TOP 10 mẫu Phân tích truyện ngắn Bố và mẹ ly hôn rồi (2025) SIÊU HAY

Phân tích truyện ngắn Bố và mẹ ly hôn rồi gồm dàn ý và những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn hay hơn.

1 15 22/01/2025


Phân tích truyện ngắn Bố và mẹ ly hôn rồi

TOP 10 mẫu Phân tích truyện ngắn Bố và mẹ ly hôn rồi (2025) SIÊU HAY (ảnh 1)

Đề bài: Phân tích truyện ngắn Bố và mẹ ly hôn rồi của Nguyễn Quang Thiều.

Phân tích truyện ngắn Bố và mẹ ly hôn rồi (mẫu 1)

Truyện ngắn "Bố và mẹ ly hôn rồi" không chỉ đơn thuần là một câu chuyện về sự tan vỡ của gia đình mà còn là một bức tranh sinh động phản ánh những nỗi đau, mất mát và sự thay đổi trong tâm lý của một đứa trẻ khi phải đối mặt với sự ly hôn của bố mẹ. Qua lăng kính của nhân vật chính, tác giả đã khéo léo truyền tải những cảm xúc sâu sắc, tạo nên một tác phẩm đầy chất nhân văn.

Từ những dòng đầu tiên, người đọc đã cảm nhận được nỗi đau của nhân vật chính - một đứa trẻ phải đối diện với những biến cố lớn trong cuộc đời. Hình ảnh mẹ ôm chặt con và khóc nức nở khi rời xa càng làm nổi bật sự nuối tiếc và bất lực. Câu nói "Mẹ xin lỗi con" lặp đi lặp lại không chỉ thể hiện tình yêu thương mà còn cho thấy sự đau khổ của một người mẹ khi phải rời xa con. Những khoảnh khắc này khiến người đọc cảm nhận được sự khó khăn mà đứa trẻ phải trải qua khi gia đình không còn nguyên vẹn, tạo ra một cảm giác trống rỗng và hoang mang.

Suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật chính rất chân thực và gần gũi. Em cảm nhận được sự cô đơn, tủi thân khi bị bỏ lại với bố trong khi mẹ đã rời xa. Hứa hẹn của bố rằng sẽ không tìm mẹ kế cho con không thể xoa dịu nỗi đau của em khi mà thực tế lại khác xa. Khi bố bắt đầu yêu người khác và giới thiệu dì, cảm giác tủi thân và ghen tị trong lòng em càng trở nên rõ rệt. Nhân vật phải đối mặt với việc chia sẻ tình cảm với em bé mới ra đời, và dần dần cảm thấy mình trở nên vô hình trong chính gia đình của mình.

Khi bố kết hôn với dì, mối quan hệ giữa nhân vật chính và bố dần trở nên xa cách. Hình ảnh bố nắm tay em bé đi chơi, trong khi con phải ở lại nhà ôn thi, tạo ra một sự đối lập rõ rệt. Tình cảm giữa bố và em bé ngày càng trở nên gần gũi, trong khi đó, cảm giác bị bỏ rơi và không được quan tâm khiến nhân vật chính càng thêm tổn thương. Những câu nói như "Bố bận lắm, hôm nào rảnh bố mua cho con sau nhé!" thể hiện sự lãng quên, không còn chăm sóc như trước, khiến em cảm thấy mình không còn quan trọng trong mắt bố.

Nhân vật chính luôn khao khát được yêu thương và chú ý. Em mơ ước được đi du lịch cùng gia đình, nhưng lại phải ở lại một mình, chỉ ăn mì tôm hoặc thức ăn chuẩn bị từ trước. Cảm giác cô đơn khi nhìn thấy hạnh phúc của bố, dì và em bé càng làm nổi bật sự thiếu thốn tình cảm trong tâm hồn em. Qua những chi tiết nhỏ như việc em chuẩn bị quần áo cho chuyến đi biển, ta thấy được khát vọng mãnh liệt về tình cảm gia đình mà em đã không còn nữa.

Cuối cùng, bảy năm sau, khi mẹ trở lại, nhân vật lại một lần nữa phải đối mặt với thực tế phũ phàng: mẹ cũng đã lập gia đình mới và có con. Tình huống này khiến em nhận ra rằng không chỉ có mình em phải chịu tổn thương, mà cả bố và mẹ đều đã tìm cho mình một cuộc sống mới. Cảm giác bị phản bội và mất mát lại một lần nữa hiện về, khiến em cảm thấy hoàn toàn đơn độc trong thế giới của chính mình.

Truyện ngắn "Bố và mẹ ly hôn rồi" là một tác phẩm sâu sắc, không chỉ phản ánh sự tan vỡ của gia đình mà còn thể hiện những cảm xúc phức tạp của trẻ em khi phải đối mặt với ly hôn. Tác phẩm mở ra cho người đọc những suy ngẫm về tình yêu thương, trách nhiệm và sự thay đổi trong mối quan hệ gia đình. Qua đó, nó khơi gợi sự đồng cảm và hiểu biết về những nỗi đau mà nhiều đứa trẻ phải gánh chịu trong hoàn cảnh tương tự. Thực tế, câu chuyện khắc họa rõ nét những khía cạnh tinh tế của tình cảm, tình yêu và sự chia sẻ trong gia đình, từ đó khiến người đọc suy ngẫm về giá trị của sự gắn bó và yêu thương trong cuộc sống.

Phân tích truyện ngắn Bố và mẹ ly hôn rồi (mẫu 2)

Đã từng có người khi nhận ra chất liệu mà nghệ thuật xây dựng đều phải bắt nguồn từ hiện thực nên nhẹ nhàng khẳng định rằng: “Hương nhụy trong mát và ngọt lành của cuộc sống chính là văn học”, phải chăng nhận định ấy đã bày tỏ rõ ràng quan niệm văn chương và sự sống luôn có một mối quan hệ hữu cơ gắn kết, khó có thể tách rời. Ví như con ong cần mẫn tìm mật ngọt cho đời, văn học- bằng chức năng và tác dụng diệu kì của mình, đã tiếp xúc, thu nhặt cái đẹp từ hiện thực mà khám phá, tái hiện và nâng thế giới tâm hồn con người lên một tầm cao mới, để tìm đến những giá trị chân- thiện- mĩ bởi “cuộc đời chính là điểm xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học”. Thế nên, cảm nhận đủ đầy về hơi thở hoà quện giữa cuộc sống và văn chương ấy tác giả đã đưa bạn đọc đến với tác phẩm “Bố mẹ li hôn rồi” -nỗi đau còn lại của đứa trẻ sau khi gia đình tan vỡ.

Trong dòng đời vội vã lướt qua, đâu đó ta bỗng bắt gặp một ánh mắt bơ vơ, mệt mỏi, hoảng loạn của đứa trẻ vật mình cùng cuốc sống đầy khó khăn, nhọc nhằn. Xem một thước phim chỉ vài hình ảnh vô tình đọng lại ta sẽ mã ám ảnh bởi hơi thở khẽ khàng như sợ hãi mà bao trái tim non nớt thiếu thốn tình yêu thương của cha mẹ đọng lại. Có lẽ, niềm vui nhanh chóng quên nhanh nhưng nỗi buồn thì còn đọng lại mãi mãi, khiến ta thổn thức trước bất hạnh mà cuộc sống chẳng mỉm cười với rất nhiều con trẻ trên thế gian này, để rồi từ đó khi khẽ chạm vào cánh cửa tràn đầy khắc khoải của cuốc chia li giữa bố và mẹ, cất lên trong truyện ngắn tiếng “Bố và mẹ li hôn rồi” sao mắt ta rưng rưng, lòng bòng quặn thắt nghẹn ngào khi bầu trời vẫn xanh mà trong mắt nhân vật con như đã đổ xuống vụn vỡ. Mở đầu câu truyện tác giả không dẫn dắt quá dài, chẳng lời cãi vã nảy lửa, tiếng chia chác đớn đau mà chỉ bằng lời kể tựa rất bình thản nhẹ nhàng nhưng đầy day dứt, với niềm tin “Con ở với bố. Bố nói bố sẽ không tìm người về làm mẹ kế của con, vì bố lo con sẽ phải chịu tổn thương”. Có lẽ, khi đọc từng âm vang trong tình huống mà nhà văn xây dựng, ta đấy đó đã từng ngưỡng mộ người bố hiện lên trong câu truyện có tình yêu bao la, bất tận sẵn sàng hi sinh vì đứa con chịu nhiều bất hạnh, thiệt thời đã phần nào giúp ta thôi xót xa, làm ánh mắt trẻ thơ kia hi vọng, đặt trọn niềm tin sẽ luôn ấm áp, đủ đầy dù tổ ấm chẳng còn trọn vẹn để vơi bớt nỗi đau chia cắt với lời tiễn biệt mong manh nơi lời nói nghẹn đắng “Con đợi mẹ nhé, đến khi nào mẹ đủ năng lực, mẹ sẽ quay lại dẫn con đi cùng”. Mở đầu câu truyện là kết thúc một hành trình hôn nhân không tươi đẹp, song lại bắt nhịp vào con đường mới của một gia đình không hạnh phúc, mà ở đó chính người đọc cũng bị thu hút bởi sức hấp dẫn của nó, ta không chờ đợi đứa con trưởng thành, chữa lành vết thương lòng ra sao, có lẽ cái độc giả mong ngóng chính là người lớn trong câu truyện thực hiện lời hứa như thế nào, để rồi cứ thế thả mình theo dòng chảy mạch truyện tới khi khép lại.

Con chim non trong lần đầu tập bay chẳng may mắn rơi xuống vực thẳm khiến cả đời sợ hãi đâu dám cất cánh, loài cả nhỏ bất chợt thoát khỏi lưới giăng của con người làm phần sống còn loại hoảng loạn, lo âu. Và có lẽ đó cũng là tâm lí của đứa con trong truyện ngắn, vì tan vỡ của bố mẹ, mà cuộc sống còn lại nó chẳng bao giờ bình an, chỉ vì sợ bị bỏ rơi, hoang mang níu lấy sợi dây duy nhất là lời hứa của người lớn, đặc biệt đặt mọi niềm tin vào bờ vai vững trãi nơi bố với hi vọng sẽ được yêu thương, bù đắp. Thế nhưng, câu nói của người cha ấy hôm nào vừa cất lên vội vàng quên nhanh như chính cơn gió thoảng qua dòng chảy thời gian xanh ngát, trời vẫn đỏ rực, may trôi nhẹ nhàng vạn vật chẳng đổi thay, mà giờ bố “yêu rồi”, còn “dẫn con đi gặp dì ấy, dì đối xử rất tốt với con, dì còn đảm bảo sẽ chăm sóc con, quan tâm con, không để con có chút cảm giác tủi thân nào”. Hụt hẫng, mất mát, tồn thương những có lẽ người con trong câu truyện vẫn tự trấn án mình chấp nhận thực tại chẳng thể thay đổi, ngoan ngoãn sống với gia đình mới, với người vợ của bố mà không phải mẹ của mình, có lẽ sự tổn thương ấy đâu đó khiến ta nhớ lại tâm hồn vụn vỡ của cậu bé Hồng trong “Những ngày thơ ấu” khi cũng phải gánh chịu những bất hạnh từ tuổi ấu thơ của một cuộc hôn nhân không hnahj phúc, của sự atn tác nơi mái ấm chia lìa ba mất, mẹ đi tha hương cầu thực. Có lẽ, giờ đây trái tim mong manh ấy chờ đợi, tự đánh cược cuộc sống để chọn nhắm mắt trong sự chăm lo của bàn tay người phụ nữ của bố mà hi vọng sẽ có một gia đình đủ đầy yêu thương như bao mái nhà khác. Lời hứa của bố dần thay đổi, người lướn cũng dần đổi thay, khi “bố và dì sinh một em bé”, niềm vui mới trong gia đình nhỏ, mà con giờ đây như một vật cản, bố chọn dành hết trái tim “bảo con nhường hết đồ chơi cho em bé nhé, rồi sau này bố mua cho con đồ chơi khác. Nhưng sau đó, bố lại quên mất, bố không mua cho con món đồ chơi nào nữa”. Từng dòng chữ hiện lên trước mắt chúng ta tựa như một mũi dao sắc nhọn đâm vào mỗi thớ thịt khiến ta đau đớn, rỉ máu, tức tưởi, để rồi hiểu được sự thất vọng cứu thế theo thời gian, năm tháng lớn dần chen vào tái tim người con, mà bao đêm đứa trẻ ấy khóc thầm, ướt gối lặng lẽ không người thấu hiểu. Để rồi ta ngộ ra rằng phải chăng chính người lớn và sự vô tâm, ích kỉ của mình đã cướp đi hạnh phúc nhỏ bé, nụ cười trong trẻo, ánh mắt tươi trong của một đứa trẻ chỉ vì những câu nói thờ ơ, vội mau quên như người bố trong câu truyện. Không những thế, dần dần đứa con còn cảm nhận được sự chia cắt tình yêu duy nhất mà nó luôn nâng niu, sợ hãi đánh mất trong đời từ hành động thiếu tinh tế ở người lớn mà thầm nghĩ trẻ con sẽ quên nhanh khi “Bố đã phải xếp hàng rất lâu để mua món bánh mà em bé thích ăn”, nhưng khi món con thích vội vàng xua đi bố nói “bố bận lắm, hôm nào rảnh bố mua cho con sau nhé!”. Từng mảnh vỡ vụn vặt của cuộc sống ghép vào nhau, như dòng nhật ghi cản thận ghi chép lại mỗi ngày, tất cả hiện lên gọn ghẽ, đầy đủ từ việc “được mẹ mua kem” nhưng không được khoe cho mình biết, hay cả nhà đi “công viên chơi, một bên bố nắm tay em, một bên bố nắm tay dì, còn con đi ở phía sau”, rồi “Sinh nhật em, bố xin nghỉ hẳn một ngày để dẫn em đi chơi, còn đi ăn rất nhiều món ăn ngon nữa, thêm cả một đống đồ chơi mới”, nhưng ta không hề thấy đứa con ích kỉ vì so đo với em nhỏ, mà chỉ còn đọng lại ở đó cảm giác dư thừa, tiếch nuối, ấm ức cho một gia đình tươi xinh mà mình xứng đáng được có. Để rồi, như một dòng nước ào át tràn ra, nỗi ấm ức mỗi ngày một lớn mà tâm hồn đứa trẻ giờ đây chẳng còn đủ ngăn chứa, đứa con ghi lại đầy đủ trong trí nhớ của mình từng khoảnh khắc đau nhói chuyến du lịch đầy mong chờ, hớn hở gác lại chỉ còn “Bố, dì và em đi du lịch rồi, một mình con ở nhà ăn mì tôm hoặc thức ăn dì chuẩn bị từ trước…”, có lẽ lúc này sự cô đơn lớn nhất của cô gái chuẩn bị thi đại học không phải là lạc lõng giữa dòng đời xa lạ với bao con người không quen. Mà phải chăng nó là sự tổn thương, thu mình lại trong chính ngôi nhà nhỏ bé, ấm áp mà trái tim mình lạnh giá, không người che chở, vỗ về. Bao nhiêu giọt nước mắt rơi, bấy nhiêu uất hận, bao nhiêu niềm tin, bấy nhiêu hụt hẫng, để rồi chỉ còn đó hình bóng con người kia in mình trên nền trời xanh ngát, mà trái tim tràn ngập bóng tối đau thương, dù lớn thổn thức vẫn chẳng vơi bớt thay vào đấy chỉ chồng chất lên mỗi ngày. Từ đó, đọng lại trong tâm tư của bạn đọc là câu hỏi đầy trăn trở sau cuộc cãi vã với đứa em cùng cha khác mẹ của nhân vật người con khiến bao người suy tư “phải chăng bố đã thành bố của người khác rồi, vậy bố của con đâu?”, rồi ta bỗng hướng lòng mình chung cùng nỗi đau năm nào của trẻ thơ trong âm điệu đầy bi ai cùng bao khao khát của tác giả Dương Tuấn :

Còn đâu một mái nhà chung
Có cha có mẹ vui cùng trẻ thơ
Bữa cơm đạm bạc đơn sơ
Mà sao ấm cả giấc mơ tuổi hồng.

Có lẽ, bốn câu thơ đã góp nhặt thêm cho ta cái nhìn thật sâu lắng về đời và nỗi đau trẻ thơ, để từ đó chắp thêm nhịp đập hoà mình cùng tâm hồn người con, mỗi bạn đọc càng thâm thía vai trò của mình trong hành trình nuôi dưỡng trái tim một đứa trẻ hôm nay và mai sau.

Thạch Lam đã từng trăn trở về đời trên trang văn mà khẳng định “Thiên chức của người nghệ sĩ là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức.”, phải chăng nhận xét ấy là cái nhìn sâu sắc khi xem xét đặc trưng nghệ thuật của văn học là lay động đến tận cùng những góc khuất của cuộc sống để tìm hạt ngọc quý ẩn sâu bên trong tâm hồn mỗi con người. Chẳng vậy mà, tác giả của dòng truyện ngắn “Bố và mẹ li hôn rồi” đã khơi ra cho ta đủ đầy tinh tế nơi trái tim hạt ngọc mang tên nỗi đau trẻ thơ thật độc đáo không chỉ ở mở đầu, diễn biến mà bất ngờ đến phút cuối cùng khi ta chạm vào lớp ngôn từ mong manh của kết truyện. Ở đó, nhà văn khép lại dòng nhật kí đau thương của đứa trẻ trong sự nức nở tuyệt vọng mà có lẽ người lướn chẳng bao giờ đủ bao dung, vị tha, nhân ái mà thấu hiểu nỗi đau của đứa con. Khi dòng thời gian dần trôi, thấm thoát cuộc li hôn năm nào đã “Bảy năm sau”, người con tưởng vỡ oà hạnh phúc bởi “cuối cùng mẹ cũng đã quay trở về thăm”, để rồi ánh mắt tiếp tục nuôi dưỡng hi vọng cho lờ hứa năm nào mẹ đã trao, khiến con nao nao, hớn hở “muốn đi cùng mẹ, rời khỏi đây”, rời khỏi cõi địa ngụ trong tâm hồn suốt thời thơ ấu. Nhưng, vâng vẫn là chữ “nhưng” tắc nghẹn con đường sống ấy cất lên “mẹ không đồng ý” làm con rơi vào hố sâu tuyệt vọng không nơi bấu víu một lần nữa, cay đắng nhận ra “mẹ cũng đã kết hôn cùng một người khác” và “cũng đã sinh một em bé nữa”, đồng thời “cũng trở thành mẹ của người khác mất rồi”, từ “cũng” vang lên xót xa, nghẹn ngào mà đau thương buốt tận tim ta với bao bất lực khôn cùng. Câu truyện cứ thế khép lại, chẳng có điều kì điều kì diệu nào xảy ra như chính hiện thực phũ phàng mà người mãi chìm trong bóng tối của nó là những đứa con có chung số phận với nhân vật, để rồi từ đó ta nhận ra thông điệp thật sâu sắc mà nhà văn hướng tới gieo lịa ở đời: Hãy để mỗi đứa trẻ bình yên sống, bình yên cười và bình yên cảm thấy hạnh phúc ở đời này!

Văn học thật diệu kì! Nó giúp ta thanh lọc tâm hồn, thắp lên bao yêu thương, khát vọng, chắp thêm đôi cánh trong ta để luôn vững vàng trước những khó khăn của cuộc sống, là người bạn thân thiết trên mọi nẻo đường, nuôi lớn và làm phong phú tâm hồn người đọc với thứ tình cảm giàu tính nhân văn cao cả! Chính vì thế mà văn học không thể đứng riêng lẻ, tách rời mà phải gắn với cuộc đời, phải hòa mình vào cuộc sống của cộng đồng, đúng như hơi thở nức nở với niềm đồng cảm dành cho đứa con trong câu truyện “Bố và mẹ li hôn rồi”, sẽ mãi mãi là khúc tình ca tràn đầy tình yêu, tấm lòng nhân đạo sâu sắc hướng tới con người muôn đời hôm nay, mai sau…

1 15 22/01/2025


Xem thêm các chương trình khác: