Thành ngữ là gì? Chức năng của thành ngữ. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ

Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về thành ngữ với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, chức năng ... Từ đó giúp các em nắm vững kiến thức về thành ngữ để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:

1 333 18/10/2024


Thành ngữ

1. Thành ngữ là gì?

Thành ngữ là một cụm từ cố định chứ không phải là một câu hoàn chỉnh bởi nó không có đủ các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ. Thành ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm, triết lý sống, hoặc quan niệm của một cộng đồng, và do đó, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và truyền tải văn hóa dân tộc.

Ví dụ

  • Chó cắn áo rách: Thành ngữ này chỉ việc người nghèo khổ, gặp khó khăn lại còn bị người khác đối xử tệ bạc.

  • Nước đổ lá khoai: Nói đến những lời khuyên nhủ hoặc dạy dỗ mà không có tác dụng, người nghe không tiếp thu được gì.

  • Có công mài sắt, có ngày nên kim: Thành ngữ này nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiên trì và nỗ lực, dù công việc có khó khăn đến đâu, nếu kiên trì thì cũng sẽ đạt được thành quả.

2. Phân loại và cấu tạo của thành ngữ

Thành ngữ có đặc điểm là tính hình tượng, được xây dựng dựa trên những hình ảnh cụ thể. Chúng có tính khái quát và hàm súc cao, được xây dựng từ các sự vật và sự việc. Tuy nhiên nghĩa của chúng không dựa vào những từ cấu tạo nên chúng. Thành ngữ thường mang một ý nghĩa rộng hơn, khái quát hơn và thể hiện được sắc thái biểu cảm

Có nhiều cách phân loại về cấu tạo của thành ngữ như sau:

- Dựa vào số lượng thành tố trong thành ngữ:

  • Thành ngữ có kết cấu ba tiếng. Đây là kiểu thành ngữ có hình thức là tổ hợp ba tiếng một, nhưng về mặt kết cấu, đó chỉ là sự kết hợp của một từ đơn và một từ ghép. Ví dụ như: Ác như hùm, bụng bảo dạ, chết nhăn răng,...

  • Thành ngữ có kết cấu từ hai từ ghép hoặc bốn từ đơn theo kiểu nối tiếp hoặc xen kẽ. Đây là kiểu thành ngữ phổ biến nhất của thành ngữ tiếng việt. Trong đó, có thể chia ra thành 2 loại thành ngữ là: Kiểu thành ngữ có láy ghép và thành ngữ tổ hợp của hai từ ghép. Ví dụ: Ăn bớt ăn xén, chết mê chết mệt hoặc Nhắm mắt xuôi tay, bày mưu tính kế, ăn bờ ngủ bụi,...

  • Thành ngữ có kết cấu năm hoặc sáu tiếng: Trẻ không tha già không thương, treo đầu dê bán thịt chó,...

Ngoài ra, còn tồn tại một số kiểu kết cấu thành ngữ có bảy, tám, mười tiếng. Đó có thể là hai hay ba mệnh đề liên hợp tạo thành một thành ngữ dài cố định, ví dụ như: vén tay áo xô đốt nhà táng giày,...

- Dựa vào kết cấu ngữ pháp:

Câu có kết cấu chủ ngữ - vị ngữ + trạng ngữ (hoặc tân ngữ): Nước đổ đầu vịt, chuột sa chĩnh gạo,...

3. Đặc điểm của thành ngữ trong câu

- Tính cố định

- Tính ngắn gọn

- Tính hình tượng

- Tính phổ biến

4. Chức năng của thành ngữ

  • Thành ngữ sử dụng hình ảnh, ẩn dụ và biểu tượng giúp người nghe hoặc đọc dễ dàng hình dung và cảm nhận được ý nghĩa sâu xa của câu nói.

  • Thành ngữ giúp truyền tải thông điệp một cách ngắn gọn, súc tích nhưng đầy đủ ý nghĩa.

  • Thành ngữ thường chứa đựng những kinh nghiệm, triết lý sống hoặc quan niệm xã hội được đúc kết qua nhiều thế hệ.

  • Sử dụng thành ngữ trong câu giúp tăng tính biểu cảm, tạo ấn tượng mạnh và thuyết phục người nghe hoặc đọc.

  • Thành ngữ phản ánh sâu sắc văn hóa, truyền thống và phong tục tập quán của một cộng đồng, giúp bảo tồn và truyền tải giá trị văn hóa.

5. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ

Về hình thức:

Tục ngữ được xem là một câu có cấu tạo và biểu thị 1 ý nghĩa cụ thể, còn thành ngữ mới chỉ là một cụm từ cố định có ý nghĩa nhưng chưa thể coi là một câu hoàn chỉnh. Vì vậy, người ta gọi là "câu tục ngữ" chứ không gọi là "câu thành ngữ". Thành ngữ và tục ngữ đều có thể có vần hoặc không có vần, nhưng nếu có vần thì thành ngữ thường mang vần lưng, còn tục ngữ phổ biến vần liền và vần cách.

Về nội dung:

Tục ngữ diễn tả trọn vẹn một ý nghĩa nào đó. Thông thường, đó là sự đúc kết những kinh nghiệm và hiện tượng đời sống,... Đôi khi chúng còn mang ý nghĩa phê phán một sự vật, hiện tượng nào đó.

Ví dụ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

Còn thành ngữ mang ý nghĩa nhất định nhưng phải được gắn với các yếu tố khác để tạo câu và ý nghĩa cụ thể trong ngữ cảnh nhắc đến. Thành ngữ thông thường là những đánh giá, thể hiện tính cách, quan điểm của con người và thường chỉ xuất hiện là một vế trong câu. Trong khi đó, tục ngữ hoàn toàn có thể đứng độc lập là một câu riêng lẻ.

6. Một số thành ngữ thường gặp

Thành ngữ Việt Nam

- Nước đổ đầu vịt.

- Mưa to gió lớn.

- Mặt hoa da phấn.

- Ngày lành tháng tốt.

- Ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng.

- Bụt chùa nhà không thiêng.

- Ao sâu cá cả.

- Cá lớn nuốt cá bé.

- Cha mẹ sinh con, trời sinh tính.

Thành ngữ Hán Việt

- Nam nữ thụ thụ bất thân.

- Nhất tự thiên kim.

- Phụ mẫu chi dân

- Quân tử nhất ngôn.

- Tiên học lễ, hậu học văn.

- Phúc bất trùng lai họa vô đơn chí.

- Tru di tam tộc.

- Tôn sư trọng đạo.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:

Trắc nghiệm Lý thuyết về Thành ngữ (có đáp án)

1 333 18/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: