Hộ kinh doanh và cá nhân có được nhập khẩu hàng hóa không?

Một cá nhân hoặc hộ kinh doanh cá thể thì có quyền nhập khẩu hàng hóa hay không? Biểu thuế, cách thức kê khai và nộp thuế với hộ kinh doanh cá thể được thực hiện như thế nào? Cùng bài viết dưới đây giải đáp nhé!

1 399 04/12/2023


Hộ kinh doanh và cá nhân có được nhập khẩu hàng hóa không?

1. Hộ kinh doanh và cá nhân có được nhập khẩu hàng hóa không ?

1.1. Hộ kinh doanh có quyền nhập khẩu hàng hóa không ?

Hộ kinh doanh và cá nhân có được nhập khẩu hàng hóa không? (ảnh 1)

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2014/TT-BCT thì hộ kinh doanh có quyền nhập khẩu hàng hóa, cụ thể:

"1. Thương nhân không có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân) bao gồm:

a) Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư;

b) Hộ kinh doanh cá thể được thành lập, đăng ký kinh doanh theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CPngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, được xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, đại lý mua, bán hàng hóa theo quy định của pháp luật và trong phạm vi Nghị định số 187/2013/NĐ-CP không phụ thuộc vào ngành hàng, ngành nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp."

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì hộ kinh doanh cá thể được thành lập và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật thì được thực hiện quyền nhập khẩu hàng hóa và được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu bao gồm: xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, đại lý mua, bán hàng hóa theo quy định của pháp luật.

1.2. Cá nhân có quyền nhập khẩu hàng hóa không ?

Theo quy định của pháp luật thì không có quy định cấm cá nhân không được nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2014/TT-BCT nêu trên thì cá nhân không có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, tức là cá nhân không được phép đứng ra làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa về để bán hay kinh doanh mà chỉ được nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch. Hàng hóa phi mậu dịch (hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại) có thể là tài sản di chuyển hoặc quà biếu, quà tặng hoặc hàng hóa là hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận tải đơn, hàng hoá mang theo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế,... (Quyết định 3125/QĐ-TCHQ ) Cá nhân sẽ được làm thủ tục hải quan đối với những hàng hóa phi mậu dịch và những hàng hóa này nhập về sẽ không được kinh doanh.

Tuy nhiên, nếu cá nhân muốn mua hàng hóa để kinh doanh thì có thể sử dụng hình thức ủy thác cho một công ty có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc đại lý hải quan. Theo đó, công ty nhập khẩu ủy thác hoặc đại lý hải quan sẽ thay cá nhân làm thủ tục hải quan, cá nhân phải chịu các nghĩa vụ về thuế thông qua đơn vị nhận ủy thác.

Bên cạnh đó, Điều 5 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về người khai hải quan như sau:

"Người khai hải quan gồm:
1. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp chủ hàng hóa là thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục hải quan thông qua đại lý làm thủ tục hải quan.
2. Chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh hoặc người được chủ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh ủy quyền.
3. Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh.
4. Người thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa.

5. Đại lý làm thủ tục hải quan.
6. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trừ trường hợp chủ hàng có yêu cầu khác."

1.3. Nhập khẩu có quy trình như thế nào? hồ sơ là gì ?

Về hồ sơ hải quan: Khoản 2 Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định:

"2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm:

a) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.

Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;

b) Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.

Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.

Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:

b.1) Người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên;

b.2) Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài, người khai hải quan khai giá tạm tính tại ô “Trị giá hải quan” trên tờ khai hải quan;

b.3) Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về xác định trị giá hải quan.

c) Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.

Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hoá (cargo manifest) thay cho vận tải đơn;

d) Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu nhập khẩu nhiều lần;

đ) Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.

Đối với chứng từ quy định tại điểm d, điểm đ khoản này, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan;

e) Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy). Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

g) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng dữ liệu điện tử trong các trường hợp sau:

g.1) Hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước có thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó;

g.2) Hàng hoá thuộc diện do Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;

g.3) Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ, thuế suất áp dụng theo hạn ngạch thuế quan;

g.4) Hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Trường hợp theo thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam hoặc theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định về việc nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là chứng từ điện tử hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của người sản xuất/người xuất khẩu/người nhập khẩu thì cơ quan hải quan chấp nhận các chứng từ này."

Nếu là nhập khẩu hàng hóa miễn thuế nhập khẩu thì cần chuẩn bị hồ sơ quy định tại thông tư 38/2015/TT-BTC như sau:

"b) Trường hợp hàng hoá thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu nêu tại Điều 103 Thông tư này thì ngoài các chứng từ quy định tại khoản 2 Điều này, người khai hải quan nộp, xuất trình thêm các chứng từ sau:

b.1) Danh mục hàng hóa miễn thuế kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi đã được đăng ký tại cơ quan hải quan đối với các trường hợp phải đăng ký danh mục theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 104 Thông tư này: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu và trừ lùi.

Trường hợp đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế trên Hệ thống, người khai hải quan không phải nộp danh mục, phiếu theo dõi trừ lùi, nhưng phải khai đầy đủ các chỉ tiêu thông tin theo Phụ lục II Thông tư này;

b.2) Chứng từ chuyển nhượng hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế đối với trường hợp hàng hoá của đối tượng miễn thuế chuyển nhượng cho đối tượng miễn thuế khác: nộp 01 bản chụp."

Về quy trình nhập khẩu:

-Khai hải quan (Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

- Đăng ký tờ khai hải quan (Điều 19 Thông tư 38/2015/TT-BTC), xác định số thuế phải nộp (Điều 35 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

- Kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa; đưa hàng về bảo quản, giải phóng hàng, thông quan hàng hóa (Mục 3 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

Lưu ý: Nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa (trừ một số trường hợp quy định tại Điều 42 Thông tư 38/2015/TT-BTC).

Về nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch thực hiện theo hướng dẫn cụ thể tại Quyết định 3125/QĐ-TCHQ

2. Thuế đối với hộ kinh doanh cá thể kinh doanh quán net nhỏ ?

Hộ kinh doanh và cá nhân có được nhập khẩu hàng hóa không? (ảnh 1)

2.1. Hộ kinh doanh cá thể có bắt buộc phải sử dụng hóa đơn hay không?

Hộ kinh doanh cá thể không bắt buộc phải sử dụng hóa đơn. Việc sử dụng hóa đơn của hộ kinh doanh phụ thuộc vào nhu cầu của hộ và quy định của pháp luật về điều kiện cấp hóa đơn cho hộ kinh doanh cá thể.

Căn cứ Điều 13 Thông tư 39/2014/TT-BTC:

1. Cơ quan thuế cấp hóa đơn cho các tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng.

Trường hợp tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng thì cơ quan thuế không cấp hóa đơn.

2. Hóa đơn do cơ quan thuế cấp theo từng số tương ứng với đề nghị của tổ chức, hộ và cá nhân không kinh doanh gọi là hóa đơn lẻ.

Tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng được cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ là loại hóa đơn bán hàng.

Căn cứ khoản 2 Điều 12 thông tư 39/2014/TT-BTC:

Trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh không có nhu cầu sử dụng hóa đơn quyển nhưng có nhu cầu sử dụng hóa đơn lẻ thì cơ quan thuế bán cho hộ, cá nhân kinh doanh hóa đơn lẻ (01 số) theo từng lần phát sinh và không thu tiền.

Khoản 25 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC: Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống là đối tượng không chịu thuế GTGT.

Như vậy, Khi có nhu cầu sử dụng hóa đơn, hộ kinh doanh đề nghị thuế cấp hóa đơn quyển hoặc hóa đơn lẻ để cung cấp cho khách hàng. Nếu xét thấy hộ kinh doanh không nằm trong trường hợp thuế không cấp hóa đơn thì thế sẽ làm thủ tục để cấp hóa đơn cho hộ kinh doanh cá thể.

2.2. Các loại thuế, thời hạn đóng và mức đóng

Hộ kinh doanh cá thể chịu 3 loại thuế:

- Thuế môn bài:

Mức nộp thuế môn bài: Theo Biểu thuê môn bài của hộ kinh doanh quy định tại Văn bản hợp nhất 33/VBHN-BTC, ngày 14/07/2014 về thuế môn bài. Thông thường, thuế đóng 1 năm sẽ là 1.000.000 đồng.

Kỳ tính thuế môn bài theo năm và thời hạn được quy định tại Điều 17 Thông tư 156/2013/TT-BTC về quản lý thuế:

Khai thuế môn bài một lần khi người nộp thuế mới ra hoạt động kinh doanh chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trường hợp người nộp thuế mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai thuế môn bài trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Đối với người nộp thuế đang hoạt động kinh doanh đã khai, nộp thuế môn bài thì không phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho các năm tiếp theo nếu không thay đổi các yếu tố làm thay đổi về mức thuế môn bài phải nộp.

- Trường hợp người nộp thuế có sự thay đổi các yếu tố liên quan đến căn cứ tính thuế làm thay đổi số thuế môn bài phải nộp của năm tiếp theo thì phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho năm tiếp theo, thời hạn khai thuế chậm nhất là ngày 31/12 của năm có sự thay đổi.

Thời hạn nộp thuế môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 1 của năm phát sinh nghĩa vụ thuế. Trường hợp người nộp thuế mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế (điều 26 thông tư 156)

- Thuế GTGT, Thu nhập hộ kinh doanh

Thời hạn nộp thuế GTGT, TN HKD hàng quý căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 21 thông tư 156/2013/TT-BTC:

Căn cứ Thông báo nộp thuế, Hộ nộp thuế khoán nộp tiền thuế của quý chậm nhất là ngày cuối cùng của quý.

Đối với Hộ nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn quyển thì thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng bổ sung chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.

Đối với Hộ nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn bán lẻ theo từng số thì thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng đối với doanh thu trên hóa đơn là thời điểm khai thuế theo từng lần phát sinh.

2.3. Xác định mức doanh thu khoán

Thuế GTGT = Thuế suất GTGT X Doanh thu khoán

Thuế TN HKD = Thuế suất TN HKD x Doanh thu khoán

3. Kinh doanh mặt hàng thức ăn chăn nuôi thì có phải đóng thuế không ?

Như bạn đã nói, thì thức ăn chăn nuôi gia súc thuộc đối tượng không chịu thuế, căn cứ Điều 3 Luật số 71/2014/QH13 có quy định như sau:

“Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 31/2013/QH13.

1. Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 Điều 5 như sau:

“3a. Phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ; thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác;”.

Theo quy định tại Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 thì Điều 5 quy định về đối tượng không chịu thuế, do vậy, Theo quy định trên thì thức ăn chăn cho gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác (thức ăn chăn nuôi) thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng từ ngày 01 /01/2015.

Theo quy định của Pháp luật, hộ kinh doanh cá thể phải nộp 3 loại thuế chính sau: thuế môn bài nộp theo mức thu nhập tháng; thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng nộp căn cứ doanh thu hàng năm.

a) Thuế môn bài đối với hộ kinh doanh cá thể:

Được chia làm 6 bậc theo Điểm 2, Mục I Thông tư số 96/2012/TT-BTCngày 24/10/2012 của Bộ Tài Chính:

Bậc thuế Thu nhập 1 tháng Mức thuế cả năm
1 Trên 1.500.000 1.000.000
2 Trên 1.000.000 đến 1.500.000 750.000
3 Trên 750.000 đến 1.000.000 500.000
4 Trên 500.000 đến 750.000 300.000
5 Trên 300.000 đến 500.000 100.000
6 Bằng hoặc thấp hơn 300.000 50.000

b) Thuế giá trị gia tăng:

Đối với thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thể nộp thuế theo một trong hai phương thức: mức thuế khoán ổn định 6 tháng hoặc mức thuế tính trực tiếp trên cơ sở kê khai thu nhập hằng tháng, hằng quý.

Tuy nhiên, đối với cá nhân, hộ cá thể kinh doanh có thu nhập bình quân hằng tháng trong năm của mỗi người lao động dưới mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức nhà nước được miễn thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể được tính căn cứ vào biểu tỷ lệ GTGT trên doanh số áp dụng tính thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh ban hành kèm theo công văn 763/BTC-TCT ngày 16/01/2009 của Bộ tài chính. Việc tính thuế sẽ căn cứ vào khu vực kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, doanh thu.

Công thức tính thuế GTGT:

Thuế khoán thuế GTGT = biểu giá trị gia tăng trên doanh thu của cục thuế ban hành x với doanh thu x với thuế suất thuế GTGT.

c) Thuế thu nhập cá nhân:

Nếu cá nhân, hộ gia đình nghỉ kinh doanh liên tục từ 15 ngày trở lên trong tháng được xét giảm 50% số thuế phải nộp. Nếu nghỉ cả tháng thì được xét miễn thuế cả tháng đó. Trong trường hợp này, cá nhân, hộ gia đình phải có đơn đề nghị miễn thuế, giảm thuế (có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn) gửi Chi cục thuế, nơi quản lý thuế của mình. Chi cục thuế có trách nhiệm ra thông báo miễn thuế, giảm thuế hoặc văn bản trả lời nêu rõ lý do từ chối đề nghị miễn thuế, giảm thuế. Đối với đơn nghỉ kinh doanh gửi trước ngày mồng 5 hằng tháng thì được miễn, giảm thuế ngay trong tháng; gửi sau ngày mồng 5 hằng tháng thì được miễn, giảm thuế vào tháng sau. Nếu hộ kinh doanh có đơn xin nghỉ, đã được chấp thuận miễn, giảm thuế mà vẫn tiến hành kinh doanh thì sẽ bị lập biên bản vi phạm và phải nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Thuế TNCN được tính căn cứ vào biểu tỷ lệ ấn định thu nhập chịu thuế trên doanh thu áp dụng đối với cá nhân kinh doanh ban hành kèm theo quyết định 16334/CT-QĐ ngày 30/12/2008 của Bộ tài chính.

Công thức tính thuế TNCN:

Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân = tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trên doanh thu do cục thuế ban hành x doanh thu.

Như vậy, khi bạn đăng ký hộ kinh doanh cá thể thì bạn cần phải nộp những loại 3 loại thuế dựa trên thu nhập, như chúng tôi đã cung cấp cho bạn: thuế môn bài nộp theo mức thu nhập tháng; thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng nộp căn cứ doanh thu hàng năm.

Hộ kinh doanh và cá nhân có được nhập khẩu hàng hóa không? (ảnh 1)

4. Hướng dẫn về cách tính thuế áp dụng đối với hộ kinh doanh ?

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP Nghị định về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh quy định về các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh như sau:

“Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác”.

Vì bạn mở cửa hàng bán quần áo nên không thuộc các trường hợp trên, vì vậy bạn phải đăng ký kinh doanh.

Điều 66 Nghị định 78/2015 NĐ-CP Nghị định về đăng kí doanh nghiệp của Luật doanh nghiệp 2014 quy định như sau:

"Điều 66. Hộ kinh doanh

1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng kýkinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

3. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định."

Theo những thông tin bạn cung cấp, quy mô kinh doanh nhỏ lẻ, số vốn ban đầu không lớn, nếu số lao động bạn dự định thuê không quá 10 người, thì bạn chỉ cần đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh, nếu số lao động bạn dự định sử dụng lớn hơn 10 người thì bạn cần phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Về hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng quần áo gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh

- Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh

- Hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất

Như vậy, bạn mang theo những giấy tờ sau không cần mang giấy tạm trú tạm vắng.

Về thủ tục đăng ký kinh doanh:

Theo quy định tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP Nghị định về đăng ký doanh nghiệp, thủ tục đăng ký kinh doanh được tiến hành như sau:

- Bước 1: Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh đến Phòng tà chính - kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh

- Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận cho người đăng ký

- Bước 3: Trong thời gian 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh nếu có đủ các điều kiện quy định tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

Lệ phí để làm thủ tục khoảng bao nhiêu?

- Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh (Lệ phí nhà nước): 100.000 đồng/lần.

Các loại lệ phí, thuế hộ kinh doanh phải nộp là lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

- Theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP Quy định về lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình:

+ Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm

+ Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm

+ Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm

Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhưng không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.

- Căn cứ Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân,

"Điều 1. Người nộp thuế

1. Người nộp thuế theo hướng dẫn tại Chương I Thông tư này là cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là cá nhân kinh doanh). Lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh bao gồm cả một số trường hợp sau:

a) Hành nghề độc lập trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

b) Làm đại lý bán đúng giá đối với đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp của cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp.

c) Hợp tác kinh doanh với tổ chức.

d) Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản không đáp ứng điều kiện được miễn thuế hướng dẫn tại điểm e, khoản 1, Điều 3 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.

2. Người nộp thuế nêu tại khoản 1 Điều này không bao gồm cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống."

Do đó, nếu doanh thu một năm bên bạn thu về trên 100 triệu đồng thì bạn phải đóng thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.

Tỷ lệ tính thuế GTGT dựa trên doanh thu đối với hoạt động bán buôn, bán lẻ hàng hóa là 1% và thuế suất thuế TNCN là 0,5%. Doanh thu tính thuế GTGT và thuế TNCN là doanh thu bao gồm thuế của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa.

1 399 04/12/2023