Tự ái là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục tính tự ái

Vietjack.me giới thiệu bài viết Tự ái là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục tính tự ái bao gồm các khái niệm, tính chất, biểu hiện,...giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết về các từ vựng trong tiếng Việt.

1 34 16/12/2024


Tự ái là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục tính tự ái

1. Tự ái là gì?

Tự ái tức là để chỉ việc yêu thương và đề cao bản thân, đề cao cái tôi quá mức. Điều này sẽ dẫn tới việc cáu gắt, bực tức, giận dỗi khi có người đánh giá thấp hoặc coi thường bản thân. Nghĩ rằng họ đang nghĩ sai về bản thân mình.

Người tự ái nếu thấy chủ quan rằng họ kém hơn người khác về phương diện này hoặc phương diện khác thì họ lại càng đưa ra các lý do để giải thích, biện hộ cho sự kém cỏi của mình. Theo số đông thì người có tính tự ái thường ít có ý chí phấn đấu hay có niềm tin vào việc nỗ lực mang đến thành công.

Người tự ái dễ sinh lòng hờn dỗi, ganh ghét hoặc đố kị với người khác. Đặc biệt là đối với người có phần giỏi hơn mình. Khi gặp chuyện, họ có xu hướng là đổ lỗi cho người khác. Họ cũng cực kỳ nhạy cảm với những lời chỉ trích.

2. Biểu hiện của tự ái

- Coi mình là tâm điểm

Người có tính tự ái thường muốn được là tâm điểm của sự chú ý đối với mọi người trong cuộc sống cũng như trong công việc. Người có tính tự ái luôn muốn mọi người phải chú ý và nhớ tới những hành động, thành tích của mình và muốn những suy nghĩ và ý tưởng của họ phải được coi trọng và xem xét, đề cao. Người tự ái thường hay có những suy nghĩ tiêu cực, tự làm tổn thương đến bản thân mình và luôn suy nghĩ không có ai để ý và quan tâm mình. Luôn có suy nghĩ mình không quan trọng trong xã hội.

- Bị cảm xúc chi phối

Người có tính tự ái sẽ bị cảm xúc chi phối mạnh bởi vì họ luôn quan trọng và đặt cái tôi lên hàng đầu. Trong cuộc sống khi nhận được những lời khuyên, những lời góp ý của những người xung quanh người có tính tự ái sẽ cho rằng những lời nói đó của họ đang hạ thấp bản thân mình và coi thường mình. Điều đó sẽ dẫn đến sự mặc cảm, tự ti, bốc đồng và thậm chí họ sẽ đưa ra những quyết định sai lầm dẫn tới những hậu quả rất nghiêm trọng. Trong các cuộc tranh luận hoặc nói chuyện người có tính tự ái sẽ không bao giờ thừa nhận cái sai về mình mà luôn cố chấp cho rằng bản thân mình đúng. Những người này đề cao quan điểm của bản thân mà không chịu nhìn nhận quan điểm của người khác đưa ra nên đôi khi những quan điểm của người có tính tự ái mang tính tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến cuộc nói chuyện và mối quan hệ với tất cả mọi người, đặc biệt những câu nói đùa của người khác cũng khiến người tự ái suy nghĩ để ý và làm quá vấn đề khiến cho mối quan hệ trở nên xấu.

- Kỹ năng làm việc nhóm kém

Với tính cách đề cao cái tôi của bản thân, do vậy những người có tính tự ái thường mang sự bảo thủ và cố chấp. Họ không có xu hướng thích lắng nghe những ý kiến đóng góp từ người khác, nếu nghe những lời đóng góp của người khác họ sẽ cảm thấy không hài lòng không đồng ý với những ý kiến quan điểm đó dẫn tới hiệu quả công việc không cao hoặc có những người không tự tin vào bản thân mình nên khi nào việc nhóm họ cũng không tham gia đóng góp ý kiến xây dựng cho nhóm. Có rất nhiều người khó chịu khi phải làm việc với người có tính cách bảo thủ, cố chấp không có tinh thần xây dựng nhóm mà chỉ tập trung đề cao ý kiến cá nhân khi nhận sự đánh giá từ người khác thì giận dỗi.

- Không chịu tiếp thu ý kiến của người khác

Tính cách điển hình của người có tính tự ái đó là không chịu nhận lỗi sai và không lắng nghe tiếp thu ý kiến của người khác. Đối với những người tích cực khi được người khác góp ý hoặc chê trách họ vui vẻ nhận lỗi và thẳng thắn rút kinh nghiệm sau những sai lầm đó, họ coi đó là những kinh nghiệm quý báu. Nhưng người tự ái họ luôn có một suy nghĩ là bản thân họ luôn đúng và không chịu thay đổi tính cách và những hạn chế của mình. Tự ái là một rào cản lớn để tới thành công của mỗi người.

- Suy nghĩ tiêu cực quá nhiều

Người có tính tự ái sẽ suy nghĩ quá nhiều. Đôi khi chỉ là những câu nói trêu đùa của những người xung quanh cũng khiến họ phải suy nghĩ bất an. Người có tính tự ái khó có được những giây phút sống bình yên, vui vẻ bởi lúc nào trong đầu họ cũng có những suy nghĩ tiêu cực, những trạng thái bất an. Người có tính tự ái luôn tự dằn vặt và trách móc bản thân mình và không có cách nào giải thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực ấy. Những người có tính tự ái trước những tổn thương sẽ không tìm cách quên đi mà càng ngày càng lún sâu vào tổn thương đó.

3. Nguyên nhân của tính tự ái

Yếu tố di truyền

Nghiên cứu khoa học cho thấy, yếu tố di truyền đóng vai trò nhất định trong việc hình thành tính tự ái. Nếu bố mẹ hoặc những người thân trong gia đình có tính tự ái cao, thì con cái có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn nhân cách tự ái.

Môi trường sống

Môi trường sống, đặc biệt là trong giai đoạn thơ ấu, có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển tính cách của con người. Một số yếu tố môi trường có thể dẫn đến tự ái cao bao gồm:

  • Thiếu sự quan tâm, yêu thương từ cha mẹ hoặc người chăm sóc có thể khiến trẻ cảm thấy thiếu an toàn và hình thành cơ chế phòng vệ bằng cách đề cao bản thân quá mức.

  • Khi trẻ thường xuyên bị so sánh với người khác hoặc bị chê bai về ngoại hình, khả năng, thành tích, có thể khiến trẻ cảm thấy tự ti và dẫn đến việc tự huyễn hoặc về bản thân để bù đắp cho sự thiếu tự tin.

  • Nuông chiều con cái quá mức, đáp ứng mọi nhu cầu mà không đặt ra giới hạn có thể khiến trẻ hình thành thói quen tự cho mình là trung tâm, luôn muốn được quan tâm và thỏa mãn.

Trải nghiệm cá nhân

Những trải nghiệm cá nhân, đặc biệt là những trải nghiệm tiêu cực, có thể ảnh hưởng đến sự hình thành tính tự ái. Ví dụ, việc bị bắt nạt, cô lập, hay gặp thất bại liên tục có thể khiến trẻ cảm thấy tự ti và dẫn đến việc tự huyễn hoặc về bản thân để bảo vệ lòng tự trọng.

Yếu tố tâm lý

Một số rối loạn tâm lý như rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm, có thể đi kèm với triệu chứng tự ái cao. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như: sự nhận thức tiêu cực, thiếu kỹ năng quản lý cảm xúc, tính cách quá nhạy cảm,… cũng làm gia tăng sự tự ái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như kỹ năng xây dựng mối quan hệ của một người.

4. Tác hại của tính tự ái

Mối quan hệ rạn nứt

Tự ái cao khiến ta trở nên nhạy cảm, dễ tổn thương trước những lời nhận xét, góp ý của người khác. Điều này dẫn đến những mâu thuẫn, tranh cãi, và dần dần làm rạn nứt các mối quan hệ. Khi ta luôn đặt cái tôi lên trên, không chịu lắng nghe và tiếp thu ý kiến trái chiều, vô hình chung đã tạo ra bức tường ngăn cách giữa ta và những người xung quanh.

Cánh cửa cơ hội đóng chặt

Sự tự cao, tự mãn khiến ta ảo tưởng về khả năng của bản thân, ngại học hỏi, trau dồi kiến thức và các kỹ năng thích ứng mới. Khi vấp ngã, thay vì nhìn nhận sai sót để sửa chữa, ta lại đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người khác, dẫn đến những thất bại liên tiếp. Cánh cửa cơ hội dần đóng chặt trước mắt, kìm hãm sự phát triển và thành công của bản thân.

Nỗi cô đơn đeo bám

Sự tự ái khiến ta trở nên khó gần, khó hòa nhập. Ta luôn muốn khẳng định bản thân, tỏ ra có kỹ năng làm việc độc lập, không cần sự giúp đỡ từ người khác. Điều này vô tình đẩy ta vào vòng xoáy cô đơn, tách biệt khỏi cộng đồng. Nỗi cô đơn đeo bám, khiến ta cảm thấy lạc lõng, thiếu niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.

Sức khỏe tinh thần sa sút

Tự ái cao thường đi kèm với những suy nghĩ tiêu cực, lo âu, và tự ti thái quá. Khi ta luôn đặt nặng áp lực lên bản thân, so sánh bản thân với người khác, ta dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, stress, thậm chí là trầm cảm. Sức khỏe tinh thần sa sút, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống.

Đánh mất đi bản thân

Tự ái khiến ta tập trung quá mức vào việc che giấu khuyết điểm, xây dựng hình ảnh hoàn hảo trong mắt người khác. Ta đánh mất chính mình, sống trong những lớp mặt nạ giả tạo, dần dần trở nên xa rời giá trị và niềm tin thực sự của bản thân.

5. Cách khắc phục tính tự ái

  • Thay đổi và biết tiếp thu những điều đóng góp của người xung quanh để bản thân tốt hơn.

  • Bước ra khỏi sự mặc cảm và những suy nghĩ tiêu cực bằng cách đón nhận những tư tưởng mới lạ.

  • Biết lắng nghe một cách chân thành, từ đó nhìn nhận và thay đổi.

  • Dũng cảm đón nhận góp và không ngại sửa đổi bản thân.

  • Tập trung hoàn thành các mục tiêu, chứng minh bản thân tốt hơn.

  • Góp nhặt những điều hay trong cuộc sống tích lũy thành kiến thức, kinh nghiệm cho chính mình.

  • Không cố chấp cho bản thân mình đúng.

  • Sống tích cực hơn bẳng cách làm những điều tránh tình trạng đau buồn.

6. Phân biệt tự ái và tự trọng

Tự trọng:

- Biết tôn trọng, bảo vệ danh dự của cá nhân.

- Biết làm chủ các nhu cầu bản thân, kiềm chế được các nhu cầu, ham muốn không chính đáng, cố gắng tuân theo các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội.

- Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người khác.

Tự ái:

- Quá nghĩ đến bản thân, đề cao cái tôi quá mức nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc coi thường.

- Người tự ái thường không muốn ai phê phán cũng như khuyên bảo mình, dễ có thái độ tiêu cực, thiếu sự cầu tiến và khiêm tốn.

- Khi tự ái, dễ có những phản ứng thiếu sáng suốt, dễ rơi vào sai lầm.

1 34 16/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: