Tổ chức phát sóng là gì? Tổ chức phát sóng có các quyền gì theo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022

Tổ chức phát sóng là chủ thể quyền liên quan là các tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng bao gồm các tổ chức phát thanh, tổ chức truyền hình và phát tín hiệu vệ tinh. Vậy Tổ chức phát sóng có những quyền gì,  xâm phạm quyền của tổ chức phát sóng có bị xử lý hình sự hay không?

1 350 26/02/2024


Tổ chức phát sóng có các quyền gì theo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022

1. Tổ chức phát sóng là gì?

Tổ chức phát sóng có các quyền gì theo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (ảnh 1)

Theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì tổ chức phát sóng là tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng.

Phát sóng là việc truyền đến công chúng bằng phương tiện vô tuyến âm thanh hoặc hình ảnh, âm thanh và hình ảnh, sự tái hiện âm thanh hoặc hình ảnh, sự tái hiện âm thanh và hình ảnh của tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, bao gồm cả việc truyền qua vệ tinh, truyền tín hiệu được mã hóa trong trường hợp phương tiện giải mã được tổ chức phát sóng cung cấp tới công chúng hoặc được cung cấp với sự đồng ý của tổ chức phát sóng (khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022).

Tổ chức phát sóng là chủ sở hữu quyền đối với chương trình phát sóng của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan (khoản 12 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022).

Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam;

- Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (khoản 2 Điều 17 Luật sở hữu trí tuệ 2005).

2. Tổ chức phát sóng có những quyền gì theo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022?

Theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 (sau đây gọi là Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) thì tổ chức phát sóng có độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện các quyền sau đây:

(1) Phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình;

(2) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần bản định hình chương trình phát sóng của mình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào;

(3) Định hình chương trình phát sóng của mình;

(4) Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản định hình chương trình phát sóng của mình dưới dạng hữu hình.

Lưu ý:

Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền nêu trên phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền đối với chương trình phát sóng và trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho chủ sở hữu quyền đối với chương trình phát sóng theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong trường hợp pháp luật không quy định, trừ các trường hợp sau đây:

- Sao chép chương trình phát sóng chỉ để thực hiện các quyền; sao chép tạm thời theo một quy trình công nghệ, trong quá trình hoạt động của các thiết bị để truyền phát trong một mạng lưới giữa các bên thứ ba thông qua trung gian hoặc sử dụng hợp pháp chương trình phát sóng, không có mục đích kinh tế độc lập và bản sao bị tự động xóa bỏ, không có khả năng phục hồi lại;

- Phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối đối với bản định hình chương trình phát sóng đã được chủ sở hữu quyền thực hiện hoặc cho phép thực hiện việc phân phối.

- Thuộc một trong các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả, trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả dành cho người khuyết tật và giới hạn quyền tác giả quy định tại khoản 7 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022;

- Thuộc một trong các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền liên quan và giới hạn quyền liên quan quy định tại khoản 9 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022.

Tổ chức phát sóng có các quyền gì theo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (ảnh 1)

3. Vướng mắc khi giải quyết các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Mặc dù đã nâng vị trí, vai trò và luật hoá các trình tự, thủ tục giải quyết xâm phạm quyền SHTT bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hình sự tại các cơ quan tố tụng, luật và các văn bản hư­ớng dẫn thi hành để thực hiện việc đổi mới và cải cách tư pháp, nâng cao vai trò của hệ thống cơ quan tư pháp, giảm bớt sự can thiệp của các cơ quan hành chính vào các vấn đề mang tính dân sự, hình sự, tránh việc hành chính hoá các quan hệ dân sự, hình sự.

Nhưng do việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta vẫn còn cần đến sự điều tiết, điều chỉnh từ phía các cơ quan nhà nước, nhất là các cơ quan hành chính nhà nước đối với với trật tự quản lý kinh tế nói chung và xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT nói riêng. Do đó biện pháp hành chính vẫn được coi là một biện pháp quan trọng đối với việc xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT.

Hiện nay, hệ thống cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ nói chung và xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT nói riêng bao gồm các cơ quan sau: Chính Phủ, Bộ Thư­ơng mại, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Văn hoá thông tin, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, Hải quan, Công an, các cơ quan thanh tra khoa học công nghệ, thanh tra văn hoá các cấp, quản lý thị tr­ường các cấp, Bộ đội biên phòng, ... Do đó việc áp dụng biện pháp hành chính trong việc xử hành vi xâm phạm quyền SHTT cũng sẽ nhanh hơn, kết quả nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu được số đông các chủ thể nhanh hơn các biện pháp dân sự, hình sự.

Cùng với sự đa dạng của các cơ quan xử lý, việc Luật SHTT giới hạn các hành vi xâm phạm quyền SHTT sẽ tránh đ­ược cách áp dụng tuỳ tiện của các cơ quan, tạo ra sự thống nhất trong áp dụng pháp luật để xử lý với cùng một hành vi vi phạm như nhau. Ngoài ra, việc giới hạn này sẽ giải quyết triệt để hơn các hành vi xâm phạm quyền SHTT bởi vì mức độ lỗi và hậu quả do vi phạm gây ra là nhỏ hơn, thủ tục giải quyết vụ việc vi phạm hành chính đơn giản hơn nhiều so với vụ việc được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự, hình sự.

1 350 26/02/2024