Ngoại hối là gì? Thị trường ngoại hối là gì? Nội dung quản lý nhà nước về ngoại hối

Ngoại hối là một thuật ngữ dùng để chỉ các phương tiện sử dụng trong các giao dịch quốc tế. Bài viết dưới đâ phân tích và làm rõ khái niệm ngoại hối, hoạt động ngoại hối theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, cụ thể:

1 493 28/11/2023


Ngoại hối là gì? Thị trường ngoại hối là gì? Nội dung quản lý nhà nước về ngoại hối

1. Ngoại hối là gì?

Ngoại hối là danh từ để chỉ tất cả những phương tiện thanh toán dùng trên thị trường quốc tế.

Cụ thể hơn, ngoại hối là tài sản và quyền tài sản được định giá, được chuyển đổi thành tiền nước ngoài, mà một nước sử dụng làm phương thức thanh toán trong giao dịch với các nước khác và được cộng đồng quốc tế chấp nhận.

Các hình thái ngoại hối bao gồm:

  • Ngoại tệ: là đồng tiền nước ngoài, hoặc đồng tiền chung giữa một nhóm các nước khác nhau trên thế giới.
  • Công cụ thanh toán bằng ngoại tệ: là công cụ thanh toán được ghi bằng tiền nước ngoài như séc (Cheque), thẻ ngân hàng (Card Bank), lệnh phiếu (Promissory Note), hối phiếu (Bill of Exchange), giấy chuyển ngân hàng (Transfer),...
  • Các loại chứng từ có giá tương đương ngoại tệ: như cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ.
  • Vàng: bao gồm vàng thỏi, vàng miếng, vàng khối, vàng nhà nước dự trữ, vàng của người cư trú nước ngoài.
  • Đồng tiền quốc gia (đồng bản tệ): đồng tiền quốc gia được chấp nhận là ngoại hối khi đồng tiền đó sử dụng được trong thanh toán quốc tế, hoặc xuất nhập khẩu ra ngoài phạm vi quốc gia.
  • Tiền mã hóa: còn được gọi là tiền ảo, tiền điện tử, tiền kỹ thuật số. Đây là loại tiền được đảm bảo nhờ vào khả năng xử lý của mạng lưới máy tính toàn cầu, ví dụ như Bitcoin, Ethereum,...

2. Thị trường ngoại hối là gì?

Thị trường ngoại hối là thị trường cho phép diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi ngoại tệ và các phương tiện thanh toán quốc tế có giá trị tương đương ngoại tệ. Thị trường ngoại hối hoạt động theo hình thức phi tập trung và có phạm vi trên toàn thế giới.

Thị trường ngoại hối được ra đời dựa trên nhu cầu chuyển đổi tiền tệ giữa các quốc gia trên thế giới, với mục đích hỗ trợ hoạt động thương mại.

Ngoại hối là gì? Nội dung quản lý nhà nước về ngoại hối (ảnh 1)

Với vai trò là trung tâm giao dịch giữa người mua và người bán, các ngân hàng quốc tế lớn là những người chơi chính trong thị trường này. Trên thế giới, các trung tâm giao dịch hoạt động từ 22h tối chủ nhật đến 21h tối thứ sáu. Còn tại Việt Nam, giờ giao dịch sẽ từ 5h sáng thứ hai đến 4h sáng thứ bảy.

Nếu so với thị trường chứng khoán, có thể thấy thị trường ngoại hối có quy mô lớn hơn rất nhiều, vì vậy giao dịch ngoại hối cũng cực kỳ thanh khoản. Nếu như chứng khoán bị giới hạn ở giờ giao dịch và thời gian khớp lệnh, thì giao dịch ngoại hối có thể linh động nhập hoặc đóng lệnh bất cứ lúc nào.

3. Giao dịch ngoại hối là gì?

Bên cạnh thắc mắc ngoại hối là gì, nhiều người cũng đặt ra câu hỏi vậy giao dịch ngoại hối là gì? Giao dịch ngoại hối (với tên gọi phổ biến là FOREX hay FX hay Spot FX) là một thị trường toàn cầu. Tại đây diễn ra sự trao đổi ngoại tệ hay các giấy tờ có giá trị thanh toán tương đương ngoại tệ trên thị trường quốc tế.

Giao dịch ngoại hối là một trong những thị trường được giao dịch tích cực nhất trên thế giới, liên quan đến mọi sự chuyển đổi từ một loại tiền tệ của quốc gia này sang một loại tiền tệ của quốc gia khác, bao gồm các hoạt động giao dịch vốn, giao dịch vãng lai, các hoạt động sử dụng hoặc cung ứng dịch vụ về ngoại hối trên bất kỳ lãnh thổ nào.

Ngoại hối là gì? Nội dung quản lý nhà nước về ngoại hối (ảnh 1)

Trong giao dịch ngoại hối, các đồng tiền của mỗi quốc gia sẽ được trao đổi với nhau trên phạm vi toàn cầu, từ đó tạo ra khối lượng giao dịch khổng lồ, trung bình khoảng 5 nghìn tỷ đô la mỗi ngày. Hoạt động giao dịch này đã khiến thị trường ngoại hối trở thành thị trường tài chính lớn nhất trên thế giới.

