Biển nào chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng hầm chui qua đường?

Biển báo hầm chui qua đường dành cho người đi bộ được quy định như thế nào? Biển báo hầm chui qua đường dành cho người đi bộ được nhận biết và sử dụng ra sao? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

1 37 lượt xem


Biển nào chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng hầm chui qua đường?

1. Khái niệm biển báo giao thông

Hiện nay pháp luật chưa có khái niệm cụ thể về biển báo giao thông. Tuy nhiên, biển báo giao thông là những vật quen thuộc hàng ngày khi lưu trông trên đường, là một trong những điều kiện của quy chuẩn quốc tế về giao thông.

Có thể hiểu khái niệm này như sau: Biển báo giao thông là những biển hiệu, chỉ dẫn trên đường thể hiện những thông tin về giao thông, mục đích cơ bản là giúp cho những người tham gia giao thông chấp hành luật giao thông một cách chính xác và an toàn nhất.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 về hệ thống báo hiệu đường bộ, pháp luật quy định các biển báo giao thông trên đường bộ nằm trong "hệ thống báo hiệu đường bộ", bao gồm: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc chắn tường bảo vệ, rào chắn.

Cũng theo khoản 4 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, biển báo giao thông được chia thành 5 nhóm:

- Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;

- Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;

- Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;

- Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng hoặc các điều cần phải biết;

- Biển phụ để thuyết minh bổ sung cho các loại biển cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

Như vậy, mỗi loại biển báo giao thông đã kể trên đều có một vai trò khác nhau. Việc đặt các loại biển báo này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo những quy trình và nguyên tắc nhất định trên từng đoạn đường để giúp cho hoạt động di chuyển của người dân được dễ dàng và tránh những tai nạn, bất trắc xảy ra.

2. Ý nghĩa chung của biển báo giao thông

Thứ nhất: Sử dụng biển báo giao thông giúp xe cộ lưu thông thuận lợi hơn

Hiện nay, trên hầu hết tất cả các tuyến đường giao thông ở các quốc gia đều có gắn biển báo. Với mật độ dân số thế giới hiện nay là trên 8 tỷ người, đường giao thông là cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với nhân loại. Tuy nhiên, với hệ thống đường giao thông chằng chịt tại một số thành phố lớn rất dễ xảy ra tình trạng mất phương hướng.

Bên cạnh đó, do mật độ phương tiện giao thông hiện nay là rất lớn. Việc dựng các biển báo giao thông vừa giúp người tham gia giao thông nhận thức được rõ phương hướng vừa giúp điều tiết giao thông một cách hiệu quả, tránh sự ùn tắc, trì trệ trong quá trình lưu thông.

Thay vì cần có người chỉ dẫn giao thông theo hiệu lệnh thì biển báo giao thông là công cụ hữu hiệu khi có độ bền và tính chính xác rất cao. Vì vậy, biển báo giao thông tạo nên một trật tự giao thông giúp cho con người và xe cộ lưu thông nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Thứ hai: Giúp thực thi pháp luật giao thông

Hiện nay, pháp luật của mỗi quốc gia đều có quy định về giao thông và những chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về giao thông vận tải. Ở nước ta hiện nay, pháp luật về giao thông, cơ sở hạ tầng về giao thông đang ngày càng đươc hoàn thiện, theo đó hệ thống biển báo, biển chỉ chỉ dẫn được quy hoạch một cách hợp lý giúp cho người tham gia giao thông tuân thủ luật giao thông ở một mức độ cao hơn. Từ đó, việc lưu thông trên đường sẽ thuận lợi và theo một trật tự nhất định, qua đó nâng cao hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật.

Ví dụ, trên mỗi cung đường ở nước ta hiện nay, trong đó có đường trong khu dân cư hoặc đường cao tốc đều được quy định một tốc độ khác nhau, việc đi nhanh so với tốc độ mà pháp luật quy định không phải lúc nào cũng gây ra tai nạn nhưng hành động đi quá tốc độ là một viêc nguy hiểm cho cả mình và những người tham gia giao thông khác. Cho nên việc chạy quá tốc độ trong khu dân cư sẽ bị xử phạt hành chính lên đến 12 triệu đồng đối với xe ô tô. Việc đánh biển chỉ dẫn về tốc độ trên đường giúp cho người dân tránh khỏi những tình huống vi phạm do không hiểu biết và chạy quá tốc độ.

Thứ ba: Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông

Việc tạo ra hệ thống báo hiệu đường bộ còn nhằm mục đích giúp cho người tham gia giao thông được an toàn khi điều khiển phương tiện cũng như lưu thông trên đường. Trong đó, các biển chỉ dẫn, biển cấm, biển báo nguy hiểm được đặt tại các vị trí đặc biệt như khúc cua gấp trên đường, chỗ sạt lở đất hay đoạn đường đông dân cư hay xảy ra tai nạn yêu cầu người tham gia giao thông phải chú ý hơn. Việc chỉ dẫn, cảnh báo như vậy không những giúp cho hoạt động giao thông trật tự và có tổ chức hơn còn góp phần tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Hiện nay, những vụ tai nạn giao thông xảy ra với tần suất cao và nhất là trong những dịp lễ tết. Có những vụ tai nạn thương tâm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của con người. Việc đánh biển bảo ở những khu vực nguy hiểm là việc làm cần thiết và quan trọng.

3. Biển nào chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng hầm chui qua đường?

Biển số I.424 (c,d) "Hầm chui qua đường cho người đi bộ" được quy định tại Phụ lục C ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ. Cụ thể như sau:

Để chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng hầm chui qua đường, phải đặt biển số I.424 (c,d) "Hầm chui qua đường cho người đi bộ". Tùy hướng thực tế của người đi bộ qua hầm mà sử dụng biển số I.424c hoặc I.424d cho phù hợp.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về biển báo hầm chui qua đường dành cho người đi bộ. Để nắm rõ vấn đề, bạn vui lòng tham khảo thêm quy định cụ thể tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT.

1 37 lượt xem