Câu cảm thán là gì? Đặc điểm và tác dụng của câu cảm thán?
Vietjack.me gửi tới bạn đọc bài viết về câu cảm thán với đầy đủ khái niệm, ví dụ, cách nhận biết, ... Từ đó giúp các em nắm vững kiến thức câu cảm thán để áp dụng khi làm bài. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây:
Câu cảm thán
1. Khái niệm
Câu cảm thán là câu có chứa những từ như than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, biết bao, xiết bao, biết chừng nào,…. bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói hoặc người viết (nếu thể hiện dạng văn bản).
2. Câu cảm thán dùng để làm gì?
- Câu cảm thán cũng có mục đích dùng riêng của nó. Chúng ta nên dùng câu cảm thán đúng mục đích nếu không có thể ảnh hưởng đến ý nghĩa và mức độ nghiêm trọng của lời nói. Cụ thể, câu cảm thán dùng để:
- Thể hiện ý kiến cá nhân của người viết và người đọc, chủ yếu thiên về cảm xúc.
- Thể hiện cảm xúc chủ quan của người nói. Nếu chúng xuất hiện trong văn chương có thể có ý nghĩa biểu cảm, miêu tả, hàm ý.
- Câu cảm thán cũng được dùng để gia tăng cảm xúc cao trào của người đọc.
- Trong các văn bản hành chính như biên bản, hợp đồng, chúng ta không sử dụng câu cảm thán. Bởi loại câu này chủ yếu để diễn tả cảm xúc chủ quan, không phù hợp trong trường hợp trang trọng, cần sự chính xác, khách quan.
3. Đặc điểm của câu cảm thán
- Mỗi loại câu đều có những đặc điểm riêng biệt dùng để phân biệt loại câu với nhau, câu cảm thán thường có đặc điểm là chứa các từ như: ôi chao, ôi, thay, biết bao, than ôi.. và thường có dấu chấm than cuối câu.
- Câu cảm thán thường xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày để bày tỏ cảm xúc của người nói, người viết về một sự việc, sự vật nào đó. Tuy nhiên trong khi soạn thảo hợp đồng, biên bản, đơn.. thường không được sử dụng câu cảm thán vì nó không phù hợp với tính chất cần sự chính xác, khách quan.
4. Phân loại câu cảm thán
- Khi phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu cảm thán trong tiếng Việt, ta sẽ thấy hơi phức tạp. Hình thức thể hiện của loại câu này rất đa dạng. Qua khảo sát và phân tích, câu cảm thán trong tiếng Việt có 2 loại chính.
Loại 1: Câu cảm thán không có nòng cốt câu.
Ví dụ: A!; A ha!; Chao ôi!; Ơi! Ôi!; v.v ..
Loại 2: Câu cảm thán có nòng cốt câu.
Chúng ta dựa trên vị trí về khả năng kết hợp, vị trí trong câu của các yếu tố cảm thán so với nòng cốt câu, loại câu này có thể chia thành các loại nhỏ như sau:
a) Câu cảm thán dùng từ cảm thán với cấu trúc: Từ cảm thán + Nòng cốt câu.
Ví dụ: “A, ba về!”; “Ôi, cái bút đẹp quá!”; “Chao ôi, nước biển Hạ Tiên chiều nay xanh cái màu xanh của ngọc bích”; …
b) Câu cảm thán có cấu trúc: Yếu tố cảm thán + Nòng cốt câu.
Ví dụ: “Quái, đông thế!”; “Ôi giời ơi, thế thì đợi đến chiều!”; …
c) Câu cảm thán có yếu tố cảm thán xen vào giữa nòng cốt câu; với cấu trúc giản lược:
Chủ ngữ + Yếu tố cảm thán + Vị ngữ
hoặc
Vị ngữ + Câu cảm thán + Chủ ngữ.
Ví dụ:
“Nhượng chanh chua được, cay nghiệt được, tàn nhẫn được. Nó thật là đáo để!” – Nam Cao, Ở hiền.
“Cái óc thẩm mỹ của bình dân Việt Nam thật là thảm hại!” – Vũ Trọng Phụng, Số đỏ.
“Cô ấy đến là tích cực!”.
d) Câu cảm thán có yếu tố cảm thán nằm trong thành phần câu ghép.
Ví dụ:
“Thương ôi, người tân nhân tôi khổ thật, mà thiên hạ trầm luân trong khổ cảnh ấy biết là bao nhiêu!” – Nguyễn Thái Học, Câu chuyện một tối của người tân hôn.
“Một người có dã tâm như thế mà chị còn bênh vực ư?” – Khái Hưng
5. Một số bài tập vận dụng
Bài 1: Tìm câu cảm thán trong các câu sau, chỉ ra đặc điểm hình thức
a.
Ôi quê hương! Mối tình tha thiết
Cả một đời gắn chặt với quê hương
b.
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
( Bếp lửa – Bằng Việt )
c. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
( Nhớ rừng – Thế Lữ )
d. Phỏng thử có thằng chim cắt nó nhòm thấy, nó tưởng mồi, nó mổ cho một phát, nhất định trúng giữa lưng chú, thì chú có mà đi đời! Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.
e. Con này gớm thật!
g. Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi.
h. Ha ha! Một lưỡi gươm!
i. Đồ ngu! Ngốc sao ngốc thế! Đòi một cái nhà thôi à? Trời! Đi tìm ngay con cá và bảo nó rằng tao không muốn làm một mụ nông dân quèn, tao muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân kia.
j. Cứ nghĩ thầy sắp ra đi và tôi không còn được gặp thầy nữa, là tôi quên cả những lúc thầy phạt, thầy vụt thước kẻ. Tội nghiệp thầy!
Trả lời:
Câu cảm thán | Đặc điểm hình thức |
Ôi quê hương! |
- Có dấu (!) cuối câu - Có từ cảm thán: Ôi |
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa! |
- Có dấu (!) cuối câu - Có từ cảm thán: Ôi |
Than ôi! |
- Có dấu (!) cuối câu - Có từ cảm thán: Than ôi |
Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn. |
- Có dấu (!) , (.) cuối câu - Có từ cảm thán: ôi (Thái độ khinh thường Dế Choắt) |
Con này gớm thật! |
- Có dấu (!) cuối câu - Có từ cảm thán: Thật |
Khốn nạn! |
- Có dấu (!) cuối câu - Bộc lộ cảm xúc: Uất ức |
Ha ha! Một lưỡi gươm! |
- Có dấu (!) cuối câu - Bộc lộ cảm xúc: sung sướng |
Đồ ngu! Ngốc sao ngốc thế! |
- Có dấu (!) cuối câu - Bộc lộ cảm xúc: Mắng chửi |
Tội nghiệp thầy! |
- Có dấu (!) cuối câu - Bộc lộ cảm xúc: Lòng thương |
Bài 2: Chỉ ra các cảm xúc mà mỗi câu cảm thán dưới đây biểu thị.
a- Than ôi cũng một kiếp người
Sống nhờ hàng xứ, thác vùi đường quan.
(Văn chiêu hồn, Nguyễn Du)
b- Thương thay thân phận con rùa
Lên đình cõng hạc, xuống chùa đội bia.
c, Tình yêu quê hương của Tế Hanh thật đằm thắm biết bao!
d- Hỡi ơi, súng giặc đất rền lòng dân trời tỏ.
(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiều)
e - Thiêng liêng thay tiếng gọi của Bác Hồ !
( Tố Hữu )
f - Ôi , quê mẹ nơi nào cũng đẹp , nơi nào cũng rực rỡ chiến tích kì công !
g- Ôi , buổi trưa nay tuyệt trần nắng đẹp ! ( Tố Hữu )
h - Mệt ơi là mệt !
Trả lời:
a. Thương cảm cho những kiếp người khổ sở
b. Thương cảm cho thân phận con rùa (ý nói về những con người khổ sở ngày xưa)
c. Ca ngợi tình yêu quê hương của Tế Hanh
d. Thái độ uất ức về các cuộc khởi nghĩa
e. Ca ngợi Bác
f. Ca ngợi quê mẹ
g. Bộc lộ cảm xúc ngợi ca thời tiết buổi trưa
h. Bộc lộ cảm xúc mệt mỏi
Bài 3: Viết 5 câu cảm thán cho 5 chủ đề sau:
- Cảm xúc trước nội dung một bộ phim hay.
- Nhìn thấy một cảnh tượng thương tâm.
- Được điểm mười
- Bị điểm kém
- Nhìn thấy con vật lạ
Trả lời:
Yêu cầu | Câu cảm thán |
Cảm xúc trước nội dung một bộ phim hay | Ôi, bộ phim này hay thật đấy! |
Nhìn thấy một cảnh tượng thương tâm | Khổ thân họ! |
Được điểm mười | Thật tuyệt vời! Hôm nay, em được điểm 10 môn Toán. |
Bị điểm kém | Buồn ghê gớm! Sao mình lại bị điểm kém thế này? |
Nhìn thấy con vật lạ | Trời ơi! Con gì đây? |
Xem thêm các bài viết liên quan hay, đầy đủ khác:
Trắc nghiệm Câu cảm thán (có đáp án 2023)
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)