Thực dụng là gì? Biểu hiện của lối sống thực dụng. Phân biệt thực dụng và thực tế

Vietjack.me giới thiệu bài viết Thực dụng là gì? Biểu hiện của lối sống thực dụng. Phân biệt thực dụng và thực tế bao gồm các định nghĩa, biểu hiện,... Mời các bạn đón xem:

1 297 18/10/2024


Thực dụng là gì? Biểu hiện của lối sống thực dụng. Phân biệt thực dụng và thực tế

Thực dụng là gì? Biểu hiện của lối sống thực dụng. Phân biệt thực dụng và thực tế (ảnh 1)

I. Định nghĩa

1. Thực dụng là gì?

“Thực dụng” là một từ ghép, gồm hai từ đơn “thực” và “dụng”:

  • Thực: hiện tại, thực tại, điều gì đó có thực trước mắt.

  • Dụng: dùng, sử dụng

Hiểu theo một cách đơn giản nhất, thì thực dụng có nghĩa là những thứ có giá trị thiết thực, mang lại lợi ích trong thực tế. Tuy nhiên, từ này thường được chúng ta sử dụng với ý nghĩa tiêu cực, như “người thực dụng”, “sống thực dụng”.

2. Sống thực dụng là gì?

Sống thực dụng là một triết lý sống đặc biệt phổ biến trong xã hội hiện đại mà người ta tập trung vào việc giải quyết các vấn đề và đáp ứng nhu cầu thực tế của cuộc sống. Sống thực dụng yêu cầu người ta tập trung vào việc đạt được kết quả thực tế thiết thực hữu ích trong các hoạt động và quyết định của mình.

Điều quan trọng nhất khi sống thực dụng là khả năng tập trung áp dụng kiến thức và kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề thực tế đáp ứng các nhu cầu thực tế của cuộc sống. Sống thực dụng đặt trọng tâm vào việc tận dụng các tài nguyên, cơ hội và thực tế để đạt được mục tiêu của bản thân và xã hội. Tuy nhiên sự tập trung quá mức vào việc giải quyết các vấn đề thực tế có thể dẫn đến bỏ qua các giá trị văn hóa xã hội, tinh thần.

3. Thế nào là người sống thực dụng

Người sống thực dụng là những người tập trung và giải quyết vấn đề trong cuộc sống và đáp ứng các nhu cầu thiết thực của bản thân và xã hội. Họ tập trung vào việc áp dụng các kiến thức và kinh nghiệm để đạt được kết quả thực tế và hữu ích trong các hoạt động và quyết định của mình. Người sống thực dụng có xu hướng tận dụng các cơ hội và tài nguyên để đạt được mục tiêu của mình.

Bên cạnh đó sống thực dụng còn có một hàm nghĩa khác nghĩa là những người mong muốn có lợi ngay lập tức đạt được lợi ích ngay trước mắt. Có thể hiểu đơn giản thực dụng là ám chỉ những người có suy nghĩ thiết thực, luôn đưa lợi ích của mình lên trước nhất. Việc tìm kiếm các lợi ích đó cũng không thuận theo tự nhiên. Họ cố gắng tìm mọi cách trong đó có thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ thể khác. Và họ cũng là những người coi trọng của cải vật chất hơn nhưng lại xem nhẹ giá trị về mặt tinh thần, cũng như các mối quan hệ mọi người phải mang đến cái lợi cho họ trước thì họ mới dành sự quan tâm tới người khác.

II. Thực trạng của lối sống thực dụng trong xã hội ngày nay

Cùng với sự phát triển như vũ bão của xã hội hiện đại, nhiều người cho rằng giới trẻ hiện nay “giỏi hơn, năng động, nhạy bén hơn nhưng họ cũng thực dụng, tính toán hơn thế hệ cha anh trước kia”.

Khi chúng ta đang sống một cuộc sống đầy sự biến động phức tạp và một môi trường có nhiều cơ hội thách thức, để dấn thân và hòa mình vào giai đoạn hội nhập quốc tế, văn hóa đa dạng với sự pha trộn của hai mặt tốt - xấu. Sức hút của đồng tiền cùng lối sống hào nhoáng đã tác động rất lớn vào tư tưởng của nhiều người, kích thích lối sống vật chất khiến họ chỉ biết đến tiền tài, của cải và lợi ích cho chính bản thân họ.

Rất nhiều người trẻ mong muốn có được lợi ích, tiền bạc, giàu sang nhưng lại không muốn đánh đổi bằng lao động chân chính nên họ bất chấp mọi thứ để có được điều mình mong muốn một cách nhanh nhất và trong thời gian sớm nhất.

Ngày nay, chúng ta có thể có thể bắt gặp những người đi theo chủ nghĩa thực dụng ở mọi tầng lớp xã hội và bất kỳ ngành nghề nào. Lối sống thực dụng, ích kỷ núp bóng dưới nhiều hình thức và ngày càng trở nên phổ biến hơn, diễn biến phức tạp hơn. Nó cũng là “cha đẻ” của rất nhiều “căn bệnh” nguy hại khác như: tham nhũng, quan liêu…

III. Biểu hiện, nguyên nhân, tác hại của thực dụng

1. Biểu hiện của người sống thực dụng

  • Xem vật chất là thứ quan trọng nhất: Người sống thực dụng luôn đề cao lợi ích của bản thân. Họ xem của cải, danh lợi là mục đích sống và bất chấp tất cả để đạt được chúng.

  • Xem “tiền” là công cụ để giải quyết vấn đề: Đối với người thực dụng, tiền nằm trên tất cả mọi thứ. Thứ họ cần là tiền, và tiền gần như không bao giờ là đủ đối với họ. Họ cũng có suy nghĩ “chỉ cần có tiền là có thể giải quyết tất cả mọi việc”, dẫn đến những vụ việc đút lót, hối lộ xảy ra rất nhiều trong cuộc sống.

  • Chỉ tiếp cận những người có thể đem lại lợi ích cho mình: Người thực dụng chỉ muốn đạt được cái lợi trước mắt, do đó họ sẽ xây dựng mối quan hệ với những người mà họ cho là “có thể nhờ vả”, “có thể dựa dẫm”. Từ đó dẫn đến những mối quan hệ giả tạo, không chân thành mà chỉ tìm đến với nhau để thỏa mãn lối sống thực dụng.

  • Không từ thủ đoạn: Người sống thực dụng luôn sẵn sàng làm mọi cách, kể cả những thủ đoạn xấu xa đê tiện, thậm chí là chà đạp người khác để có thể đạt được những thứ họ mong muốn. Bất kể những việc đó có vi phạm đạo đức hay pháp luật, họ vẫn sẽ không khước từ.

Ví dụ: Thực dụng trong tình yêu

Cô gái khi lựa chọn người mình yêu thường chọn những người nhà giàu, có đủ tiền bạc để đáp ứng nhu cầu tiêu xài của cô gái . Nhưng khi người yêu hết tiền phá sản hoặc họ tìm được người khác giàu hơn thì cô ấy sẽ chia tay sau đó sẽ tỏ ra khinh bỉ, chán ghét và luôn chế nhạo, coi thường người yêu cũ.

Hoặc có những người trong công việc luôn tiếp cận với những người mang lại lợi ích cho mình, họ sẵn sàng bày ra các thủ đoạn để có thể tạo lòng tin sau đó lợi dụng người khác để thăng tiến bản thân.

2. Nguyên nhân của việc sống thực dụng

Nguyên nhân khách quan:

  • Sự phát triển của xã hội về mặt kinh tế, văn hóa, chính trị thời nay theo khuynh hướng xem trọng đồng tiền, tôn sùng vật chất, đề cao danh lợi… gây ảnh hưởng đến suy nghĩ, lối sống, cách hành xử, tâm tư tình cảm của những người không có lập trường.

  • Môi trường giáo dục chưa chú trọng đến việc rèn luyện đạo đức con người.

  • Ảnh hưởng từ gia đình, người thân, bạn bè xung quanh.

  • Môi trường sống và làm việc tiêu cực, cạnh tranh không lành mạnh.

Nguyên nhân chủ quan:

  • Không có ý thức rèn luyện đạo đức và phân biệt phải trái.

  • Chạy theo những ham muốn, lợi ích trước mắt.

  • Lối sống không lành mạnh

  • Sống buông thả, ăn chơi đua đòi, thờ ơ với mọi người xung quanh.

3. Tác hại của thực dụng, ảnh hưởng của thực dụng đến cuộc sống

- Thiếu tính nhân văn: lối sống thực dụng có thể khiến con người trở nên quá tập trung vào mục tiêu và kết quả bỏ qua tính nhân văn và tình cảm trong các quan hệ xã hội

- Thiếu khả năng tưởng tượng: khi áp dụng quá mức lối sống thực dụng con người có thể bị hạn chế khả năng tưởng tượng và sáng tạo từ đó đối mặt với sự thiếu sáng tạo và khả năng đổi mới trong các hoạt động của mình

- Thiếu khả năng đối phó với tình huống mới: những người sống thực dụng có thể gặp khó khăn trong việc đối phó với các tình huống mới không quen thuộc và khó đoán trước được

- Thiếu khả năng đánh giá các giá trị văn hóa: lối sống thực dụng có thể khiến con người bỏ qua các giá trị văn hóa tinh thần và đạo đức trong cuộc sống dẫn đến sự thiếu cân nhắc và đánh giá các giá trị này.

IV. Phân biệt thực dụng và thực tế

STT Lối sống thực dụng Lối sống thực tế
1 Chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, dùng mọi thủ đoạn để đạt được. Quan tâm đến lợi ích trước mắt, lâu dài và phát triển bản thân để đạt đến lợi ích đó.
2 Nghĩ bản thân là số 1, là “trung tâm của vũ trụ”, muốn được cung phụng, tôn thờ, coi thường người khác. Tự tin vào khả năng bản thân nhưng vẫn khiêm tốn và tôn trọng mọi người xung quanh, luôn có ý chí vươn lên.
3 Tìm đến những mối quan hệ “lắm tiền nhiều của” với mục đích thỏa mãn bản thân. Tìm kiếm người phù hợp nhưng vẫn biết được vị trí của mình, xây dựng mối quan hệ bằng tình cảm chân thành và cùng nhau phát triển.
4 Lúc đối phương thành công thì lợi dụng, đối phương khó khăn thì bỏ đi. Ở bên, giúp đỡ và tôn trọng đối phương cả trong lúc thành công lẫn khó khăn.
5 Luôn đưa tiền ra để giải quyết vấn đề. Nhưng lại bị đồng tiền chi phối. Luôn tìm hiểu vấn đề và cách khắc phục. Sử dụng tiền một cách khôn khéo, làm chủ bản thân và làm chủ đồng tiền.
6 Chỉ cần nhận thấy mối quan hệ không còn đem lại lợi ích cho mình thì sẽ ngay lập tức chấm dứt.

Tìm ra vấn đề, cùng nhau giải quyết và củng cố mối quan hệ thêm bền chặt. Chỉ rời đi khi không còn khả năng cứu vãn mối quan hệ.

V. Những cách khắc phục tính thực dụng

  • Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, coi trọng việc “trồng người”.

  • Việc giáo dục không chỉ nằm ở nhà trường mà còn nằm ở gia đình và xã hội. Vì vậy cả 3 lực lượng này cần phát huy vai trò triệt để trong việc giáo dục nhân cách của con em mình.

  • Sống có lập trường, vững vàng tâm lý, không để những thay đổi của xã hội điều khiển mình.

  • Nhận thức đúng sai, chăm chỉ rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng tri thức, luôn có chí cầu tiến.

  • Đặt ra lí tưởng, ước mơ, hoài bão và dùng nỗ lực của bản thân để đạt được chúng.

  • Tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác. Lợi ích bản thân phải đi đôi với lợi ích của tập thể.

  • Mỗi tập thể lớn, nhỏ đều cần xây dựng môi trường lành mạnh.

1 297 18/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: