TOP 10 mẫu Phân tích bài thơ Tự khuyên mình (2025) SIÊU HAY
Phân tích bài thơ Tự khuyên mình gồm dàn ý và những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn hay hơn.
Phân tích bài thơ Tự khuyên mình
Đề bài: Phân tích bài thơ Tự khuyên mình của Hồ Chí Minh.
Dàn ý Phân tích bài thơ Tự khuyên mình
I. Mở bài
Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh, tuyển tập Nhật kí trong tù và bài thơ Tự khuyên mình
II. Thân bài
- Đặc trưng thể loại: Bài thơ thuộc thể loại nhật ký, được viết trong tập "Nhật ký trong tù"
- Chủ đề: Ý nghĩa của bài thơ là khích lệ và tự an ủi bản thân trong cuộc sống gian khổ.
- Nghệ thuật qua từng câu thơ: Từng câu thơ trong bài thể hiện sự kiên nhẫn, lạc quan và ý chí vươn lên của người viết.
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật: Bài thơ mang thông điệp tích cực, khích lệ con người không gục ngã trước gian nan. Sử dụng từ ngữ súc tích, ý nghĩa sâu sắc để diễn đạt tâm trạng và lòng kiên nhẫn.
III. Kết bài
Bài thơ kết thúc với câu "chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo", là lời răn dạy cuối cùng, khích lệ không từ bỏ giữa sóng gió cuộc đời.
Phân tích bài thơ Tự khuyên mình (mẫu 1)
Nhật kí trong tù là những trang viết chân thành và giàu cảm xúc của Bác kính yêu về những năm tháng “tê tái gông cùm” trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Đọc và học thơ Bác, mỗi chúng ta còn tìm được cho mình biết bao kinh nghiệm sống quý báu mà chính người đã đúc kết được từ bề dày hoạt động cách mạng cho dân, cho nước của mình. Tự khuyên mình là một trong những bài thơ như thế:
Ví không có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân.
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.
Thơ Bác cũng giản dị mà sâu sắc như chính con người Bác vậy. Người làm thơ để tự khuyên mình nên cũng chẳng cầu kỳ làm chi. Song giản dị mà vẫn thật giàu hình ảnh. Không trau chuốt, mĩ miều nhưng vẫn cứ lung linh hàm nghĩa, ý tứ thâm sâu. Câu thơ bắt đầu bằng một mệnh đề giả thiết - kết quả gợi lên trước mắt ta quy luật tuần hoàn của thiên nhiên: đông qua thì xuân tới:
Ví không có cảnh đông tàn.
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân.
Nếu “không có cảnh đông tàn” thì cảnh “huy hoàng ngày xuân” cũng chẳng thể nào có được. Nói chuyện tuần hoàn của thiên nhiên âu cũng là để dẫn dắt chuyện con người, chuyện cuộc đời đấy thôi:
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.
Nếu con người chịu đựng được, vượt qua được cái lạnh lẽo, rét buốt của mùa đông thì sẽ được đón nắng ấm của mùa xuân. Vì lẽ đó mà phải rèn luyện tinh thần, ý chí; nghị lực đế trụ vững giữa mùa đông. “Bước gian truân”, “tai ương” gặp phải là những thử thách đế rèn luyện làm cho “tinh thần thêm hăng”. Bài thơ đã thể hiện tinh thần lạc quan của Bác; của người chiến sĩ cách mạng trước những thử thách lớn lao trong cuộc đời cách mạng của mình. Và cũng chính từ đó, bài thơ đã thật sự là bài học bổ ích cho mỗi chúng ta: khó khăn, gian khổ càng giúp chúng ta rèn luyện bản thân vững vàng hơn, bản lĩnh hơn. Và muốn vậy thì đòi hỏi phải có niềm tin, lạc quan trong cuộc sống.
Phân tích bài thơ Tự khuyên mình (mẫu 2)
Bác Hồ kính yêu của chúng ta, vị lãnh đạo vĩ đại của dân tộc là một nhà tư tưởng lớn, nhà giáo dục lớn đồng thời cũng là tấm gương sáng cho chúng ta học tập noi theo. Những đúc kết và kinh nghiệm sống của Bác được thể hiện qua nhiều bài thơ, bài văn… là những bài học vô cùng thấm thía. “Tự khuyên mình” là một trong những bài thơ đó.
Nếu không có cảnh mùa “đông tàn” thì cảnh “huy hoàng” của mùa xuân cũng không có được. Đông tàn đến xuân sang, đó là quy luật của thiên nhiên. Trong khó khăn, gian khổ, nếu con người chịu đựng được – chẳng khác gì sống giữa mùa đông lạnh lẽo, rét buốt, thời tiết khắc nghiệt mà vượt qua được thì sẽ là “mùa xuân huy hoàng”.
Và những “bước gian truân”, “tai ương” gặp phải là những thử thách, rèn luyện làm cho “tinh thần thêm hăng”. Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng.
Trong cuộc sống, không mấy ai không gặp khó khăn, gian khổ. Trước những trở ngại đó, không được bi quan, chán nản, mà phải giữ vững niềm tin vào lí tưởng, mục đích cuộc sống của mình.
Qua được những vất vả, qua được “mùa đông lạnh lẽo” thì sẽ được sống trong cảnh “Huy hoàng ngày xuân”. Điều đó cũng có ý nghĩa vượt qua gian khổ sẽ đến thành công. Niềm tin đó sẽ giúp ta vươn lên trong cuộc sống. Chính trong gian khổ con người sẽ vững vàng hơn. Tai ương gặp trong cuộc đời sẽ giúp ta tinh thần thêm hăng hái.
Cuộc đời của Bác và những chiến sĩ cách mạng đấu tranh là những dẫn chứng hùng hồn về sự kiên trì nhẫn nại, về quyết tâm vượt qua những thử thách, về niềm tin và tinh thần lạc quan cách mạng.
Ngoài ra, ta cũng lên án phê phán những kẻ sợ khó khăn gian khổ, hay nản chí ngã lòng, bi quan trước khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Bài thơ mang đến một ý nghĩa sâu sắc: Sống ở trên đời, bất cứ làm việc gì, khi đã xác định được mục đích đúng đắn, muốn đi lên thành công thì không phải dễ dàng mà đều phải trải qua những gian nan, thử thách. Nếu vượt qua được, chắc chắn đạt được điều ta mong muốn.
Hiểu được ý nghĩa bài thơ, chúng ta chấp nhận đương đầu với mọi gian lao, thử thách, đem hết khả năng góp phần vào sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng và đổi mới của đất nước.
Bài thơ là bài học quý giúp ta hiểu được một quy luật tất yếu, từ đó giúp ta “hăng hái” học tập và rèn luyện. Thực hiện lời Bác dạy, ta sẽ vững vàng trước những thử thách, khó khăn trong cuộc sống.
Phân tích bài thơ Tự khuyên mình (mẫu 3)
Bác Hồ kính yêu của chúng ta, vị lãnh đạo vĩ đại của dân tộc là một nhà tư tưởng lớn, nhà giáo dục lớn đồng thời cũng là tấm gương sáng cho chúng ta học tập noi theo. Những đúc kết và kinh nghiệm sống của Bác được thể hiện qua nhiều bài thơ, bài văn… là những bài học vô cùng thấm thía. “Tự khuyên mình” là một trong những bài thơ đó.
Nếu không có cảnh mùa “đông tàn” thì cảnh “huy hoàng” của mùa xuân cũng không có được. Đông tàn đến xuân sang, đó là quy luật của thiên nhiên. Trong khó khăn, gian khổ, nếu con người chịu đựng được – chẳng khác gì sống giữa mùa đông lạnh lẽo, rét buốt, thời tiết khắc nghiệt mà vượt qua được thì sẽ là “mùa xuân huy hoàng”.
Và những “bước gian truân”, “tai ương” gặp phải là những thử thách, rèn luyện làm cho “tinh thần thêm hăng”. Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng.
Trong cuộc sống, không mấy ai không gặp khó khăn, gian khổ. Trước những trở ngại đó, không được bi quan, chán nản, mà phải giữ vững niềm tin vào lí tưởng, mục đích cuộc sống của mình.
Qua được những vất vả, qua được “mùa đông lạnh lẽo” thì sẽ được sống trong cảnh “Huy hoàng ngày xuân”. Điều đó cũng có ý nghĩa vượt qua gian khổ sẽ đến thành công. Niềm tin đó sẽ giúp ta vươn lên trong cuộc sống. Chính trong gian khổ con người sẽ vững vàng hơn. Tai ương gặp trong cuộc đời sẽ giúp ta tinh thần thêm hăng hái.
Cuộc đời của Bác và những chiến sĩ cách mạng đấu tranh là những dẫn chứng hùng hồn về sự kiên trì nhẫn nại, về quyết tâm vượt qua những thử thách, về niềm tin và tinh thần lạc quan cách mạng.
Ngoài ra, ta cũng lên án phê phán những kẻ sợ khó khăn gian khổ, hay nản chí ngã lòng, bi quan trước khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Bài thơ mang đến một ý nghĩa sâu sắc: Sống ở trên đời, bất cứ làm việc gì, khi đã xác định được mục đích đúng đắn, muốn đi lên thành công thì không phải dễ dàng mà đều phải trải qua những gian nan, thử thách. Nếu vượt qua được, chắc chắn đạt được điều ta mong muốn.
Hiểu được ý nghĩa bài thơ, chúng ta chấp nhận đương đầu với mọi gian lao, thử thách, đem hết khả năng góp phần vào sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng và đổi mới của đất nước.
Bài thơ là bài học quý giúp ta hiểu được một quy luật tất yếu, từ đó giúp ta “hăng hái” học tập và rèn luyện. Thực hiện lời Bác dạy, ta sẽ vững vàng trước những thử thách, khó khăn trong cuộc sống.
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)