Danh từ là gì? Cụm danh từ là gì? Một số nguyên tắc của danh từ

Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về danh từ với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững các danh từ để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:

1 264 05/10/2024


Danh từ và cụm danh từ

I. Danh từ

1. Danh từ là gì?

– Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,… Trong một câu hoàn chỉnh danh từ thường làm chủ ngữ trong câu và thường đi kèm với từ chỉ số lượng bên cạnh đó, trong 1 câu bộ phận vị ngữ thường là các động từ.

– Ví dụ:

+ Từ chỉ sự vật: Cây bàng, con ong, cái bàn

+ Từ chỉ con người: Ông bà, cha mẹ, em gái, anh trai

2. Danh từ có chức năng gì?

- Danh từ đóng vai trò là chủ ngữ
Ví dụ: Hoa hồng rất đẹp ( “ hoa hồng” đứng đầu câu đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu).

- Danh từ đóng vai trò là vị ngữ
Khi đóng vai trò là vị ngữ, danh từ cần có từ “ là” đứng trước.

Ví dụ: Tôi là học sinh ( Trong câu này “ học sinh” là danh từ đứng sau từ “là” và đảm nhận chức năng làm vị ngữ trong câu).

3. Một số nguyên tắc của danh từ

Ngoài định nghĩa về cụm danh từ, danh từ là gì bạn cũng cần biết về một số nguyên tắc của danh từ. Những nguyên tắc này khá đơn giản và dễ hiểu nhưng không phải ai cũng nhớ tới chúng:

Các danh từ được sử dụng để chỉ tên người, địa điểm nổi tiếng, tên con đường và các loại danh từ tương tự sẽ được viết hoa ký tự đầu tiên của từng âm tiết. Điều này tạo ra một dấu hiệu nhận biết danh từ riêng và các loại danh từ khác. Ví dụ: 'Tôi yêu Việt Nam,...'
Đối với những danh từ riêng mượn từ ngôn ngữ nước ngoài, thường được chuyển ngữ sang Tiếng Việt bằng cách sử dụng dấu gạch nối giữa các từ. Ví dụ: 'vắc-xin,...'

4. Các loại danh từ

* Danh từ chung

Dùng để ám chỉ chung tên của các sự vật. Danh từ chung bao gồm cả danh từ cụ thể và danh từ trừu tượng.

Trong đó, danh từ cụ thể thường chỉ đến những thực tế có thể được nhận biết thông qua giác quan:

Ví dụ:

Danh từ chỉ người: như bố, mẹ, học sinh, bộ đội,...
Danh từ chỉ vật: như bàn ghế, sách vở, sông, suối, cây cối,...
Danh từ chỉ hiện tượng: như nắng, mưa, gió, bão, động đất,...
Danh từ chỉ loại: như cái, con, chiếc, tấm, cục, mẩu,...
Danh từ chỉ thời gian: như ngày, tháng, năm, giờ, phút,...
Danh từ chỉ tập thể: như cặp, đoàn, đội, bó, dãy, đàn,...
Bên cạnh đó, danh từ trừu tượng thường ám chỉ các khái niệm không thể nhìn thấy được bằng mắt:

Ví dụ: đạo đức, kinh nghiệm, tư tưởng, tinh thần, cách mạng, lịch sử, hạnh phúc, cuộc sống, niềm vui, tình yêu,...

Phân biệt các loại danh từ trong Tiếng Việt

* Danh từ riêng

Khác với định nghĩa danh từ chung là gì, danh từ riêng lại dùng để chỉ các tên riêng của người hoặc địa danh, như:

Chỉ tên người: ví dụ như Phạm Đức Hải Huy, Thu Hiền,...
Từ được sử dụng với ý nghĩa đặc biệt: như Người, Bác Hồ,...
Từ chỉ sự vật được nhân hoá: như Cún, Dế Mèn, Lúa,...
Từ chỉ tên địa phương: như Hà Nội, SaPa, Vũng Tàu,...
Từ chỉ địa danh: như Hồ Tây, Nhà Thờ Lớn, Suối Tiên,...
Từ chỉ tên sông, núi, cầu, cống: như sông Hồng, núi Ba Vì, cầu Rào, cống Trắng, đường Hồ Chí Minh, ngã tư Môi,...

II. Cụm danh từ

1. Cụm danh từ là gì?

Cụm danh từ là sự kết hợp danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Danh từ khi hoạt động trong câu phải có nội dung ý nghĩa đầy đủ thì ta mới hiểu được chính xác người nói muốn nói gì. Muốn vậy ta phải thêm những từ ngữ phụ nghĩa cho danh từ. Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ và có cấu tạo phức tạp hơn danh từ nhưng nó hoạt động như một danh từ.

2. Cấu tạo của cụm danh từ

Cấu trúc của cụm danh từ đầy đủ gồm 3 phần: Phần trước, phần trung tâm và phần sau. Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số và lượng. Các phụ ngữ ở phần sau nêu đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hoặc thời gian. Ví dụ: Các bông hoa, con đường này, ngày hôm qua,...

Một số ví dụ về cụm danh từ:

- Cả hai vị thần đều xin cưới Mị Nương.

- Cả một trăm người con đều khoẻ mạnh.

III. Phân biệt danh từ và cụm danh từ

Trong tiếng Việt, ranh giới giữa từ và cụm từ nhiều lúc rất khó xác định. Khi gặp những trường hợp cần xem xét, ta lưu ý đến những điểm sau:

- Từ ghép có cấu tạo chặt chẽ không thể xem một tiếng nào vào giữa, còn cụm danh từ có cấu tạo lỏng, ta có thể xen thêm từ vào giữa mà ý nghĩa vẫn không đổi.

Ví dụ: "cha, ông đều chưa về" thì có thể đổi câu thành: " Cả cha và ông đều chưa về". Như vậy, cụm danh từ xuất hiện trong câu là: "Cả cha và ông"

IV. Sơ đồ tư duy về Danh từ

Danh từ là gì? Một số nguyên tắc của danh từ? (ảnh 1)

V. Bài tập về Danh từ và Cụm danh từ

Bài 1: Tìm các danh từ trừu tượng trong bài thơ sau:

Tuổi thơ chở đầy cổ tích

Dòng sông lời mẹ ngọt ngào

Đưa con đi cùng đất nước

Chòng chành nhịp võng ca dao.

Con gặp trong lời mẹ hát

Cánh cò trắng, dải đồng xanh

Con yêu màu vàng hoa mướp

"Con gà cục tác là chanh"

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao

Trả lời:

Các danh từ trừu tượng trong bài là: Tuổi thơ, cổ tích, lời mẹ, màu, thời gian.

Bài 2: Nêu ý nghĩa của cách dùng các danh từ riêng sau:

Mình về với Bác đường xuôi,

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.

Nhớ ông cụ mắt sáng ngời,

Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường.

Nhớ Người những sớm tinh sương,

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo.

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi, rừng núi trông theo bóng Người.

Trả lời:

Các danh từ riêng chỉ người: Bác, Người, Ông, Cụ.

Bài 3: Đọc đoạn văn sau và tìm các cụm danh từ có trong đoạn văn:

Nghe nói, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết đích xác hơn nữa, vua sai thử lại. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải chịu tội.

Trả lời:

Các cụm danh từ có trong đoạn văn là: làng ấy, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy, chín con, năm sau, cả làng.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:

Danh từ chung là gì? Vai trò của danh danh từ chung?

Danh từ riêng là gì? Chức năng của danh từ riêng?

1 264 05/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: