dục trung học cơ sở).

4. Nhà ở

Chất lượng nhà ở

Hộ gia đình đang sống trong ngôi nhà/căn hộ thuộc loại không bền chắc (trong ba kết cấu chính là tường, cột, mái thì có ít nhất hai kết cấu được làm bằng vật liệu không bền chắc).

Diện tích nhà ở bình quân đầu người

Diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ gia đình nhỏ hơn 8m2.

5. Nước sinh hoạt và vệ sinh

Nguồn nước sinh hoạt

Hộ gia đình không tiếp cận được nguồn nước sạch trong sinh hoạt (gồm: nước máy, giếng khoan, giếng đào được bảo vệ, nước khe/mó được bảo vệ và nước mưa, nước đóng chai bình).

Nhà tiêu hợp vệ sinh

Hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh (gồm: tự hoại/bán tự hoại, thấm dội nước (Suilabh), cải tiến có ống thông hơi (VIP), hố xí đào có bệ ngồi, hai ngăn).

6. Thông tin

Sử dụng dịch vụ viễn thông

Hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng dịch vụ internet.

Phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin

Hộ gia đình không có phương tiện nào trong số các phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin:

- Phương tiện dùng chung: Tivi, radio, máy tính để bàn, điện thoại;

- Phương tiện cá nhân: Máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh.

Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành, việc xác định hộ gia đình thuộc hộ nghèo cũng được chia theo khu vực đó là khu vực nông thôn và thành thị, điều này là hợp lý vì xác định hộ nghèo cũng chính là xác định mức sống trong khi đó mức sống ở nông thôn và thành thị là khác nhau, do đó, xác định hộ nghèo ở hai khu vực này cũng cần có tiêu chí khác nhau. Và cụ thể:

(1) Ở khu vực nông thôn: Hộ gia đình được xác định là hộ nghèo khi hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. (đối chiếu bảng trên để xem cụ thể mỗi hộ gia đình thiếu hụt chỉ tiêu nào)

(2) Ở khu vực thành thị: Hộ gia đình được xác định là hộ nghèo khi hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

III. Những quyền lợi khi có sổ hộ nghèo

Giấy chứng nhận hộ nghèo (sổ hộ nghèo) cấp cho hộ gia đình làm căn cứ xác định hộ gia đình và các thành viên trong hộ gia đình được hưởng các chính sách hỗ trợ hộ nghèo. Vậy theo quy định pháp luật hiện hành, có những chính sách hỗ trợ, ưu đãi nào dành cho hộ nghèo?

Ở bài chia sẻ này, chúng tôi sẽ chỉ ra những chính sách điển hình và áp dụng phổ biến nhất, còn trên thực tế tùy tình hình tại từng địa phương mà các chính sách hỗ trợ có thể đa dạng hơn.

1. Hỗ trợ về nhà ở

Tại Quyết định 90/QĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ nhà ở cho khoảng 100.000 hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo có nhà ở an toàn, ổn định, có khả năng chống chịu tác động của thiên tai, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững. Theo đó, đối tượng hộ nghèo được nhận hỗ trợ về nhà ở đó là:

- Hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2021 - 2025) trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, đang cư trú trên địa bàn huyện nghèo và là hộ độc lập có thời gian tách hộ đến khi Chương trình có hiệu lực thi hành tối thiểu 03 năm;

- Đối tượng thụ hưởng dự án không bao gồm các hộ đã được hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và các chương trình, đề án, chính sách khác.

Theo chính sách này thì hộ nghèo sẽ được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở hiện có; đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m2 “3 cứng” (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng) và tuổi thọ căn nhà từ 20 năm trở lên.

2. Hỗ trợ về vay vốn

Theo quy định tại Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, hộ nghèo được hỗ trợ vay vốn khi đáp ứng điều kiện đó là:

- Phải có địa chỉ cư trú hợp pháp; và

- Phải có trong danh sách hộ nghèo được ủy ban nhân dân cấp xã quyết định theo chuẩn nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố, được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, lập thành danh sách có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã;

- Mục đích vay theo đúng quy định pháp luật.

Theo Nghị định này, hộ nghèo; hộ sản xuất kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi và các xã thuộc Chương trình 135, sử dụng vốn vay để:

- Mua sắm vật tư, thiết bị; giống cây trồng, vật nuôi; thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh;

- Góp vốn thực hiện các dự án hợp tác sản xuất, kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch và học tập.

