Câu khiến là gì? Đặc điểm, dấu hiệu nhận biết, chức năng của câu khiến
Vietjack.me giới thiệu bài viết Câu khiến là gì? Đặc điểm, dấu hiệu nhận biết, chức năng của câu khiến bao gồm các định nghĩa, đặc điểm, cách dùng... Mời các bạn đón xem:
Câu khiến là gì? Đặc điểm, dấu hiệu nhận biết, chức năng của câu khiến
1. Câu khiến là gì?
Câu khiến hay câu cầu khiến trong tiếng Việt còn được gọi là câu mệnh lệnh, là loại câu có những từ câu khiến như hãy, đừng, chớ,… ở phía trước động từ, những từ đi, thôi, nào,… ở phía sau động từ. Câu cầu khiến được sử dụng với ngữ điệu để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị hay khuyên bảo người nghe nên làm hoặc không làm điều gì.
Trong văn viết, câu cầu khiến (câu mệnh lệnh) thường được kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ngữ điệu cầu khiến không cần nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
Ví dụ:
Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!
→ đây là câu cầu khiến có mục đích ra lệnh.
Cả lớp hãy mở vở ra.
→ đây là câu cầu khiến có mục đích ra lệnh.
– Hãy ăn cơm nhanh đi!
→ đây là câu cầu khiến có mục đích ra lệnh.
– Chúng ta cùng đi tiếp nào.
→ đây là câu cầu khiến có mục đích ra lệnh nhưng ý cầu khiến không cần nhấn mạnh nên có thể kết thúc bằng dấu chấm.
– Đừng chơi game nữa!
→ đây là câu cầu khiến có mục đích khuyên bảo.
2. Chức năng của câu khiến (câu cầu khiến)
- Câu cầu khiến với chức năng ra lệnh: Đây là loại câu khiến sử dụng để đưa ra lệnh hoặc yêu cầu người nghe hoặc đọc thực hiện một hành động cụ thể. Ví dụ: "Cả lớp xếp hàng!"
- Câu cầu khiến với chức năng khuyên nhủ: Loại câu khiến này thường được sử dụng để khuyên hoặc nhắc nhở người nghe hoặc đọc về một hành động tốt. Ví dụ: "Hãy đi ngủ đúng giờ."
- Câu cầu khiến với chức năng đề nghị: Câu cầu khiến này được sử dụng để đề xuất hoặc mời người nghe hoặc đọc thực hiện một hành động cụ thể. Ví dụ: "Chúng mình đi chơi đi."
- Câu cầu khiến với chức năng tối giản chủ ngữ: Trong một số trường hợp, để tạo sự tập trung hoặc nhấn mạnh vào hành động, chúng ta có thể tối giản hoặc loại bỏ chủ ngữ khỏi câu. Ví dụ: "Nhanh lên!", "Ăn đi!", "Ngủ đi!" Điều này giúp làm rõ hành động mà ta muốn người nghe hoặc đọc thực hiện.
Khi đặt câu cầu khiến, chúng ta nên tuân thủ các quy tắc sau đây:
- Thêm từ "hãy," "đừng," "nên," "phải," hoặc các từ tương tự vào trước động từ chính trong câu. Ví dụ: "Đừng thức khuya," "Hãy ngủ sớm," "Phải học bài."
- Thêm từ "lên," "đi," "thôi," "nào," hoặc các từ tương tự vào cuối câu để làm nổi bật yêu cầu hoặc lời gợi ý. Ví dụ: "Học bài đi," "Nhanh lên."
- Ngoài ra, để thể hiện sắc thái mong muốn, có thể thêm các từ như "đề nghị," "xin," "mong," vào đầu câu. Ví dụ: "Đề nghị anh tấp xe vào lề," "Xin cậu đấy giúp tớ đi mà." Điều này giúp làm rõ ý nghĩa và tình cảm đằng sau câu khiến.
3. Đặc điểm của câu khiến
+ Câu cầu khiến có thể mang ngữ điệu cầu khiến, và ngữ điệu ấy thường đến từ việc sử dụng động từ – cụm động từ với sắc thái nhấn mạnh. Câu cầu khiến cũng thường sử dụng những từ ngữ mang tính chất ra lệnh hay yêu cầu. Từ cầu khiến có thể xen đứng trước động từ hoặc sau động từ trung tâm.
+ Qua giọng điệu khi đọc/nói: giọng nói gấp gáp hoặc cũng có thể giọng nói như có ý muốn đề nghị/yêu cầu/ra lệnh làm việc nào đó.
