Mẹ đơn thân là gì? Những áp lực và cách vượt qua áp lực của mẹ đơn thân
Mẹ đơn thân là gì? Mẹ đơn thân gặp phải những khó khăn, áp lực gì? Và cách những người mẹ đơn thân ấy vượt qua thế nào? Cùng đi tìm hiểu với Vietjack.me nhé!
Mẹ đơn thân là gì? Những áp lực và cách vượt qua áp lực của mẹ đơn thân
1. Mẹ đơn thân (Single mom) là gì?
Mẹ đơn thân là người phụ nữ nuôi dạy con cái một mình mà không có chồng hoặc bạn đời bên cạnh.
Đây là một cụm từ không còn quá xa lạ; thậm chí còn được coi như một xu hướng của những người phụ nữ trong xã hội hiện đại.
Trên thực tế, mẹ đơn thân chỉ những người phụ nữ đang nuôi con khi đã góa chồng hoặc đã ly hôn và chưa tái hôn hoặc chưa từng có chồng.
2. Những áp lực của bà mẹ đơn thân
2.1. Áp lực tài chính
Khi một đứa trẻ chào đời và trên hành trình khôn lớn, có vô vàn thứ phải lo lắng và chi tiêu. Chẳng hạn khi con mới sinh phải lo tiền bỉm, tiền tiêm phòng; con lớn hơn phải lo bổ sung dinh dưỡng để phát triển, tiền học, tiền tham gia ngoại khóa, chưa kể tiền quần áo, tiền khi con ốm bệnh Thậm chí một thống kê đã được thực hiện và kết quả cho thấy, trung bình nuôi một đứa trẻ từ 0-6 tuổi trong 1 tháng cũng cần đến 4-5 triệu.
Áp lực của bà mẹ đơn thân chính là luôn phải nghĩ làm như thế nào để kiếm thật nhiều tiền, làm sao để có tiền nuôi con. Nhiều bà mẹ phải làm việc suốt ngày đêm, không dám ngừng nghỉ ngày nào mà vẫn gặp vô vàn khó khăn trong việc đảm bảo cho con có cái ăn, cái mặc.
Con càng lớn, áp lực về tài chính của mẹ đơn thân càng tăng lên. Có những giai đoạn con còn quá nhỏ, không thể nhờ ai trông để đi làm kiếm tiền. Nhưng nếu mẹ không đi làm thì lại không có tiền để nuôi con, để trả tiền nhà. Có người may mắn thì tìm được công việc phù hợp nhưng cũng có những người phải chấp nhận để con ở nhà để ra ngoài kiếm tiền, vừa đi làm vừa lo lắng cho con.
2.2. Áp lực về việc vừa làm bố, vừa làm mẹ
Khi nuôi con một mình, các single mom vừa phải đóng vai trò là người cha mạnh mẽ, biết sửa điện, biết làm nhà đồ chơi, luôn bảo vệ con ở khắp mọi nơi nhưng đồng thời vẫn phải giữ dáng vẻ của một người mẹ, dịu dàng và nhẫn nại, biết lắng nghe con, biết làm những món ăn ngon để con đem đi học mỗi ngày. Bản thân phải gồng gánh cả hai vai trò khiến người mẹ không khỏi mệt mỏi.
Thực tế áp lực của bà mẹ đơn thân không phải là nên đóng vai trò là bố hay mẹ mà làm như thế nào để tạo cho con cảm giác an toàn, cảm giác được bảo vệ cho dù không có người đàn ông trong nhà. Điều này sẽ cực kỳ khó khăn nếu người phụ nữ đó mang thai và sinh nở một mình, không có ai giúp đỡ, kể cả những người thân trong gia đình.
2.3. Áp lực của bà mẹ đơn thân – những lời đánh giá từ xung quanh
Mặc dù xã hội hiện nay đã cởi mở hơn rất nhiều về việc người phụ nữ ly dị, chia tay hay phải nuôi con một mình cho dù chẳng biết người bố là ai. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những lời ra tiếng vào, những lời đàm tiếu từ những người xung quanh, chỉ trỏ về việc chỉ nuôi con một mình. Đây cũng là một trong những áp lực của bà mẹ đơn thân cần phải thực sự mạnh mẽ mới có thể vượt qua.
Có những người bàn tán, thương cảm khi thấy người phụ nữ nhỏ bé phải gồng gánh nuôi con một mình nhưng cũng có người bàn tán, cho rằng người phụ nữ đó hư hỏng như thế nào mới bị chồng bỏ, mới phải tự nuôi con. Thậm chí có những đứa trẻ là con của mẹ đơn thân khi đi học bị bạn bè xa lánh vì cha mẹ chúng cho rằng gia đình không đầy đủ thường không tốt nên không cho con cái chơi cùng.
Áp lực của bà mẹ đơn thân về dư luận đôi khi còn xuất phát từ chính gia đình, từ những người thân của họ. Nếu gia đình thấu hiểu thì không con nhưng không ít người luôn bị cha mẹ, họ hàng chì chiết, cho rằng việc làm mẹ đơn thân là vết nhơ của cả dòng họ, muốn từ mặt để không phải xấu hổ. Và điều này còn đau đớn hơn việc bị hàng xóm, bị những người xung quanh chỉ trỏ gấp hàng chục lần.
2.4. Áp lực về thời gian
Áp lực của bà mẹ đơn thân về thời gian chính là làm thế nào để kiếm được nhiều tiền để đủ đóng trọ, để mua bỉm sữa, để đóng học, để lo cho con cuộc sống tốt nhất.
Một ngày 24 tiếngvới họ dường như là không đủ, cho dù họ đã làm việc đến quên ăn quên ngủ mỗi ngày nhưng vẫn thấy thiếu. Họ thiếu thời gian để kiếm tiền, để lo cho con, để chơi cùng con chứ chẳng màng đến thời gian để chăm sóc cho bản thân mình.
Thời gian rảnh rỗi dường như trở thành một điều gì đó rất xa xỉ với bà mẹ đơn thân. May mắn họ có người hỗ trợ, người chồng cũ có chu cấp thì có thể thoải mái hơn nhưng nếu phải tự lo một mình thì thậm chí còn không nghĩ đến việc nghỉ ngơi. Áp lực của bà mẹ đơn thân về thời gian chính là làm thế nào để kiếm được nhiều tiền để đủ đóng trọ, để mua bỉm sữa, để đóng học, để lo cho con cuộc sống tốt nhất.
2.5. Lo lắng về việc con sẽ bị thiệt thòi
Một gia đình đầy đủ và hoàn chỉnh cần có cha và mẹ, dù thiếu ai cũng trở thành một lỗ hổng lớn trong trái tim của con. Một trong những áp lực của bà mẹ đơn thân khiến họ căng thẳng hơn, đặc biệt khi con đến độ tuổi đi học chính là lo lắng con sẽ thiệt thòi hơn các bạn đồng trang lứa, sợ con bị trêu chọc vì không có cha, sợ con cảm thấy tủi thân khi thấy gia đình đủ đầy của người khác.
Thực tế có rất nhiều trường hợp trẻ bị bắt nạt học đường bởi không có cha hoặc mẹ, con bị bạn bè trêu chọc, bắt nạt đến mức trầm cảm. Hay việc đi chơi công viên, nhìn thấy những đứa trẻ khác được cha cõng trên cổ cũng khiến con cảm thấy tủi thân. Hay đôi lúc đi học cũng có các hoạt động yêu cầu sự có mặt của cha cũng làm con cảm thấy bản thân bị cô lập.
Mặt khác áp lực của bà mẹ đơn thân trong nỗi lo lắng con bị thiệt thòi còn nằm trong việc sợ con không có cuộc sống tốt như các bạn. Có những đứa trẻ thậm chí còn chưa bao giờ được đi công viên, được đi sở thú, được đi tô tượng dù với bạn bè xung quanh đó đều là thứ rất bình thường. Bất cứ người mẹ nào mà không cảm thấy đau lòng khi nhìn thấy con mình bị thiệt thòi như thế.
2.6. Áp lực mỗi khi con ốm
Việc con bị ốm luôn là nỗi ám ảnh của những bậc làm cha mẹ, đặc biệt là khi chỉ có một mình mẹ chăm sóc. Con ốm mệt 1 thì mẹ mệt, đau đau lòng gấp trăm gấp nghìn lần. Thậm có có những gia đình nhỏ con ốm dù có cả hai vợ chồng thì mẹ còn mệt phờ hơi tai, lúc nào cũng chỉ nghĩ làm sao cho con mau khỏe, thức thâu đêm chăm con đến mức chẳng có thời gian để ăn, để ngủ.
Áp lực của bà mẹ đơn thân khiến nhiều người không dám nghĩ đến việc nếu bản thân bị ốm sẽ như thế nào. Có những người dù mệt mỏi như thế nào cũng phải gắng gượng dậy đi làm, dậy chăm sóc con không dám ngừng nghỉ ngày nào. Bởi vậy sức khỏe của bà mẹ đơn thân ngày càng giảm sút, tinh thần ngày càng mệt mỏi, bóng hình già nua trước tuổi bởi phải lo toan quá nhiều thứ.
2.7. Áp lực của bà mẹ đơn thân trong việc nuôi dạy con cái
Nuôi dạy con trẻ chưa bao giờ là một vấn đề đơn giản bởi mỗi người có một tính cách khác nhau, không ai là giống ai. Tính cách của trẻ được hình thành dựa trên sự tương tác, dạy dỗ của cha mẹ ngay từ thời thơ ấu nên việc thiếu đi hình bóng của người cha có thể ảnh hưởng đến một phần tính cách của con, chẳng hạn như con rụt rè, ít nói, dễ kích động hơn trong khi một số lại trưởng thành, chín chắn hơn hẳn.
Nuôi con đã khó nhưng nuôi con sao cho thành một người tốt, một người biết đúng sai phải trái, biết tôn trọng người khác càng khó hơn, là một áp lực cực kỳ lớn của bà mẹ đơn thân. Đặc biệt khi người mẹ đơn thân quá bận rộn để kiếm tiền, không thể dành cho con nhiều thời gian để trò chuyện hay chia sẻ cùng con thì cũng làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách này.
2.8. Áp lực bắt nguồn từ sự cô đơn
Dù có vô vàn áp lực đang đè lên đôi vai nhỏ bé nhưng người mẹ lại chẳng dám thể hiện ra vì sợ con sẽ biết nên chỉ chôn dấu vào trong, chấp nhận chịu đựng một mình. Những áp lực của bà mẹ đơn thân quá lớn lại không biết chia sẻ cùng ai bởi đây chính là lựa chọn của họ nên đã khiến không ít người rơi vào trầm cảm, lo âu, stress nặng, đặc biệt ở những người không nhận được sự hỗ trợ của chồng cũ hay hai bên gia đình.
Một số khác sau một thời gian khi đã dám mở lòng tiếp nhận một người mới thì lại mang nỗi lo về việc liệu con có chấp nhận hay không, liệu đối phương có đối xử tốt với con của mình không, liệu có thực sự nên bắt đầu một mối quan hệ mới. Chính những áp lực của bà mẹ đơn thân này đã cản trở con đường tiến đến hạnh phúc của rất nhiều người phụ nữ.
3. Mẹ đơn thân vượt qua áp lực như thế nào?
3.1. Chấp nhận sự thật và nhìn nhận mọi thứ nhẹ nhàng hơn
Mỗi người chúng ta cần phải học cách chấp nhận rằng cuộc sống này vốn không thể xoay chuyển theo cách mà chúng ta mong muốn. Không phải lúc nào người tốt cũng có thể gặp may mắn, thuận lợi. Mọi sự trên đời diễn ra đều có nguyên nhân của nó và khi bạn đã phải tiếp nhận chuyện này thì hãy học cách chấp nhận, cho dù nó có xấu xí đến mức nào.
3.2. Đừng quan tâm đến dư luận
Mỗi người chỉ sống 1 cuộc đời duy nhất và bạn chỉ cần quan tâm đến cuộc đời của bạn và con bạn là đủ. Nếu những người xung quanh chỉ biết chỉ trích, coi thường sự cố gắng của bạn thì hãy thử phản kháng lại, thể hiện rõ quan điểm cá nhân ít nhất 1 lần. Áp lực của bà mẹ đơn thân đã quá đủ khiến bạn mệt mỏi rồi nên đừng phung phí thời gian để quan đến những điều không đáng.
Tất nhiên điều này không có nghĩa là bạn cố chấp và bỏ ngoài tai tất cả mọi thứ. Xung quanh vẫn có rất nhiều người đồng cảm, dành sự quan tâm đến những bà mẹ đơn thân. Hãy chọn lọc các thông tin để tiếp nhận, biết điều gì thực sự cần thiết, biết ai thực sự chân thành và muốn giúp đỡ mình.
3.3. Có kế hoạch cho cuộc sống mới
Bắt đầu hành trình của một bà mẹ đơn thân là con đường không bao giờ bằng phẳng nên bạn hãy luôn xây dựng cho bản thân một lộ trình thích hợp để chuẩn bị kỹ lưỡng về tinh thần bất cứ lúc nào, chiến thắng mọi áp lực. Điều này sẽ giúp bạn chủ cuộc sống của bản thân thay vì trở nên bị động để các vấn đề khó khăn trong cuộc sống hạ gục bản thân.
3.4. Biến khó khăn thành động lực
Mối quan tâm lớn nhất hiện tại của bạn chính là dành cho đứa con, làm thế nào để con có cuộc sống tốt nhất, không bị thua thiệt với bạn bè. Tình mẫu tử thực sự là một điều cực kỳ thiêng liêng bởi nó có thể biến thành một nguồn sức mạnh cực kỳ to lớn chiến thắng mọi thử thách, khó khăn. Hãy biến khó khăn thành động lực để tiến về phía trước, làm lại tất cả từ đống tro tàn.
3.5. Dành thời gian cho bản thân và cho con
- Dù có bận rộn thế nào cũng đừng quên rằng sức khỏe và tinh thần của bạn vẫn là điều quan trọng nhất, vì thế nếu cảm thấy quá mệt mỏi, đôi lúc hãy dành cho mình một ngày để nghỉ ngơi, để chơi cùng con.
- Hãy sắp xếp thời gian để bạn và con bạn luôn có thể trò chuyện và chia sẻ mỗi ngày nhằm giúp bé nhận được hơi ấm đầy đủ từ mẹ, khiến con không phải tủi thân vì thiếu đi hình bóng người cha. Chỉ đơn giản là cùng ăn cơm, cùng con đi dạo trong công viên, cùng ôm con ngủ cũng có thể xua tan đi hết áp lực của bà mẹ đơn thân. Nụ cười của con chính là nguồn sức mạnh to lớn khiến mẹ vững tin và quyết tâm hơn.
Có vô vàn những áp lực của bà mẹ đơn thân mà không phải ai cũng hiểu được. Thay vì gục ngã trước những tổn thương thì bạn cần biến nó trở thành sức mạnh vượt qua tất cả bởi lúc này bên cạnh đã có một thiên thần may mắn, bạn cần phải mạnh mẽ chính vì những đứa con đáng yêu của mình. Khi bạn quyết tâm, bạn không ngừng chiến đấu thì chắc chắn sẽ không có gì cản trở bạn đến với con đường hạnh phúc được
Xem thêm các chương trình khác: