TOP 10 mẫu Phân tích tác phẩm Ông Một của Vũ Hùng (2025) SIÊU HAY
Phân tích tác phẩm Ông Một của Vũ Hùng gồm dàn ý và những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn hay hơn.
Phân tích tác phẩm Ông Một của Vũ Hùng
Đề bài: Phân tích tác phẩm Ông Một của Vũ Hùng.
Dàn ý Phân tích tác phẩm Ông Một
I. Mở bài:
- Trong khoảng thời gian ở trong quân ngũ với những cuộc hành quân đã mang lại cho nhà văn Vũ Hùng nhiều cảm hưng sáng tác về thiên nhiên, đất nước
- Trong đó có lẽ để lại ấn tượng nhất là đoạn trích “Ông Một”.
II. Thân bài:
- Ba chiến sĩ cùng với ông Cao - người dẫn đường vượt Trường Sơn - tình cờ gặp một con voi (mà ông trân trọng gọi là ông Một)
- Ông Cao đã kể cho ba chiến sĩ nghe về câu chuyện con voi và người quản tượng
- Đối với người quản tượng con voi như một người chiến hữu, như một người thân trong gia đình của ông
- Người quản tượng hiểu cho nỗi lòng nhớ rừng của voi nên ông đã để voi trở về với rừng già. cứ đến mùa thu thì voi lại quay về nhà cũ và thăm người quản tượng
- Cứ như vậy suốt mười năm thì người quản tượng mất, khi voi về không thấy chủ cũ đâu nó đã về nhà cũ quỳ xuống, rống gọi và rên rỉ mãi
- Tình cảm giữa voi và người quản tượng đã trở thành tình cảm ruột thịt. Họ đối xử với nhau bằng sự chân thành, tình yêu thương và sự thấu hiểu
III. Kết bài
- Qua đoạn trích “Ông Một”, em thấy được hành vi và thái độ của con người sẽ có tác động không nhỏ trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên
- Chúng ta cần tôn trọng, có cách cư xử thân thiện và xây dựng một mối quan hệ qua lại đối với tự nhiên.
Phân tích tác phẩm Ông Một (mẫu 1)
Đoạn trích Ông một trích từ tác phẩm Phía tây Trường Sơn in trong Những truyện hay viết cho thiếu nhi. Đoạn trích nằm ở phần đầu của Phía tây Trường Sơn, trong đó tập trung kể về việc ba chiến sĩ cùng với ông Cao - người dẫn đường cho họ vượt Trường Sơn, tình cờ gặp một con voi của Đê đốc Lương Trực. Ông Cao đã kể cho họ nghe câu chuyện về con voi và người quản tượng. Thông qua đó đoạn trích đã thể hiện được mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa con người và thiên nhiên, đặt ra trách nhiệm, thái độ sống của con người trước thiên nhiên xung quanh mình.
Có thể tìm hiểu đoạn trích theo hai nội dung chính. Thứ nhất là tình cảm của con voi với Đê đốc và người quản tượng. Thứ hai chính là mối quan hệ khăng khít giữa con người và thiên nhiên. Thiên nhiên chính là một phần máu thịt của cuộc sống con người. Nếu con người không biết sống hòa hợp với thiên nhiên thì chắc chắn sẽ phải gánh chịu những hậu quả không thể lường trước được.
Đoạn trích bắt đầu bằng hình ảnh con voi sau ngày rời căn cứ. Từ ngày rời căn cứ, không còn cùng chinh chiến với Đê đốc con voi trở nên ủ rũ, nó ngày nhớ đêm mong Đê đốc, nhớ lại căn cứ, nhớ những lần đã cùng chiến đấu vào sinh ra tử với các đồng chí. Nỗi nhớ đã khiến nó gầy rộc đi, cuộc sống tù túng dưới làng càng làm cho con voi trở nên buồn chán và ủ rũ. Nó vẫn làm những công việc thường ngày với người quản tượng như kéo gỗ, phá rẫy nhưng cứ hoàn thành công việc xong là nó lại ủ rũ, nhiều khi còn chẳng buồn ăn. Nhà văn như đang sống và cảm nhận cùng với con vật, hiểu nó và thông cảm với những suy nghĩ, trăn trở của nó. Người quản tượng cũng không ngoại lệ, quá nửa đời người gắn bó với con voi, ông coi nó như người thân của mình, ông quen nó quá, không muốn rời xa nó nhưng ông vẫn quyết định thả nỏ về rừng về với đúng môi trường sống quen thuộc của nó bởi ông nghĩ đơn giản “Một mình ta chịu tù túng cũng đủ rồi”.
Con voi được thả về rừng nhưng nó vẫn nhớ làng, không quên được người quản tượng và dân làng đã chăm sóc nó. Thế nên hàng năm nó vẫn xuống làng vào mỗi lúc đầu thu. Từ xa nó đã rống lên, nghe tiếng nó rống lên dân làng nô nức ra đón nó. Lũ trẻ xúm xít dưới chân voi, các bô lão còn cho bao nhiêu là thứ quà, người quản tượng còn dẫn voi đi tắm, trồng sẵn mía, sẵn thiết voi được bữa no nê. Sau này khi người quản tượng mất con voi cũng trở nên u buồn, nó trở về làng, đi quanh giường để tìm hơi ấm của chủ cũ, thơ thẩn đi trong sân như tiếc thương chủ cũ. Thông qua những chi tiết tả, kể về số phận của con voi cùng mối quan hệ của con voi với người quản tượng, tác phẩm đã thể hiện mối quan hệ khăng khít gắn bó giữa con người với tự nhiên. Có thể thấy chủ đề chính của đoạn trích chính là ca ngợi tình cảm của động vật, thiên nhiên với con người và ngược lại. Khi con người đối xử tốt với động vật và tự nhiên thì sẽ nhận lại tình cảm như vậy. Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là quan hệ gắn kết không thể tách rời.
Đoạn trích được kể bằng ngôi thứ ba, với ngôi kể chuyện này, người kể chuyện có thể dễ dàng thâm nhập vào đời sống tâm tư tình cảm của tất cả các nhân vật. Có thể thấy người kể chuyện đã hiểu được tiếng nói, suy nghĩ của con voi, người quản tượng cũng như của dân làng. Vì hiểu họ nên người kể chuyện dễ dàng khai thác, khám phá và tái hiện tình cảm ấy thật chân thật, sâu sắc trên trang văn. Người kể chuyện ngôi thứ ba nằm ngoài tác phẩm nhưng biết hết mọi nội dung trong câu chuyện, có thể kể xuôi, kể ngược và không bị giới hạn bởi thời gian hay không gian.
Đoạn trích được kể theo mạch tuyến tính với các phần nội dung rõ rệt. Chủ yếu xoay quanh cuộc đời của con voi - ông Một. Từ ngày nó rời căn cứ, sống cùng người quản tượng cho đến khi nó được thả về rừng, thỉnh thoảng có quay lại thăm làng. Với trật tự kể xuôi đó người đọc dễ dàng theo dõi vào diễn biến, nắm được nội dung của truyện đồng thời cũng hiểu thêm về đời sống nội tâm của nhân vật. Đoạn trích cũng khắc hoạ thành công hai hình tượng nhân vật một là chú voi và một là người quản tượng. Hai nhân vật đều có đời sống nội tâm phong phú, đa dạng, để lại những dấu ấn đậm nét trong lòng người đọc.
Có thể khẳng định đoạn trích Ông một là một trong những đoạn trích xuất sắc trong tổng thể tác phẩm. Đoạn trích đã chứng tỏ tài năng, ngòi bút kể chuyện xuất sắc của nhà văn Vũ Hùng.
Phân tích tác phẩm Ông Một (mẫu 2)
Nhà văn Vũ Hùng từng là cựu học sinh tại trường Chu Văn An, năm 1950 ông nhập ngũ. Trong khoảng thời gian ở trong quân ngũ với những cuộc hành quân đã mang lại cho ông nhiều khám phá về thiên nhiên, đất nước, phong tục tập quán và ảnh hưởng trực tiếp phong cách sáng tác của ông. các tác phẩm của ông viết về chủ đề thiên nhiên, động vật, rừng núi, của các dân tộc Việt, Lào chung sống trên dải đường Trường Sơn. Trong đó có lẽ để lại ấn tượng nhất là đoạn trích “Ông Một”.
Đoạn trích trong “Ông Một” nằm trong phần đầu của Phía Tây Trường Sơn. Ba chiến sĩ cùng với ông Cao - người dẫn đường cho những chiến sĩ vượt Trường Sơn - tình cờ gặp một con voi (mà ông trân trọng gọi là ông Một) của Đề đốc Lê Trực, một người lãnh tụ của nghĩa quân trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Ông Cao đã kể cho ba chiến sĩ nghe về câu chuyện con voi và người quản tượng. Câu chuyện về con voi và người quản tượng là một câu chuyện tình cảm vô cùng cảm động, là sự thấu hiểu, quan tâm mà người quản tượng và con voi dành cho nhau. Đối với người quản tượng con voi như một người chiến hữu, như một người thân trong gia đình của ông. Người quản tượng hiểu cho nỗi lòng nhớ rừng của voi nên ông đã để voi trở về với rừng già. Không ai biết voi đi đâu hay đến đâu nhưng hễ cứ đến mùa thu thì voi lại quay về nhà cũ và thăm người quản tượng. Cứ như vậy suốt mười năm thì người quản tượng mất, khi voi về không thấy chủ cũ đâu nó đã về nhà cũ quỳ xuống, rống gọi và rên rỉ mãi.. Con voi như là một con người thể hiện niềm chua xót của mình khi mất người thân. Cứ như vậy cách vài năm nó lại quay về thăm làng một lần. Tình cảm giữa voi và người quản tượng đã trở thành tình cảm ruột thịt. Họ đối xử với nhau bằng sự chân thành, tình yêu thương và sự thấu hiểu vậy nên trong lòng người quản tượng hay chú voi thì họ chính là người thân của nhau.
Qua đoạn trích “Ông Một”, em thấy được hành vi và thái độ của con người sẽ có tác động không nhỏ trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên. Chúng ta cần tôn trọng, có cách cư xử thân thiện và xây dựng một mối quan hệ qua lại đối với tự nhiên. Đó chính là sự biết ơn đối với những gì thiên nhiên đã ban tặng cho con người.
Phân tích tác phẩm Ông Một (mẫu 3)
Thiên nhiên và con người luôn tồn tại một mối quan hệ gắn bó mật thiết. Con người cần thiên nhiên để tồn tại và phát triển, trong khi thiên nhiên giống như người mẹ hiền lành, chăm sóc cho những đứa con loài người của mình. Đặc biệt, mối quan hệ giữa con người và động vật là một sự ưu ái mà thiên nhiên ban tặng. Tuy nhiên, có nhiều người đã lạm dụng thiên nhiên, không tôn trọng động vật, dẫn đến việc săn bắn và giết hại chúng. Ngược lại, tình cảm giữa con người và động vật cũng được vô số nhà văn, nhà thơ ghi lại hết sức cảm động, đặc biệt là nhà văn Vũ Hùng với đoạn trích “Ông Một” trong chương trình trung học cơ sở.
Đoạn trích trong “Ông Một” nằm trong phần đầu của tác phẩm "Phía Tây Trường Sơn". Ba chiến sĩ cùng với ông Cao, người dẫn đường, tình cờ gặp con voi mà ông trân trọng gọi là ông Một, của Đề đốc Lê Trực, một lãnh tụ nghĩa quân trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp cuối thế kỷ XIX. Sau khi nghĩa quân bị giặc vây hãm và tan tác, Đề đốc Lê Trực buộc phải về quê, ông đã tặng con voi cho người quản tượng thân tín của mình chăm sóc. Ông Cao kể cho ba chiến sĩ nghe câu chuyện về con voi và người quản tượng, một câu chuyện tình cảm hết sức cảm động.
Mối quan hệ giữa con voi và người quản tượng không chỉ đơn thuần là chủ tớ mà đã trở thành tình thân ruột thịt. Con voi được dân làng gọi bằng cái tên thân thương Ông Một, và với người quản tượng, con voi như một người chiến hữu, một người thân thiết. Người quản tượng thấu hiểu nỗi nhớ rừng của voi nên đã để voi về với rừng già. Không ai biết voi đi đâu hay đến đâu, nhưng cứ đến mùa thu, voi lại quay về nhà cũ và thăm người quản tượng. Sau mười năm, khi người quản tượng qua đời, voi trở về không thấy chủ cũ, nó đã quỳ xuống, rống gọi, rên rỉ mãi mà không thấy người quản tượng đi ra. Con voi như một người thể hiện nỗi chua xót khi mất người thân, chạy quanh làng tìm ông rồi những tiếng rên rỉ nghe buồn não lòng. Cứ vài năm, voi lại quay về thăm làng một lần.
Đối với người quản tượng, voi như người thân trong gia đình, và với voi, người quản tượng không còn là chủ nữa mà là người thân ruột thịt. Họ đối xử với nhau bằng sự chân thành, tình yêu thương tha thiết và sự thấu hiểu. Chính vì vậy, trong lòng người quản tượng hay con voi, họ chính là ruột thịt của nhau.
Qua đoạn trích “Ông Một”, chúng ta thấy rằng thái độ và hành vi của con người tác động không nhỏ đến mối quan hệ với thế giới tự nhiên. Chúng ta cần tôn trọng và có cách cư xử thân thiện, xây dựng một mối quan hệ qua lại với giới tự nhiên. Đó chính là cốt lõi của lối ứng xử biết ơn đối với tự nhiên mà con người cần hướng đến. Hãy coi động vật như những người bạn, giúp ích mình trong cuộc sống.
Phân tích tác phẩm Ông Một (mẫu 4)
Nhà văn Vũ Hùng, một cựu học sinh xuất sắc của trường Chu Văn An, đã nhập ngũ vào năm 1950. Những năm tháng quân ngũ với các cuộc hành quân không chỉ là thời gian rèn luyện mà còn là quãng thời gian quý báu mang lại cho ông những khám phá sâu sắc về thiên nhiên, đất nước, phong tục tập quán, và con người. Những trải nghiệm này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách sáng tác của ông. Các tác phẩm của Vũ Hùng thường viết về thiên nhiên, động vật, rừng núi, và các dân tộc sống dọc dải Trường Sơn, đặc biệt là các dân tộc Việt và Lào. Trong số đó, đoạn trích "Ông Một" là một trong những tác phẩm để lại ấn tượng sâu đậm nhất.
Đoạn trích “Ông Một” nằm trong phần đầu của "Phía Tây Trường Sơn". Ba chiến sĩ cùng ông Cao, người dẫn đường cho họ vượt Trường Sơn, tình cờ gặp con voi mà ông Cao trân trọng gọi là ông Một, thuộc về Đề đốc Lê Trực, một lãnh tụ nghĩa quân trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ông Cao kể cho ba chiến sĩ nghe về câu chuyện đầy cảm động giữa con voi và người quản tượng.
Câu chuyện giữa con voi và người quản tượng là một minh chứng sống động cho tình cảm sâu sắc và sự thấu hiểu lẫn nhau. Đối với người quản tượng, con voi không chỉ là một con vật mà là một người bạn chiến đấu, một thành viên thân thiết trong gia đình. Người quản tượng hiểu được nỗi lòng nhớ rừng của voi nên đã để nó trở về với rừng già. Không ai biết voi đã đi đâu, nhưng mỗi mùa thu, voi lại trở về nhà cũ thăm người quản tượng.
Suốt mười năm, con voi vẫn giữ thói quen này, nhưng rồi người quản tượng qua đời. Khi voi trở về mà không thấy người chủ cũ, nó đã quỳ xuống trước ngôi nhà, rống gọi và rên rỉ không nguôi. Nỗi buồn chua xót khi mất đi người thân yêu của voi làm cho câu chuyện trở nên đầy xúc động. Cứ cách vài năm, con voi lại quay về thăm làng một lần, như để giữ mãi kỷ niệm và tình cảm sâu sắc với người quản tượng.
Tình cảm giữa con voi và người quản tượng đã vượt qua ranh giới chủ tớ, trở thành tình cảm ruột thịt. Họ đối xử với nhau bằng sự chân thành, tình yêu thương và sự thấu hiểu. Qua câu chuyện này, Vũ Hùng đã mang đến cho chúng ta một bài học sâu sắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Chúng ta cần tôn trọng, yêu thương và bảo vệ thiên nhiên, vì thiên nhiên không chỉ là nguồn sống mà còn là người bạn đồng hành quý giá của con người.
Phân tích tác phẩm Ông Một (mẫu 5)
Tô Hoài đã rất đúng khi cho rằng “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác”. Đọc một tác phẩm, những gì đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc chính là số phận, tình cảm, cảm xúc và suy tư của những nhân vật mà nhà văn đã khắc họa. Nhân vật ông Một trong tác phẩm của nhà văn Vũ Hùng là một minh chứng rõ nét cho điều này.
Kể từ ngày rời khỏi căn cứ, con voi trở nên u sầu, nhớ nhung ông Đề đốc, nhớ cuộc sống chiến trận và cả cánh rừng xưa. Dù vẫn giúp người quản tượng trong công việc phá rẫy, kéo gỗ, con voi chỉ tìm thấy chút khuây khỏa trong lúc làm việc. Có những lúc, nó còn bỏ ăn vì nỗi nhớ da diết. Khi người quản tượng qua đời, con voi trở về làng nhưng không thấy người chủ cũ ra đón, nó quỳ xuống giữa sân, rống gọi đầy xót xa. Biết rằng người quản tượng không còn nữa, nó buồn bã rời đi, chạy khắp làng để tìm chủ. Từ đó, mỗi năm con voi mới xuống làng một lần, thăm lại căn nhà cũ rồi lặng lẽ ra đi.
Qua mối quan hệ và những tình cảm tốt đẹp, sự gần gũi, thân thiết giữa con voi với hai người chủ và cả dân làng, ta nhận ra một điều sâu sắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Đây không chỉ là một mối quan hệ gần gũi, thân thiết mà còn đầy gắn bó và cảm động. Con người và thiên nhiên hoàn toàn có thể trở thành bạn bè, người thân, cùng quan tâm và chăm sóc lẫn nhau. Chính sự giao hòa này tạo nên một bức tranh cuộc sống phong phú và tràn đầy ý nghĩa.
Tác giả Vũ Hùng đã thành công trong việc truyền tải thông điệp về tình yêu thương và sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên thông qua câu chuyện về con voi và những người chủ của nó. Qua đó, ông đã nhắc nhở chúng ta rằng thiên nhiên không chỉ là một phần của cuộc sống mà còn là một người bạn, một người thân thiết, luôn đồng hành và chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng con người.
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)