Câu nghi vấn là gì? Phân loại và cách sử dụng câu nghi vấn
Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về câu nghi vấn với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững kiến thức câu nghi vấn để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:
Câu nghi vấn
1. Câu nghi vấn là gì?
Câu nghi vấn là một dạng câu câu hỏi để giải đáp những điều chưa biết. Thông thường sẽ nêu lên quan điểm của bản thân về một sự vật hay hiện tượng nào đó. Tuy nhiên quan điểm đó dựa trên suy đoán và không chắc chắn.
2. Đặc điểm (dấu hiệu nhận biết) câu nghi vấn
– Ở dạng viết, đặc điểm dễ nhận biết nhất của câu nghi vấn là cuối câu nghi vấn thường có dấu chấm hỏi.
– Khi nói, câu nghi vấn có ngữ điệu nghi vấn (thường lên cao giọng ở cuối câu hoặc nhấn mạnh ý cần được trả lời, giải đáp).
– Trong câu nghi vấn thường sử dụng các từ nghi vấn, gồm các loại:
+ Các đại từ nghi vấn (đại từ để hỏi): ai, gì, nào, thế nào, sao, bao nhiêu, bao giờ, bao lâu, mấy, đâu,…
Ví dụ:
Ai xung phong phát biểu nào?
Mất bao lâu để đến trường?
Trong túi bạn có bao nhiêu tiền?
+ Các tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng,…
Ví dụ:
Con vừa làm bài tập xong hả?
Cậu muốn cùng tớ chạy bộ chứ?
Cái điện thoại này sạc đầy rồi à?
+ Các phụ từ phối hợp với nhau (có thể có từ hay ở giữa): có (hay) không? có phải… (hay) không? đã… (hay) chưa?
Ví dụ:
Có phải em đã hút thuốc không?
Mẹ có muốn con cùng đi không?
Anh đã ăn tối chưa?
+ Quan hệ từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn).
Ví dụ:
Chị muốn một cốc cà phê sữa hay một cốc sinh tố xoài?
Ngày mai đi mua quần áo hay ngày kia mới đi?
– Câu nghi vấn chỉ xuất hiện trong giao tiếp, tiểu thuyết văn chương, không thường dùng trong văn bản, hợp đồng.
3. Chức năng của câu nghi vấn
a) Câu nghi vấn dùng để hỏi
Chức năng chính của câu nghi vấn là dùng để hỏi. Nó thể hiện thái độ nghi ngờ không chắc chắn và cần phải kiểm tra, xác định lại.
Một số ví dụ như:
- Mày làm bài này à?
- Cậu nói thật á?
b) Chức năng cầu khiến được sử dụng trong câu nghi vấn
Không chỉ dùng để hỏi, chúng còn có chức năng cầu khiến hay yêu cầu làm một việc nào đó. Có nhiều bạn sẽ gặp khó khăn để nhận biết được chức năng này. Để gọi tên chức năng cho đúng bạn cần phải đặt trong một hoàn cảnh, tình huống cụ thể.
c) Các chức năng khác của câu nghi vấn
Ngoài ra còn một số chức năng khác của câu nghi vấn như:
- Chúng dùng để khẳng định một sự việc nào đó sẽ xảy ra.
Ví dụ như: “Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?”
- Dùng để loại bỏ, phủ định, bác bỏ đi một ý kiến nào đó đã được đưa ra.
Ví dụ như: “ Sao cậu lo xa thế?”
Trong các sáng tác của thơ văn thì chức năng này được sử dụng khá phổ biến. Chúng dùng để bộc lộ cảm xúc của người viết là tác giả. Ví dụ như: “Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay”
4. Từ nghi vấn trong câu nghi vấn có điểm gì khác so với từ phiếm định
Có nhiều bạn nhầm tưởng rằng cứ trong câu có các từ để hỏi như: gì, đâu, ai,… thì là câu nghi vấn. Thế nhưng tùy vào tình huống hoàn cảnh khác nhau để có thể phân biệt. Trong câu đó là chúng thuộc nhóm từ nghi vấn hay nhóm từ phiếm định.
Từ nghi vấn được sử dụng trong câu dùng để thể hiện sự chưa chắc chắn vẫn còn nghi ngờ. Cần một lời giải đáp cụ thể chi tiết và chuẩn xác từ chủ thể. Đại từ phiếm định được sử dụng để chỉ một nhân vật nào đó không cụ thể. Tại một không gian không được xác định.
Ví dụ như: “ Điều gì đối với tôi bây giờ đều không cần thiết” Chúng khác với câu: “Mày biết điều gì về anh ấy?”
Trong câu đầu tiên từ “điều gì” là đại từ phiếm định. Chúng chỉ một sự việc chung chung không cụ thể. Tuy nhiên trong câu thứ hai từ “gì “ được dùng với mục đích là hỏi.
Tùy từng trường hợp mà cách kết hợp từ là từ nghi vấn. Tuy nhiên cũng có trường hợp các kết hợp khác trở thành từ phiếm định.
Những từ: ai, nào, đâu,… đứng sau một số từ phủ định như: “Không, chẳng”. Khi kết hợp chúng lại sẽ tạo thành từ phiếm định
Trong một vài trường hợp khác những từ “ai, nào, gì,…” đứng trước và kết hợp những từ như “không, chẳng” lại với nhau tạo thành từ nghi vấn.
Chẳng hạn như: “ Không ai trong lớp muốn chơi với Mai cả?” – “ Ai không thích chơi với Mai?”. Ở đây từ “ai: trong câu đầu tiên là từ phiếm định. Từ “ai” trong câu thứ hai là từ nghi vấn.
Những từ phiếm định hay có các kết cấu đối ứng dễ nhận biết. Cụ thể như: “ai… nấy”, “đâu…. đấy” hay “gì…. nấy”,… Chẳng hạn như: Ai nấy đều chăm chỉ làm bài/ Ở đâu có đồ ngọt ở đấy có ruồi
Trong một số trường hợp sau sẽ không phải là câu nghi vấn: các từ lặp lại là “đâu đâu”, “nào nao” hay “gì gì”,… Ví dụ như: “ Nó cứ nói chuyện gì gì ý”, “Nó cứ đi đâu đâu không rõ nữa”
5. Những lưu ý khi sử dụng câu nghi vấn
- Không dùng từ "hoặc" trong câu nghi vấn vì nó sẽ làm sai cú pháp hoặc biến câu nghi vấn trở thành một câu trần thuật.
Ví dụ minh họa:
-
Chị quét nhà hoặc em quét nhà → câu này mang ý nghĩa khẳng định chứ không phải là nghi vấn.
-
Bạn có thể sử dụng bộ luật dân sự hoặc luật thương mại → tương tự, câu này cũng mang ý nghĩa là khẳng định.
- Nhiều từ có hình thức, âm thanh tương tự như câu nghi vấn nhưng lại không được sử dụng với mục đích là nghi vấn.
Ví dụ minh họa:
- Ai đó đã làm đổ chậu cây của tôi → từ "ai" là đại từ phiếm chỉ chứ không phải là đại từ nghi vấn
- Trong một số trường hợp, ví trí của từ nghi vấn thay đổi sẽ ảnh hưởng nhất định đến cấu trúc, ý nghĩa trong câu.
Ví dụ minh họa:
- Khi nào thì anh ấy mới tới? & Anh ấy tới khi nào vậy?→ Với câu hỏi thứ nhất thì ta sẽ hiểu là: thời gian anh ấy tới là khi nào, tức lúc hỏi thì anh ấy chưa xuất hiện. Còn ở câu hỏi thứ hai thì ta sẽ hiểu theo chiều hướng: khi ta hỏi thời gian anh ấy tới là anh ấy đã có mặt và đến đó trước rồi.
6. Bài tập câu nghi vấn
Bài 1: Đặt câu nghi vấn với những từ sau: Ai, làm gì, cái gì, vì sao, bao giờ, thế nào, ở đâu.
Trả lời:
-
Có ai biết làm bài tập trên bảng không?
-
Bạn đang làm gì với cuốn vở đó thế?
-
Mẹ đang làm cái gì vậy ạ?
-
Vì sao bạn lại ăn đồ ăn của tớ?
-
Bao giờ mới đến lịch trực nhật của bàn tớ thế?
-
Bài toán này được giải như thế nào hả cô?
-
Bạn đã để dụng cụ học tập ở đâu thế?
Bài 2: Xác định câu nghi vấn trong những ngữ liệu dưới đây, chỉ ra đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?
a. Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng
Lượm ơi, còn không?
(Lượm – Tố Hữu)
b. Chị Dậu ôm con vào ngồi bên phản, sờ tay vào trán chồng và sẽ sàng hỏi:
– Thế nào? Thầy em có mệt lắm không? Sao chậm về thế? Trán đã nóng lên đây này!
Anh Dậu nằm thừ không cựa, cũng không trả lời. Chị Dậu lại gặng:
– Chắc thầy em mệt lắm thì phải? Từ sáng đến giờ đi những đâu? Hỏi vay của ai?
Vắt tay lên trán, anh Dậu thở một tiếng dài và cất cái giọng lề dề của người ốm:
– Tôi lên nhà lão Hội Ích.
– Có được đồng nào hay không?
– Chẳng được gì cả.
(Tắt đèn – Ngô Tất Tố)
c. Tôi cố vui vẻ theo em, nhưng nước mắt đã ứa ra. Bỗng Thủy lại xịu mặt xuống:
– Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi.
Tôi nhìn sang cửa phòng bố. Mấy ngày rồi, bố vẫn biệt tăm. Tôi xót xa nhìn em. Bao giờ nó cũng chu đáo và hiếu thảo như vậy.
(Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài)
Hướng dẫn:
a.
– Câu nghi vấn: Lượm ơi, còn không?
– Đặc điểm hình thức: từ nghi vấn: “không”, dấu chấm hỏi cuối câu
b.
– Câu nghi vấn: Thế nào? Thầy em có mệt lắm không? Sao chậm về thế?;Chắc thầy em mệt lắm thì phải? Từ sáng đến giờ đi những đâu? Hỏi vay của ai?; Có được đồng nào hay không?
– Đặc điểm hình thức: từ nghi vấn: “nào”; “có…không”, “sao…thế”; “thì phải”; “đâu”; “ai”; “có…hay không”, dấu chấm hỏi cuối câu.
c.
– Câu nghi vấn: Sao bố mãi không về nhỉ?
– Đặc điểm hình thức: từ nghi vấn: “sao…nhỉ”, dấu chấm hỏi cuối câu.
Bài 3: Đoạn văn sau có sử dụng câu nghi vấn không. Nếu có cho biết chức năng của câu nghi vấn được dùng
a. Mỗi chiếc lá rụng là một cái biểu hiện cho một cảnh biệt ly. Vậy thì sự biệt ly không chỉ có một nghĩa buồn rầu, khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt ly theo tâm hồn của một chiếc lá nhẹ nhàng rơi?
b. Vâng, thử tưởng tượng một quả bong bóng không bao giờ vỡ, không bao giờ mất, nó cứ còn mãi như một vật lì lợm… Ôi, nếu thế thì con đâu là quả bóng bay?
Trả lời:
a. Câu nghi vấn là: “Sao ta không ngắm sự biệt ly theo tâm hồn của một chiếc lá nhẹ nhàng rơi?”. Có chức năng chính là: dùng để cầu khiến.
b. Câu nghi vấn là: “Ôi, nếu thế thì con đâu là quả bóng bay?”. Có chức năng là dùng để phủ định và bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)