Kỷ luật là gì? Đặc điểm, ý nghĩa của kỉ luật. Làm gì để rèn luyện tính kỉ luật

Vietjack.me giới thiệu bài viết Kỷ luật là gì? Đặc điểm, ý nghĩa của kỉ luật. Làm gì để rèn luyện tính kỉ luật bao gồm định nghĩa, đặc điểm,... Mời các bạn đón xem:

1 376 22/10/2024


Kỷ luật là gì? Đặc điểm, ý nghĩa của kỉ luật. Làm gì để rèn luyện tính kỉ luật

1. Kỷ luật là gì?

Kỷ luật là một khái niệm ám chỉ việc tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực hoặc hệ thống giá trị đã được thiết lập. Trong một tổ chức, kỷ luật là việc tuân theo các quy định và yêu cầu của tổ chức đó. Kỷ luật đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và đảm bảo tính nhất quán trong các hoạt động của tổ chức.

Tính kỷ luật trong công việc được chia thành 2 khái niệm cơ bản, đi theo 2 chiều hướng khác nhau:

Kỷ luật tích cực
  • Khi mọi nhân viên đều ý thức và có tinh thần trách nhiệm chấp hành các quy định doanh nghiệp đặt ra.

  • Có mối liên hệ khăng khít với nền văn hóa doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Kỷ luật tiêu cực
  • Đây là khái niệm chỉ những hình phạt được đặt ra với mục đích giúp nhân viên chấp hành theo các quy định của công ty.

  • Tính kỷ luật trong công việc của nhân viên được rèn giũa hiệu quả hơn qua các hình thức phạt.

2. Hình thức biểu hiện của kỷ luật

Kỷ luật luôn phải được biểu hiện dưới dạng quy tắc ứng xử, tại các cơ quan đơn vị sẽ phải được thể hiện bằng văn bản và trình bày nội dung chi tiết. Ví dụ: kỷ luật lao động được ban hành trong nội quy lao động của doanh nghiệp, trong đó xác định rõ các vấn đề về thời gian làm việc, công nghệ, quy trình điều hành quản lý, các hành vi vi phạm kỷ luật và hình thức xử phạt tương ứng.

Đối với cá nhân, kỷ luật có thể không cần phải được thể hiện bằng văn bản mà nó ở trong ý thức, tư duy, nguyên tắc sống, làm việc. Ví dụ: luôn làm việc có kế hoạch, tuân thủ theo đúng kế hoạch; luôn đúng giờ bằng cách sớm hơn; quản lý tốt thời gian của bản thân; Giữ thái độ tích cực, lạc quan.

3. Đặc điểm của kỷ luật

- Kỷ luật được xây dựng trên cơ sở quy định pháp luật và đạo đức xã hội

- Kỷ luật được đặt ra trong cơ quan, tổ chức mang tính bắt buộc đối với đối tượng chịu sự điều chỉnh;

- Kỷ luật trong các cơ quan, tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau sẽ khác nhau;

- Kỷ luật chỉ có được thông qua ý thức và rèn luyện của cá nhân.

4. Ý nghĩa của tính kỉ luật

Đối với bản thân

  • Tính kỷ luật trong công việc giúp mỗi người thiết lập một thời gian biểu hợp lý để làm việc, tạo thói quen tốt.

  • Kỷ luật giúp đẩy mạnh sự phát triển năng lực của mỗi cá nhân một cách triệt để, bền vững nhất.

  • Khi có tính kỷ luật trong công việc, năng suất và hiệu quả làm việc của cá nhân sẽ tăng lên.

Đối với tổ chức

  • Khi cá nhân làm việc năng suất hơn và có tinh thần trách nhiệm cao, công việc của tổ chức, doanh nghiệp sẽ được hoàn thành một cách nhanh chóng và đạt được những kết quả tốt.

  • Tính kỷ luật trong công việc cũng rất quan trọng trong việc giúp phát triển và duy trì những nét văn hóa trong tổ chức.

  • Kỷ luật giúp công ty, doanh nghiệp trong việc đào tạo nội bộ trở nên dễ dàng hơn.

  • Môi trường làm việc mang tính kỷ luật sẽ khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên, tạo ra sự chuyên nghiệp cho công ty.

Một cá nhân có tính kỷ luật sẽ là một nhân tố quan trọng làm nên tính kỷ luật trong cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập. Song trong thực tiễn đời sống, không phải cá nhân nào cũng rèn luyện được cho mình tính kỷ luật. Do đó, khi cùng chung sống, làm việc để tạo nên một cộng đồng, một tổ chức, cơ quan có kỷ luật thì cần có kỷ luật chung đặt ra.

Kỷ luật là quy tắc chung được đặt ra nhằm đảm bảo những người chịu sự tác động của kỷ luật này sẽ không thực hiện hành vi vượt ra ngoài những quy định đã đặt ra làm ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả quản lý. Cùng với đó, người có hành vi vi phạm kỷ luật sẽ phải chấp hành những biện pháp xử lý đã được ấn định trước đó, điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới công việc, tới thành tích, tới thu nhập của người vi phạm mà khiến người chịu sự điều chỉnh của kỷ luật sẽ có ý thức hơn trong việc chấp hành, thực hiện đúng vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong công việc, trong công tác, trong học tập. Từ đó trật tự trong tổ chức, cơ quan, đơn vị được xác lập bền chặt.

Kỷ luật góp phần tạo nên thành công của tổ chức, tập thể và là tiền đề cho sự phát triển của xã hội nói chung. Cơ quan, tổ chức có kỷ luật sẽ là một môi trường làm việc văn minh, chuẩn mực, góp phần tạo nên Nhà nước kỷ luật, phát triển vững mạnh, ổn định giữ vững niềm tin trong nhân dân.

Có thể minh họa bằng kỷ luật lao động để bạn đọc hiểu rõ ý nghĩa của kỷ luật. Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định. Mỗi doanh nghiệp để ổn định và phát triển bền vững cần có nội quy lao động quy định về thời gian làm việc, công nghệ và điều hành sản xuất để người lao động theo đó mà thực hiện, cùng với đó ghi nhận các hành vi vi phạm kỷ luật và các biện pháp xử lý tương ứng để người lao động biết mà tránh vi phạm. Điều này có ý nghĩa không chỉ đối với doanh nghiệp mà có ý nghĩa cả với người lao động. Người lao động chấp hành tốt kỷ luật đặt ra luôn đạt được hiệu quả cao trong công việc, được khen thưởng, tăng thu nhập. Doanh nghiệp có những người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động sẽ vận hành một cách thuận lợi, đạt được mục tiêu sản xuất, kinh doanh, phát triển vững mạnh, góp phần vào sự phát triển chung trong nền kinh tế của quốc gia.

5. Những hình thức kỷ luật phổ biến

  • Kỷ luật nhẹ
Khiển trách bằng lời nói Mức độ nhẹ nhất để nhân viên khắc phục những lỗi nhẹ như lơ là, ngủ quên…
Khiển trách bằng văn bản Bắt nhân viên tường trình giải thích và ký tên thừa nhận lỗi lầm dù cho họ có chấp nhận hay không. Trường hợp nếu họ không chịu ký tên thì nhà quản lý sẽ làm chứng và ký tên xác nhận với nhân viên đã bị cảnh cáo.
Đình chỉ Khi nhân viên phạm lỗi thì thường sẽ bị đình chỉ trong khoản thời gian ngắn chẳng hạn như: một ngày, thậm chí vài ngày tùy theo mức độ và những ngày đình chỉ sẽ không được tính lương.
Chuyển công tác Nhân viên phạm lỗi cũng có thể bị quản lý cho chuyển tới những bộ phận hoặc đơn vị công tác khác xa hơn, cực hơn như một lời gián tiếp cảnh cáo nhân viên đó phải sửa đổi nếu muốn quay về vị trí cũ.
  • Kỷ luật nghiêm trọng
Giảm lương Được áp dụng phổ biến nhất, nặng nhất với nhân viên vì ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của họ.
Giáng chức Nếu nhân viên trong Doanh nghiệp không có thái độ làm việc đúng đắn hay không có năng lực để gánh vác được vị trí đó thì họ sẽ bị giáng chức xuống cấp bậc thấp hơn.
Bị sa thải Đây là mức độ kỷ luật cao nhất trong trong hệ thống kỷ luật nhân viên khi họ đã phạm phải những lỗi lầm cực kỳ nghiêm trọng gây thiệt hại to lớn đến lợi ích Doanh nghiệp.

6. Cách xây dựng tính kỉ luật

  • Nắm rõ các quy định của pháp luật về tính kỷ luật trong công việc

  • Xây dựng tính kỷ luật trong công việc một cách minh bạch, rõ ràng

  • Đặt ra cả những quy định cho các lãnh đạo tầm trung

  • Đưa ra những hình thức kỷ luật phù hợp với ai vi phạm

  • Lưu trữ kỹ càng những tài liệu kỷ luật nhân viên để làm minh chứng về sau

1 376 22/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: