Lập pháp là gì? Cơ quan lập pháp là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền lập pháp?

Lập pháp là một thuật ngữ quen thuộc đối với nhiều người. Bất cứ một nhà nước nào thực hiện duy trì trật tự xã hội theo khuôn mẫu đều sẽ cần phải có hệ thống luật pháp thống nhất. Đây chính là công cụ có ý nghĩa quan trọng để thực hiện quyền lực nhà nước. Vậy cơ quan lập pháp là gì?

1 295 lượt xem


Lập pháp là gì? Cơ quan lập pháp là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền lập pháp?

1. Lập pháp là gì?

Lập pháp là gì? Cơ quan lập pháp là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền lập pháp? (ảnh 1)

Lập pháp được hiểu cơ bản là một trong những chức năng có vai trò vô cùng quan trọng của nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, lập pháp được thực hiện bởi các cơ quan Nhà nước chuyên trách, các cơ quan này thực hiện nghiên cứu soạn thảo hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với chủ trương hoạt động của nhà nước.

Lập pháp trong mối tương quan khác nhau thì cũng sẽ mang lại những nghĩa khác nhau, bởi vì thế mà lập pháp sẽ được hiểu theo nghĩa như sau:

– Lập pháp được hiểu là việc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện quyền lập pháp, thực hiện nghiên cứu soạn thảo trực tiếp ra Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật khác và thực hiện việc sửa đổi văn bản pháp luật.

Việc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện soạn thảo và ban hành Hiến pháp và các văn bản pháp luật đều cần phải tuân theo trình tự nghiêm ngặt, chặt chẽ, đảm bảo các đạo luật trong Hiến pháp có thể thực thi trong thực tế.

Hiến pháp được biết đến là đạo luật gốc của quốc gia, đây cũng chính là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, Hiến pháp cũng chính là khuôn mẫu đưa ra quy định cụ thể về những vấn đề cơ bản của đất nước cụ thể chúng ta có thể kể đến như chế độ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, bản chất nhà nước và nhiều vấn đề khác.

Các văn bản luật dưới Hiến pháp chỉ quy định cụ thể trong các lĩnh vực cụ thể, các văn bản này đều cần tuân theo tinh thần của Hiến pháp không được trái với quy định của Hiến pháp.

Các chủ thể là những nhà làm luật sẽ tuân theo tinh thần được nêu trên để nhằm mục đích có thể thực hiện soạn thảo sao cho phù hợp với cơ chế hoạt động của nhà nước, mục tiêu nhà nước muốn hướng tới, đảm bảo cho việc thực thi pháp luật.

– Bên cạnh đó thì lập pháp còn được hiểu theo nghĩa tức là việc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện nghiên cứu soạn thảo và ban hành ra văn bản pháp luật, thực hiện sửa đổi luật.

Theo khái niệm được nêu trên đây, ta thấy rằng, lập pháp được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, không bao gồm việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền soạn thảo ban hành ra Hiến pháp mà chỉ thực hiện soạn thảo ban hành các văn bản pháp luật dưới Hiến pháp.

Ví dụ cụ thể như là các văn bản pháp luật: Bộ luật dân sự, bộ luật hình sự, bộ luật tố tụng dân sự, bộ luật tố tụng dân sự, luật đất đai, luật hôn nhân và gia đình, bộ luật lao động, luật hàng hải,…

Như vậy, ta thấy rằng, lập pháp được hiểu theo quy định trên và trong Hiến pháp 2013 thì đây chính là một trong ba chức năng chính của nhà nước, lập pháp cũng song hành cùng các quyền khác cụ thể như quyền hành pháp và quyền tư pháp để nhằm mục đích có thể tổng hợp thành quyền lực của nhà nước.

Chúng ta có thể hiểu và nhận thấy rằng mối quan hệ giữa quyền lực nhà nước với lập pháp chính thực chất chính là vừa làm Hiến pháp và cũng chính là việc căn cứ theo tình hình cụ thể mà vừa sửa đổi Hiến pháp, vừa làm luật và bên cạnh đó cũng vừa sửa đổi luật. Cũng theo căn cứ Hiến pháp năm 2013 thì Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng, cốt yếu của đất nước.