Giao dịch ngoại hối không được thực hiện tại sàn giao dịch trung tâm mà dựa trên một mạng lưới toàn cầu, theo đó tiền tệ sẽ được chuyển đổi thông qua hệ thống các ngân hàng, đại lý giao dịch và những nhà môi giới ngoại hối trên toàn thế giới.

4. Những hình thức đầu tư trong thị trường ngoại hối

Có ba hình thức đầu tư mà nhà đầu tư có thể lựa chọn để tham gia vào thị trường ngoại hối, là:

  • Đầu tư theo thị trường Forex giao ngay (Forex spot): là hình thức giao dịch mua/bán trực tiếp rồi nhận tiền ngay tại thời điểm bán.
  • Đầu tư theo thị trường Forex chuyển tiếp (Forex forward): là hình thức giao dịch hối đoái kỳ hạn, tức là hoạt động mua/bán một lượng ngoại tệ theo tỷ lệ nhất định, nhưng không thanh toán tại thời điểm giao dịch, mà sẽ xác định thực hiện vào một thời điểm trong tương lai.
  • Đầu tư theo thị trường Forex tương lai (Forex futures): là hình thức giao dịch bằng các hợp đồng tương lai, trong đó mức tỷ giá và thời điểm thanh toán được hai bên thỏa thuận vào một mốc thời gian cụ thể.

Trước khi quyết định đầu tư vào thị trường ngoại hối, nhà đầu tư cần lưu ý những điều sau:

  • Để có thể tối ưu hóa lợi nhuận, nguồn vốn phải được quản lý chặt chẽ, có kế hoạch tối đa hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
  • Các biến động tỷ giá ngoại tệ đều có khả năng bị ảnh hưởng từ biến động kinh tế trong và ngoài nước, vì vậy cần biết cách xây dựng và phân tích thị trường ngoại hối để đầu tư một cách hợp lý nhất.
  • Cân nhắc để lựa chọn thời điểm giao dịch thích hợp, được gọi là “thời điểm vàng”. Bỏ qua “thời điểm vàng này”, nhiều khả năng nhà đầu tư sẽ phải chịu thiệt hại lớn.
  • Kết nối được với nhà môi giới uy tín, có kinh nghiệm trong việc dự đoán, phân tích thị trường và tình hình tài chính.

5. Những điều cần biết trong đầu tư ngoại hối

Để việc đầu tư được hiệu quả, nhà đầu tư cần hiểu rõ những khái niệm sau đây:

5.1 Hàng hóa giao dịch ở thị trường ngoại hối

Trên thị trường ngoại hối, hàng hóa giao dịch chính là tiền tệ, các khoản tiền gửi ghi bằng ngoại tệ, ngoại tệ hiện hữu và các loại tài sản có thể chuyển đổi thành ngoại tệ.

Trong đó, tiền sẽ được giao dịch thông qua một nhà môi giới hoặc giao dịch trực tiếp theo cặp tiền tệ.

Ngoại hối là gì? Nội dung quản lý nhà nước về ngoại hối (ảnh 1)

5.2 Cách thức hoạt động của thị trường ngoại hối

Cơ chế hoạt động trong thị trường ngoại hối là giao dịch theo các cặp tiền tệ, có nghĩa là, khi một nhà đầu tư mua một loại tiền tệ bất kỳ, thì đồng thời, họ cũng đang bán đi một loại tiền tệ khác.

Trong thị trường ngoại hối, có ba loại cặp tiền tệ được phân biệt như sau:

  • Cặp chính: ghép giữa USD với một loại tiền tệ bất kỳ của quốc gia khác (Ví dụ: USD - JPY, USD - EUR, USD - CAD,... ). Đây là cặp tiền tệ có tỷ suất giao dịch chiếm 80% trên tổng giao dịch của thị trường ngoại hối và có tính thanh khoản cao.
  • Cặp chéo: không bao gồm đồng đô la Mỹ, ghép giữa các loại tiền tệ chính khác (Ví dụ: NZD - CAD, EUR - JPY,... ). Các cặp chéo có tính thanh khoản thấp hơn cặp chính.
  • Cặp kỳ lạ khác: ghép giữa một loại tiền tệ chính với một loại tiền tệ từ nền kinh tế mới nổi (Ví dụ: USD - HKD, JPY - MXN,...). Các cặp kỳ lạ này cũng có tính biến động mạnh và khả năng thanh khoản thấp hơn cặp chính.

5.3 Đối tượng giao dịch của thị trường ngoại hối

Đối tượng giao dịch được phân thành bốn nhóm:

  • Chính phủ và ngân hàng trung ương: của các quốc gia lớn trên thế giới, bao gồm Cục Dự trữ Liên bang (FED), Ngân hàng Trung ương Anh Quốc, Ngân hàng Trung ương Châu Âu.
  • Ngân hàng lớn: thực hiện giao dịch cho chính ngân hàng, khách hàng, công ty, cơ quan chính phủ, cá nhân có giá trị ròng cao (Ví dụ: Citibank, Deutsche Bank, Goldman Sachs,...).
  • Nhà môi giới ngoại hối (Forex Broker): cung cấp quyền truy cập vào thị trường ngoại hối trên toàn thế giới, cho cá nhân hoặc tổ chức, thông qua sàn giao dịch trực tuyến.
  • Nhà đầu tư cá nhân: các cá nhân đầu tư ngoại tệ với mục đích thanh toán, du lịch, hoạt động ngoại hối để hưởng lợi nhuận chênh lệch giá.

1 493 28/11/2023