3. Hỗ trợ về học phí đối với hộ nghèo

Về hỗ trợ học phí thực hiện theo quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm, học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Cụ thể:

Đối tượng được miễn học phí gồm:

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

- Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ

Đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập:

Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. (khoản 3 Điều 18 Nghị định 81/2021/NĐ-CP).

IV. Mẫu giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo

UBND XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN…………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: …./GCN-HN.HCN

…., ngày….tháng….năm…..

GIẤY CHỨNG NHẬN HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi , bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 07/2021/NĐ -CP ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm trên địa bàn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã /phường/thị trấn chứng nhận:

Hộ gia đình ông/bà: ………………………….. Dân tộc:......................................................

Số CCCD/CMND: ………………………………….. Ngày cấp ………………………………

Nơi thường trú: …………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………

I. Danh sách thành viên trong hộ gia đình

STT

Họ và tên

Dân tộc

Quan hệ với chủ hộ

Năm sinh

Ghi chú (trường hợp gia đình có sự thay đổi các thành viên trong hộ)

Nam

Nữ

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II . Kết quả phân loại hộ gia đình giai đoạn 2022 – 2025

NĂM 20 …..

ngày … tháng .... năm ....

Xác nhận của Chủ tịch UBND xã /phường/ thị trấn

(Ký tên, đóng dấu)

 

□ N

Các chỉ số thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản của hộ gia đình N, CN

 

□ CN

□ 1

□ 3

□ 5

□ 7

□ 9

□ 11

 

 

□ 2

□ 4

□ 6

□ 8

□ 10

□ 12

 

NĂM 20 ….

ngày …. tháng ….năm ....

Xác nhận của Chủ tịch UBND xã /phường/ thị trấn

(Ký tên, đóng dấu)

 

□ N

Các chỉ số thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản của hộ gia đình N, CN

 

□ CN

□ 1

□ 3

□ 5

□ 7

□ 9

□ 11

 

 

□ 2

□ 4

□ 6

□ 8

□ 10

□ 12

 

NĂM 20 ….

ngày …. tháng ….năm ....

Xác nhận của Chủ tịch UBND xã /phường/ thị trấn

(Ký tên , đóng dấu)

 

□ N

Các chỉ số thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản của hộ gia đình N, CN

 

□ CN

□ 1

□ 3

□ 5

□ 7

□ 9

□ 11

 

 

□ 2

□ 4

□ 6

□ 8

□ 10

□ 12

 

NĂM 20...

ngày …. tháng ….năm ....

Xác nhận của Chủ tịch UBND xã /phường/ thị trấn

(Ký tên , đóng dấu)

 

□ N

Các chỉ số thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản của hộ gia đình N, CN

 

□ CN

□ 1

□ 3

□ 5

□ 7

□ 9

□ 11

 

 

□ 2

□ 4

□ 6

□ 8

□ 10

□ 12

 

NĂM 20...

ngày …. tháng ….năm ....

Xác nhận của Chủ tịch UBND xã /phường/ thị trấn

(Ký tên , đóng dấu)

 

□ N

Các chỉ số thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản của hộ gia đình N, CN

 

□ 1

□ 3

□ 5

□ 7

□ 9

□ 11

 

□ C N

 

 

□ 2

□ 4

□ 6

□ 8

□ 10

□ 12

 

Ghi chú về các từ viết tắt:

- N: Hộ nghèo; CN: Hộ cận nghèo;

- Các số từ 1 - 12 viết tắt về các chỉ số thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo, cụ thể:

1. Việc làm; 2: Người phụ thuộc trong hộ gia đình; 3: Dinh dưỡng ; 4: Bảo hiểm y tế ; 5: Trình độ giáo dục người lớn; 6: Tình trạng đi học của trẻ em ; 7: Chất lượng nhà ở , 8: Diện tích nhà ở bình quân đầu người; 9: Nguồn nước sinh hoạt; 10: Nhà tiêu hợp vệ sinh; 11: Sử dụng dịch vụ viễn thông; 12: Phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.

(Ghi X vào ô tương ứng với kết quả phân loại Hộ nghèo, hộ cận nghèo và các chỉ số thiếu hụt của hộ nghèo, hộ cận nghèo)

V. Những điều cần lưu ý

1. Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo được cấp cho hộ gia đình làm căn cứ xác định hộ gia đình và các thành viên trong hộ gia đình được hưởng các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo.