Chính vì vậy, ta thấy rằng, lập pháp được hiểu quyền thuộc về toàn thể nhân dân, được trao cho hội nghị đại biểu nhân dân là Quốc hội.

2. Cơ quan lập pháp là gì?

Cơ quan lập pháp được biết đến là một trong ba cơ quan có vai trò trọng yếu trong việc thực hiện quyền lực của nhà nước, cơ quan lập pháp này được nhà nước giao nhiệm vụ, quyền hạn để thực hiện chức năng lập pháp của nhà nước.

Cơ quan lập pháp ở mỗi mô hình nhà nước khác nhau thì cơ quan lập pháp cũng sẽ nắm giữ quyền lập pháp khác nhau, mang tên gọi khác nhau. Cơ quan lập pháp khá phổ biến với các quốc gia trên khu vực thế giới đó chính là nghị viện và quốc hội.

Tại đất nước ta, giai đoạn hiện nay cơ quan lập pháp thuộc về Quốc hội, thực hiện lập hiến và lập pháp. Bởi vì Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, Quốc hội cũng là cơ quan thể hiện quyền lực nhà nước, nên việc Quốc hội thực hiện ban hành các văn bản quy phạm pháp luật sẽ có giá trị pháp lý cao và bắt buộc toàn dân có trách nhiệm cần phải thực hiện.

Việc Quốc hội thực hiện quyền lập pháp cụ thể đó là ban hành và sửa đối Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật dưới Hiến pháp sẽ cần phải được thực hiện tuân theo trình tự nghiêm ngặt, chặt chẽ theo từng công đoạn.

– Hiện nay, tại nước ta, việc lập pháp thực hiện theo các công đoạn như sau:

+ Soạn thảo Hiến pháp, văn bản pháp luật.

+ Thực hiện thẩm tra văn bản pháp luật đã được soạn thảo.

+ Thực hiện việc lấy ý kiến của văn bản từ Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội, từ nhân dân…

+ Thực hiện thông qua Hiến pháp, văn bản pháp luật.

+ Công bố văn bản pháp luật trên các phương tiện thông tin truyền thông, phổ biến rộng rãi đến mọi người.

Cơ quan lập pháp được hiểu cơ bản chính là Cơ quan thực hiện chức năng lập pháp của một quốc gia cụ thể đó là làm luật và sửa đổi luật. Cơ quan lập pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Quốc hội, đây cũng chính là cơ quan đại biểu cao nhất, cơ quan quyền lực cao nhất. Quốc hội cũng chính là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp bên cạnh đó thì Quốc hội cũng là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và sửa đổi hiến pháp.

3. Các cơ quan có thẩm quyền lập pháp

Cơ quan lập pháp như chúng ta đã phân tích cụ thể bên trên chính là cơ quan thực hiện chức năng lập pháp của một quốc gia là làm luật và sửa đổi luật.

Tại Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cơ quan lập pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Quốc hội, cơ quan đại biểu cao nhất, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam không chỉ xác định Quốc hội là cơ quan lập pháp mà còn nhấn mạnh rằng Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp, không những thế, Quốc hội cũng chính là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến là làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp.

Quốc hội với tư cách là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, trực tiếp chịu trách nhiệm trước nhân dân, thực hiện quyền lực của nhân dân thì lập pháp là chức năng tiêu biểu nhưng không phải là chức năng duy nhất của Quốc hội.

Hiện nay, tại nước ta, Quốc hội còn là cơ quan quyết định đối với những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân và nhiều vấn đề khác nữa. Quốc hội còn có chức năng thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.

Tuy nhiên, lập pháp cũng chính là chức năng tiêu biểu của Quốc hội, nên thông thường Quốc hội cũng được gọi một cách chung nhất đó là cơ quan lập pháp để nhằm mục đích giúp mọi người có thể phân biệt cơ quan lập pháp với cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp. Vì vậy, khi chúng ta nói đến cơ quan lập pháp thì mọi người đều sẽ thường nghĩ ngay đến Quốc hội.

Không những thế, theo hiến pháp của một số nước, luật chính là hình thức văn bản pháp luật phổ biến của Quốc hội, ngay cả trong trường hợp mà nội dung của văn bản pháp luật đó được Quốc hội thông qua là thuộc về việc giải quyết các chức danh cao cấp của Nhà nước, có tính chất cá biệt thì tên văn bản pháp luật đó trên thực tế sẽ vẫn được mệnh danh là luật và luật trở thành hình thức văn bản pháp luật phổ biến của Quốc hội.

Theo Hiến pháp của nước ta, ngoài luật, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam còn có một hình thức văn bản nữa là nghị quyết, cụ thể chúng ta có thể kể đến như nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế – xã hội hàng năm, nghị quyết về thi hành Hiến pháp, một số các nghị quyết khác. Các nghị quyết này xét về mặt hiệu lực, có giá trị như một đạo luật.

Hiện nay, các cơ quan lập pháp ở các nước, theo quy định của hiến pháp, thông thường có tên gọi khác nhau cụ thể như: Nghị viện, quốc hội, Xô Viết tối cao, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, viện dân biểu, Duma quốc gia,…

Một nhà nước nhằm mục đích để có thể thực hiện được những chính sách mình đề ra, thực hiện duy trì trật tự xã hội theo khuôn mẫu định sẵn, thì Nhà nước đó sẽ cần có hệ thống luật pháp thống nhất, đây cũng chính là công cụ quan trọng nhằm để thực hiện quyền lực nhà nước.

Lập pháp là gì? Cơ quan lập pháp là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền lập pháp? (ảnh 1)

4. Vị trí của cơ quan lập pháp trong bộ máy nhà nước

Cơ quan lập pháp là một trong ba cơ quan trọng yếu thực hiện quyền lực của nhà nước, cơ quan này được nhà nước giao nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện chức năng lập pháp của nhà nước.

Cơ quan lập pháp ở mỗi mô hình nhà nước thì cơ quan nắm giữ quyền lập pháp khác nhau, mang tên gọi khác nhau. Cơ quan lập pháp phổ biến với các quốc gia trên thế giới là nghị viện và quốc hội.

Nước ta hiện nay cơ quan lập pháp thuộc về quốc hội, thực hiện lập hiến và lập pháp. Do quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, thể hiện quyền lực nhà nước, nên việc quốc hội thực hiện ban hành các văn bản quy phạm pháp luật sẽ có giá trị pháp lý cao và bắt buộc toàn dân phải thực hiện.

Việc thực hiện quyền lập pháp ban hành và sửa đối Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật dưới Hiến pháp phải được thực hiện tuân theo trình tự nghiêm ngặt, chặt chẽ theo từng công đoạn.

– Việc lập pháp thực hiện theo các công đoạn như sau:

+ Soạn thảo Hiến pháp, văn bản pháp luật.

+ Thực hiện thẩm tra văn bản đã soạn thảo.

+ Thực hiện lấy ý kiến của văn bản từ Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội, từ nhân dân…

+ Thực hiện thông qua Hiến pháp, văn bản pháp luật.

Công bố văn bản trên các phương tiện thông tin truyền thông, phổ biến rộng rãi đến mọi người.

5. Ý nghĩa của cơ quan lập pháp

Cơ quan lập pháp có vị trí cực kỳ quan quan trọng trong nhà nước hiện đại, nó cũng được coi là cơ quan quan trọng nhất. Cơ quan lập pháp đại diện cho ý chí thống nhất của nhân dân trong nền dân chủ. Lập pháp là cơ quan của chính phủ, chức năng ưu việt nhất của nó là soạn thảo và ban hành luật. Nó cung cấp cơ sở cho hoạt động của cơ quan tư pháp và hành pháp. Phải có luật lệ được tạo ra thì việc thực thi và giải thích nó mới diễn ra được. Như vậy, có thể nói rằng cơ quan hành pháp và tư pháp không thể hoạt động nếu không có sự tồn tại của cơ quan lập pháp.

Luật của chính phủ sẽ được thông qua bởi cơ quan luật pháp. Từ cơ quan lập pháp, ý chí của nhà nước được hình thành và nó sẽ mang quyền lực và hiệu lực pháp lý. Đơn giản là, cơ quan lập pháp là cơ quan của chính phủ và có nhiệm vụ xây dựng luật. Vì cơ quan này có chứa những đại biểu do nhân dân bầu cử gián tiếp nên nó sẽ là đại diện cho dư luận và quyền lực của người người dân.

1 295 lượt xem