+ Có từ ngữ điều cầu khiến trong câu ví dụ như: ngay, nào, đừng, hãy, thôi…
+ Thông thường kết thúc câu bằng dấu chấm than để nhấn mạnh câu nói.
* Muốn đặt câu cầu khiến, có thể dùng một trong những cách sau:
- Thêm từ hãy hoặc đừng, chớ, nên, phải… vào trước động từ.
VD: Nam hãy đi học đi!
- Thêm từ lên hoặc đi, thôi, nào,...vào cuối câu.
VD: Các bạn hãy cố gắng lên!
– Ăn nhanh lên nào!
– Hãy đứng lên đi!
- Thêm từ đề nghị hoặc xin, mong,… vào đầu câu.
VD: Đề nghị các bạn giữ trật tự.
- Dùng giọng điệu phù hợp với câu khiến.
4. Dấu hiệu nhận biết câu khiến
Dấu hiệu nhận biết một câu là câu khiến gồm:
+ Trong câu chứa các từ: thôi, hãy, đi, quá, lắm, …
+ Câu kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm
+ Câu có ý nghĩa mang tính chất ra lệnh, khuyên bảo, đề nghị.
5. Những lưu ý khi sử dụng câu khiến
Vì câu cầu khiến thường có mục đích đưa ra yêu cầu đề nghị nên khi sử dụng câu cầu khiến cần căn cứ và đối tượng để sử dụng từ ngữ thích hợp, tránh để người nghe, người đọc hiểu sai thái độ của mình cũng như tránh việc bất lịch sự trong giao tiếp.
Ví dụ 1: Khi bạn Lan cần nhờ sự giúp đỡ của bạn Minh, Lan nên nói:
– Minh ơi, mở giúp mình chai nước này với!
→ câu cầu khiến vừa thể hiện được yêu cầu vừa thể hiện thái độ lịch sự khi giao tiếp. Người nghe vừa hiểu được yêu cầu đồng thời sẽ vui lòng giúp đỡ.
Nhưng nếu bạn Lan đề nghị chỉ với câu nói:
– Minh, mở chai nước!
→ câu cầu khiến vẫn thể hiện rõ yêu cầu nhưng người nghe sẽ thấy không được tôn trọng vì người nói đang ra lệnh cho mình chứ không phải nhờ giúp đỡ.
Ví dụ 2: Ai đó từng nói, tuổi thanh xuân là những năm tháng rực rỡ nhất trong cuộc đời của mỗi người. Đó là những tháng ngày miệt mài bên trang sách để học hỏi, chuẩn bị cho những kì thi chuyển cấp cam go. Hay những tình bạn thân thiết, gắn bó cùng ta đi qua bao buồn vui trong cuộc đời. Tình bạn thuở học sinh thật hồn nhiên, trong sáng. Tuổi trẻ cũng là lúc mỗi người xây đắp bao ước mơ, hoài bão tươi đẹp và phấn đấu hết mình để đạt được điều đó. Thanh xuân ấy chỉ đến một lần trong đời. Đừng để quãng thời gian tươi đẹp đó trôi qua một cách vô ích bạn nhé!
6. Bài tập câu khiến
Bài tập 1: Hãy thêm vào những từ ngữ thích hợp để biến đổi câu sau đây thành câu cầu khiến: "Cậu đi về nhà lúc 4 giờ."
Hướng dẫn trả lời:
Để thêm từ thích hợp vào câu để câu trở thành câu cầu khiến thì cần phải thêm những từ ngữ thường được dùng trong câu cầu khiến. Chẳng hạn:
-
Cậu hãy đi về nhà lúc 4 giờ nhé!
-
Cậu đi về nhà lúc 4 giờ đi!
-
Thôi cậu đi về nhà lúc 4 giờ đi!
Bài tập 2: Xác định câu cầu khiến trong những đoạn trích sau:
a. Cái Tí lễ mễ bưng rổ khoai luộc ghếch vào chân cột, và dặn thằng Dần:
- Hãy còn nóng lắm đấy nhé! Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
b. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão.
(Nam Cao, Lão Hạc)
c. Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:
- Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi. […]
- Lằng nhằng mãi. Chia ra!
– Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng.
(Theo Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
Hướng dẫn trả lời:
a. Câu cầu khiến là :"Hãy còn nóng lắm đấy nhé!"
b. Câu cầu khiến là "Nhưng nói ra làm gì nữa!" và "Lão hay yên lòng mà nhắm mắt!"
c. Câu cầu khiến là "Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi." và "Chia ra!"
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)