2. Theo Quyết định công nhận danh sách hộ nghèo , hộ cận nghèo hằng năm trên địa bàn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký tên, đóng dấu công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo cho hộ gia đình vào ô của năm liền sau thời điểm rà soát, làm cơ sở để người dân hưởng chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo trong năm tại ô ký tên, đóng dấu.

3. Trường hợp hộ gia đình có thay đổi về thành viên thì gửi các giấy tờ liên quan về sự thay đổi thành viên (giấy chứng nhận kết hôn, giấy chứng sinh/khai sinh, giấy chuyển hộ khẩu, giấy khai tử,...) để Chủ tịch UBND cấp xã xem xét, bổ sung vào danh sách thành viên trong hộ gia đình trên Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo đa cấp. Chủ tịch UBND cấp xã ký tên, đóng dấu vào dòng ghi tên thành viên thay đổi tại cột Ghi chú trong biểu Danh sách thành viên trong hộ gia đình.

4. Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo phải được bảo quản cẩn thận để tránh hư hỏng, rách nát hoặc bị mất. Trường hợp bị hư hỏng, rách nát hoặc bị mất thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, cấp đổi lại cho hộ gia đình trên cơ sở danh sách, dữ liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý và thu lại Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo cũ để lưu hồ sơ ./.

VI. Thủ tục công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm

Bước 1: Đề nghị rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo

Hộ gia đình có Giấy đề nghị rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 24/2021/QĐ-TTg gửi UBND cấp xã.

Bước 2: Lập danh sách rà soát

Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã chủ trì, phối hợp với thôn, tổ dân phố, bản, buôn, khóm, ấp (viết tắt là thôn) và rà soát viên lập danh sách hộ gia đình cần rà soát, lập danh sách hộ gia đình cần rà soát trên cơ sở Giấy đề nghị rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tại Bước 1 và hộ gia đình thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo do UBND cấp xã đang quản lý tại thời điểm rà soát.

Bước 3: Thu thập thông tin

Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã chủ trì, phối hợp với trưởng thôn và rà soát viên thu thập thông tin hộ gia đình, tính điểm, tổng hợp và phân loại hộ gia đình.

Bước 4: Tổ chức họp dân để thống nhất kết quả rà soát

- Thành phần cuộc họp: Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã, công chức được giao nhiệm vụ làm công tác giảm nghèo cấp xã, Trưởng thôn (chủ trì họp), Bí thư Chi bộ thôn, đoàn thể, rà soát viên và một số đại diện hộ gia đình qua rà soát, hộ gia đình khác; mời đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã giám sát.

- Nội dung cuộc họp: Lấy ý kiến thống nhất của ít nhất 50% tổng số người tham dự cuộc họp về kết quả đánh giá, tính điểm đối với các hộ gia đình qua rà soát. Trường hợp ý kiến thống nhất dưới 50%, thực hiện rà soát lại tại Bước 2 và tổ chức họp dân lại tại Bước 3 này.

- Kết quả cuộc họp được lập thành 02 biên bản, có chữ ký của chủ trì, thư ký cuộc họp và đại diện các hộ dân (01 bản lưu ở thôn, 01 bản gửi Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã).

Bước 5: Niêm yết, thông báo công khai

- Niêm yết công khai kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tại nhà văn hóa hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng thôn và trụ sở UBND cấp xã; thông báo qua đài truyền thanh cấp xã (nếu có) trong thời gian 03 ngày làm việc.

- Trong thời gian niêm yết, thông báo công khai, trường hợp có khiếu nại của người dân, Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã tổ chức phúc tra kết quả rà soát theo đúng quy trình rà soát trong thời gian không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhà sinh hoạt cộng đồng thôn và trụ sở UBND cấp xã trong thời gian 03 ngày làm việc.

- Hết thời gian niêm yết công khai và phúc tra (nếu có), Ban Chỉ đạo rà soát cấp xã tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã về danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo (sau khi rà soát).

Bước 6: Báo cáo, xin ý kiến của Chủ tịch UBND cấp huyện

- Chủ tịch UBND cấp xã báo cáo bằng văn bản, gửi Chủ tịch UBND cấp huyện về kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.

- Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện có ý kiến trả lời bằng văn bản.

Bước 7: Công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo; hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo

Chủ tịch UBND cấp xã tiếp thu ý kiến của Chủ tịch UBND cấp huyện:

- Quyết định công nhận danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và cấp Giấy chứng nhận cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 24/2021/QĐ-TTg .

- Quyết định công nhận danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 24/2021/QĐ-TTg .

 

1 724 lượt xem