TOP 10 mẫu Phân tích truyện ngắn Trở về của Thạch Lam (2025) SIÊU HAY

Phân tích truyện ngắn Trở về của Thạch Lam gồm dàn ý và những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn hay hơn.

1 17 15/01/2025


Phân tích truyện ngắn Trở về của Thạch Lam

TOP 10 mẫu Phân tích truyện ngắn Trở về của Thạch Lam (2025) SIÊU HAY (ảnh 1)

Đề bài: Phân tích truyện ngắn Trở về của Thạch Lam.

Dàn ý Phân tích truyện ngắn Trở về

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:

+ Thạch Lam là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu trong văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930-1945. Truyện ngắn của Thạch Lam không khai thác các xung đột gay gắt, không có nhiều sự việc biến cố mà đi sâu khắc họa những rung động của thế giới nội tâm con người.

+ Trở về là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam.

- Nêu yếu tố nổi bật sẽ phân tích, đánh giá: Trở về là một tác phẩm có cốt truyện đơn giản, gần gũi, đời thường và mang khá đầy đủ những đặc trưng cơ bản của thể loại truyện ngắn nhưng chứa đựng những thông điệp có ý nghĩa sâu sắc.

2. Thân bài:

2.1. Giới thiệu cụ thể một số yếu tố nổi bật mà bài viết phân tích, đánh giá

- Về mặt nội dung: Truyện kể về nhân vật Tâm một chàng trai sinh ra từ thôn quê, nhờ được học hành và có ý trí phấn đấu mà có được địa vị xã hội, cuộc sống giàu sang ở Hà Nội. Nhân dịp về thôn quê nghỉ mát chàng ghé về thăm nhà. Sự trở về của Tâm đã bộc lộ rõ bản chất con người Tâm: kẻ chối bỏ quá khứ, trốn chạy nơi mình sinh ra và lớn lên, … Thái độ và suy nghĩ của nhân vật Tâm trong câu chuyện đã truyền tải những thông điệp mang ý nghĩa sâu sắc về bài học làm người/ biết phê phán Tâm để hoàn thiện nhân cách của con người trong cuộc đời.

-Về nghệ thuật: Đây là một trong những tác phẩm ngắn gọn nhưng khá tiêu biểu cho thể loại truyện ngắn từ việc lựa chọn điểm nhìn, người kể chuyện, xây dựng nhân vật, lựa chọn chi tiết, …đặc biệt cách sử dụng từ ngữ, lời văn mang đậm yếu tố trữ tình mang phong cách riêng của Thạch Lam.

2.2. Phân tích cái hay, cái đẹp của các yếu tố đã nêu.

*Về nội dung:

- Truyện mở ra bằng một tình huống rất đơn giản, nhẹ nhàng: Tâm và vợ chàng về nghỉ mát ở nhà một người bạn ở vùng thôn quê. Khi người bạn mời thì Tâm nhận lời ngay, vì chàng tính được chỗ nghỉ mát suốt một tháng hè không phải mất tiền, vả lại tiện hơn nữa, chàng có dịp về thăm nhà cũng ở gần đó. Đây cũng là lần trở về của Tâm sau năm, sáu năm xa cách.

- Nhưng điều đáng chú ý chính là suy nghĩ và thái độ của Tâm trong lần trở về này:

+ Tâm về thăm nhà sau năm, sáu năm xa cách. Cũng là khoảng thời gian Tâm đã nỗ lực “để giành một cái địa vị trong xã hội. Chàng lấy vợ, con một nhà giàu có, cũng không cho mẹ biết.”

+ Cuộc sống giàu sang nơi thành thị khiến Tâm “chắc chắn không bao giờ muốn nghĩ đến quê nhà nữa”.

+ Trong suy nghĩ của Tâm những liên lạc với chốn thôn quê chỉ đem đến cho Tâm những rắc rối: “Những người họ hàng ở làng chỉ làm chàng sinh ghét, vì những sự đi lại nhờ vả lôi thôi”.

+ Với mẹ, Tâm chỉ nghĩ hàng tháng dấu vợ gửi tiền về giúp mẹ là đã làm “đủ bổn phận” và thậm trí Tâm còn “giận bà mẹ, vì bà mà chàng phải giấu diếm như thế”.

+ Trên đường về nhà Tâm bắt gặp những cảnh tượng quen thuộc gợi cho Tâm nhớ về quá khứ:

++ Hai bên cánh đồng lúa xanh gió đưa như nổi sóng. Trên đường giải đá, mặt đất khô rắn lại và nứt nẻ nhiều chỗ. Tâm nhớ lại cái đất ấy đã làm đau đớn bàn chân non nớt của chàng khi còn nhỏ ngày ngày cắp sách đi học.

++ Mấy đứa trẻ nhà quê trần truồng và đen sạm đương chơi khăng ở vệ đường… Nghĩ đến thuở nhỏ, chàng cũng chỉ là một đứa bẩn thỉu như những đứa trẻ này

+ Nhớ về quá khứ Tâm chỉ nghĩ đến cảm giác đau đớn, tủi hổ mà bản thân phải chịu khi sinh ra trên mảnh đất ấy. Và bất giác Tâm thấy tự phụ vì đã “vượt hẳn được cái bực nghèo hèn ấy”

*Về nghệ thuật:

- Với việc xây dựng điểm nhìn của người kể chuyện toàn tri tác giả đã khéo léo di chuyển điểm nhìn khá linh hoạt giữa hiện tại (cuộc sống giàu sang, đủ đầy của Tâm) với quá khứ (nghèo hèn, đau đớn, tủi hổ mà Tâm phải chịu đựng); di chuyển giữa điểm nhìn bên ngoài (dáng vẻ, hành động trở về thăm nhà) với điểm nhìn bên trong (tâm trạng miễn cưỡng của nhân vật) để làm nổi bật ý nghĩa của câu chuyện.

- Cốt truyện đơn giản: không có nhiều sự việc, biến cố, không có các tình tiết gay cấn giàu kịch tính nhưng ám ảnh người đọc bởi sự vô ơn và lạnh lùng của nhân vật Tâm.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật nhẹ nhàng, tinh tế phù hợp với tâm lí thường thấy của một bộ phận người trong xã hội: những người ham vật chất, hư vinh mà quên đi quá khứ, sống vô tình, không biết trân trọng những gì trong quá khứ đã giúp mình trưởng thành, cho mình cuộc sống tốt đẹp ở hiện tại.

2.3. Đánh giá (Nhận xét, bình luận) về vai trò, tác dụng của các yếu tố ấy trong tác phẩm

Những yếu tố trên đã:

- Góp phần làm nên giá trị của câu chuyện: qua câu chuyện nhà văn gửi gắm vào đó lời nhắn nhủ tới bạn đọc:

+ Cần biết lên án những người ham vật chất, hư vinh mà quên đi quá khứ.

+ Cần biết trân trọng những người, những việc đã giúp mình trưởng thành và cho mình cuộc sống ở hiện tại.

- Thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn.

3. Kết bài:

- Các yếu tố đặc sắc của truyện góp phần làm nên sức sống cho tác phẩm, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc và tạo dựng cá tính sáng tạo riêng của nhà văn Thạch Lam.

- Nội dung truyện nhẹ nhàng mà có ý nghĩa sâu sắc, gieo vào lòng người đọc những bài học sâu sắc về bài học làm người.

Phân tích truyện ngắn Trở về (mẫu 1)

Trở về là một trong những truyện ngắn ấn tượng của nhà văn Thạch Lam, in trong tập Gió đầu mùa xuất bản năm 1937. Tập truyện này không hấp dẫn độc giả bởi tình tiết gay cấn mà bằng lối kể chuyện tâm tình về cảnh đời, cảnh sống tối tăm.

Trở về là truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, khắc họa nỗi xót xa của người mẹ già tần tảo sớm hôm nuôi con ăn học nhưng cuối cùng vì chìm đắm trong danh lợi mà anh ta đã thờ ơ, vô tâm với chính người đã sinh thành ra mình. Trở về là một truyện ngắn dễ hiểu với cốt truyện đơn giản nhưng chứa đựng trong đó là bài học về đạo hiếu làm con đáng suy ngẫm.

Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính tên Tâm, được người mẹ tần tảo sớm khuya nuôi dạy nên người. Tuy nhiên khi được ra thành phố, cuộc sống danh lợi hào nhoáng, kim tiền lấp lánh dường như khiến anh ta mờ mắt và quên đi người mẹ già ở quê nhà. Truyện ngắn Trở về khắc họa sự vô ơn đáng trách của đứa con bất hiếu. Trong quãng thời gian sáu năm trời biền biệt ấy, anh chàng chỉ gửi tiền hàng tháng về cho mẹ và tuyệt nhiên không một lời hỏi thăm, để tâm đến những bức thư mẹ gửi từ quê ra với biết bao sự săn sóc, ân cần. Tồi tệ hơn nữa, vì sợ bị phát hiện là mình có người mẹ nghèo khổ nơi quê nhà nên anh ta không báo tin cho mẹ biết rằng mình đã lấy vợ. Khi bất đắc dĩ phải về thăm, Tâm đáp lại tình cảm của bà bằng sự thờ ơ cùng thái độ kiêu căng, hách dịch. “Trong thời gian ấy, ở Hà Nội, Tâm gắng sức làm việc để giành một cái địa vị trong xã hội. Chàng lấy vợ, con một nhà giàu có, cũng không cho mẹ biết. Thỉnh thoảng chàng nhận được ở nhà quê gửi ra một bức thư mà chữ viết non nớt nguệch ngoạc, và lời lẽ quê kệch. Tâm chỉ đọc thoáng qua rồi không để ý đến. Sống trong hoàn cảnh giàu sang chắc chắn, Tâm không bao giờ nghĩ đến quê nhà nữa.” Câu chuyện được đẩy lên cao trào khi Thạch Lam tạo ra một “thử thách” cuối cùng cho nhân vật Tâm ở phần kết truyện. Hình ảnh bà mẹ khom lưng dựa vào người Trinh để cố ngắm nhìn con trai khiến độc giả không khỏi nhói lòng. Tuy vậy, hắn vẫn chẳng quan tâm và còn cảm thấy khó chịu với điều ấy. Anh ta chỉ lo sợ rằng bà cụ sẽ khóc lóc kể lể, ái ngại những câu bình phẩm to nhỏ, cái mỉm cười chế giễu của mọi người mà không quan tâm đến cảm xúc người mẹ nghèo. Đốn mạt thay hắn đi ngang qua họ và dửng dưng khi thấy chiếc xe chạy bắn vọt bùn lên quần áo hai người. Thạch Lam đã làm nổi bật sự suy đồi đạo đức của con người trong xã hội đồng tiền lên ngôi, phản ánh sự đểu giả và tha hóa nhân cách bằng ngòi bút đầy tinh tế.

Dẫu luôn muốn che giấu quá khứ bằng sự lãnh đạm thường trực song ẩn sâu bên trong thâm tâm, anh ta vẫn còn chút gì đó xúc động khi đặt chân lên mảnh đất quê hương. “Tuy vậy, khi đến gần đầu làng, Tâm trong lòng cũng thấy cảm động. Hai bên cánh đồng lúa xanh gió đưa như nổi sóng. Trên đường giải đá, mặt đất khô rắn lại và nứt nẻ nhiều chỗ. Tâm nhớ lại cái đất ấy đã làm đau đớn bàn chân non nớt của chàng khi còn nhỏ ngày ngày cắp sách đi học.” Tác giả đã tinh tế khi xen kẽ chi tiết đắt giá này, làm nổi bật một điều rằng bản chất con người vốn không xấu xa, chỉ là bị lợi danh trước mắt làm khuất lấp những giá trị tốt đẹp. Đây cũng là tinh thần nhân đạo nổi bật trong các trang viết của Thạch Lam, sự khám phá tinh vi về nội tâm giúp ông thành công khi khai thác mảng truyện ngắn. Tuy nhiên nỗi day dứt đó chỉ là thoáng qua và Tâm lại trở về với sự tự phụ vốn có khi chứng kiến “lũ trẻ con bẩn thỉu nhấp nháy nhìn mình” và dửng dưng lúc trông thấy cô hàng xóm tên Trinh tốt bụng vẫn chơi đùa cùng mình thuở nhỏ. Kỉ niệm đẹp của tuổi thơ đối với Tâm giờ đây thật trẻ con và vô vị. Anh ta cảm thấy sẽ thật “điên rồ khi đi lấy một cô gái quê như Trinh để sống một cái đời tối tăm nghèo khổ”, sự chế giễu trong âm thầm đó khiến độc giả cảm thấy thật xót xa. Giờ đây giữa Tâm và quá khứ tuy nghèo nhưng đầy tình nghĩa đã có một bờ rào ngăn cách, đó là xe ô tô, tiền tài, danh vọng, cái đời sang trọng, sung sướng. Hắn thảnh thơi, hưởng thụ mà mặc nhiên rũ bỏ những điều mà người mẹ nghèo khổ hy sinh cho mình.

Đặc điểm nổi bật nhất ở Thạch Lam đó là ông viết ít nhưng luôn để lại dấu ấn đậm nét. Các tác phẩm hầu hết đều không có cốt truyện mà chủ yếu đi sâu khai thác nội tâm, khơi gợi lên nhiều cảm xúc, suy ngẫm. Trở về cũng là một truyện ngắn như thế, tuy không có nhiều tình tiết bất ngờ song dòng suy nghĩ của nhân vật Tâm đã được Thạch Lam khám phá, tìm tòi và lột tả trọn vẹn qua ngòi bút tinh tế, nhẹ nhàng nhưng đầy sâu sắc.

Truyện ngắn Trở về là minh chứng mạnh mẽ cho sức sống của văn chương Thạch Lam. Trải qua thách thức thời gian, những sáng tác của ông ngày càng trở nên ngời sáng với giá trị nhân văn cao cả, có sức hấp dẫn kỳ diệu với nhiều thế hệ độc giả.

Phân tích truyện ngắn Trở về (mẫu 2)

Thạch Lam là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu trong văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930-1945. Truyện ngắn của Thạch Lam không khai thác các xung đột gay gắt, không có nhiều sự việc biến cố mà đi sâu khắc họa những rung động của thế giới nội tâm con người. Trở về là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật viết truyện ngắn của Thạch Lam. Tác phẩm có cốt truyện đơn giản, gần gũi, đời thường và mang khá đầy đủ những đặc trưng cơ bản của thể loại truyện ngắn nhưng chứa đựng những thông điệp có ý nghĩa sâu sắc.

Truyện mở ra bằng một tình huống rất đơn giản, nhẹ nhàng: “Tâm và vợ chàng về nghỉ mát ở nhà một người bạn ở vùng thôn quê. Khi người bạn mời thì Tâm nhận lời ngay, vì chàng tính được chỗ nghỉ mát suốt một tháng hè không phải mất tiền, vả lại tiện hơn nữa, chàng có dịp về thăm nhà cũng ở gần đó”. Điều khiến người đọc bất ngờ là suy nghĩ và thái độ của Tâm trong lần trở về này hoàn toàn trái ngược với những dự đoán của người đọc về tâm trạng của những người con xa quê trong tình huống trở về sau nhiều năm xa cách.

Tâm về thăm nhà “sau năm, sáu năm xa cách”, đó cũng là khoảng thời gian Tâm đã nỗ lực “để giành một cái địa vị trong xã hội. Chàng lấy vợ, con một nhà giàu có, cũng không cho mẹ biết”. Việc “không cho mẹ biết” về cuộc sống hiện tại của Tâm làm cho người đọc tò mò: tại sao Tâm phải dấu một chuyện hệ trọng như thế với mẹ. Lần theo câu chuyện người đọc dần hiểu rõ về hành động của Tâm. Cuộc sống giàu sang nơi thành thị khiến Tâm “chắc chắn không bao giờ muốn nghĩ đến quê nhà nữa”. Trong suy nghĩ của Tâm những liên lạc với chốn thôn quê chỉ đem đến cho Tâm những rắc rối: “Những người họ hàng ở làng chỉ làm chàng sinh ghét, vì những sự đi lại nhờ vả lôi thôi”. Với mẹ, Tâm chỉ nghĩ hàng tháng dấu vợ gửi tiền về giúp mẹ là đã làm “đủ bổn phận” và thậm trí Tâm còn “giận bà mẹ, vì bà mà chàng phải giấu diếm như thế”. Tâm “giận mẹ” bởi bà là người có xuất thân quê mùa. Nỗi giận và sự bao biện về hành vi giấu diếm của Tâm “vì bà mà chàng phải giấu diếm như thế” khiến cho bất cứ người con nào cũng nổi giận và thấy Tâm thật đáng khinh. Cảm xúc của Tâm khi về đến đầu làng những tưởng chính là cảm xúc của người xa quê lâu có dịp về thăm trước cảnh cũ, người xưa “khi đến gần đầu làng, Tâm trong lòng cũng thấy cảm động. Hai bên cánh đồng lúa xanh gió đưa như nổi sóng”, “Một cái cảm giác mát lạnh bỗng trùm lên hai vai: Tâm ngửng đầu lên nhìn, chàng vừa đi vừa bước vào dưới vòm lá tre xanh trong ngõ”, “ Mấy đứa trẻ nhà quê trần truồng và đen sạm đương chơi khăng ở vệ đường…”. Cảnh tượng ấy làm Tâm nhớ về quá khứ cũng như bao người khác khi trở về thăm nhà sau nhiều năm xa cách nhưng cảnh tượng ấy với Tâm chỉ gợi cảm giác đau đớn, tủi hổ mà bản thân chàng phải chịu khi sinh ra trên mảnh đất ấy “Trên đường giải đá, mặt đất khô rắn lại và nứt nẻ nhiều chỗ. Tâm nhớ lại cái đất ấy đã làm đau đớn bàn chân non nớt của chàng khi còn nhỏ ngày ngày cắp sách đi học.”, “Nghĩ đến thuở nhỏ, chàng cũng chỉ là một đứa bẩn thỉu như những đứa trẻ này”. Và bất giác Tâm thấy tự phụ vì đã “vượt hẳn được cái bực nghèo hèn ấy”. Thật không khó để nhận ra thái độ khinh bỉ, coi thường người nhà quê qua sự tự phụ của nhân vật Tâm.

Với việc xây dựng điểm nhìn của người kể chuyện toàn tri tác giả đã khắc họa rõ nét tính cách nhân vật Tâm. Sự khéo léo di chuyển điểm nhìn giữa hiện tại là cuộc sống giàu sang, đủ đầy của Tâm với quá khứ nghèo hèn, đau đớn, tủi hổ mà Tâm phải chịu đựng; giữa bên ngoài là dáng vẻ, hành động trở về thăm nhà với bên trong là tâm trạng miễn cưỡng của nhân vật đã cho thấy thái độ vô ơn của Tâm với nơi đã sinh ra và nuôi dưỡng Tâm thành tài. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật nhẹ nhàng, tinh tế phù hợp với tâm lí thường thấy của một bộ phận người trong xã hội đã làm góp phần làm nổi bật ý nghĩa của câu chuyện: những người ham vật chất, hư vinh mà quên đi quá khứ, sống vô tình, không biết trân trọng những gì trong quá khứ đã giúp mình trưởng thành, cho mình cuộc sống tốt đẹp ở hiện tại. Cốt truyện đơn giản không có nhiều sự việc, biến cố, không có các tình tiết gay cấn giàu kịch tính nhưng ám ảnh người đọc bởi sự vô ơn và lạnh lùng của nhân vật Tâm.

Những yếu tố nghệ thuật kể trên đã góp phần làm nên giá trị của câu chuyện: qua câu chuyện nhà văn gửi gắm vào đó lời nhắn nhủ tới bạn đọc: cần biết lên án những người ham vật chất, hư vinh mà quên đi quá khứ; phải biết trân trọng những người, những việc đã giúp mình trưởng thành và cho mình cuộc sống ở hiện tại. Những yếu tố ấy cũng thể hiện cá tính sáng tạo độc đáo mang phong cách rất riêng của nhà văn Thạch Lam.

Các yếu tố đặc sắc của truyện góp phần làm nên sức sống cho tác phẩm, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc và tạo dựng cá tính sáng tạo riêng của nhà văn Thạch Lam. Nội dung truyện nhẹ nhàng mà có ý nghĩa sâu sắc, gieo vào lòng người đọc những bài học làm người sâu sắc.

Phân tích truyện ngắn Trở về (mẫu 3)

Đoạn trích truyện ngắn "Trở Về" của Thạch Lam là một tác phẩm văn học mang tính chất tâm lý, tập trung vào việc khám phá tâm trạng và suy nghĩ của nhân vật chính sau khi trở về quê hương.

Truyện bắt đầu bằng việc nhân vật chính, một người đàn ông trung niên, trở về quê nhà sau một thời gian dài xa cách. Ngay từ đầu, tác giả đã tạo ra một bầu không khí u ám và buồn bã, khi nhân vật chính nhìn thấy những thay đổi trong quê hương mình. Những ngôi nhà đã xuống cấp, những con đường đã hoang vắng, những người dân đã già cỗi và mất đi sự sống.

Tâm trạng của nhân vật chính được miêu tả qua những suy nghĩ và nhận thức của anh ta. Anh ta nhìn thấy những kỷ niệm tuổi thơ đã mờ nhạt và biến mất, và cảm thấy mình đã trở thành một người lạ trong quê hương của mình. Anh ta cảm thấy cô đơn và bất lực trước sự thay đổi của thời gian và cuộc sống.

Tác giả cũng sử dụng các chi tiết mô tả để tạo nên một hình ảnh sống động về quê hương. Mô tả về những cánh đồng lúa và những con sông êm đềm tạo ra một cảm giác yên bình và thanh thản. Tuy nhiên, những mô tả này cũng tạo ra một sự đối lập với tâm trạng u ám của nhân vật chính, khi anh ta không còn cảm nhận được sự bình yên và hạnh phúc từ những cảnh đẹp này.

Cuối cùng, đoạn trích kết thúc bằng việc nhân vật chính quyết định rời đi, không thể chấp nhận sự thay đổi và xa cách trong quê hương của mình. Điều này thể hiện sự mất mát và sự khó khăn trong việc đối mặt với quá khứ và thay đổi.

Tổng quan, đoạn trích "Trở Về" của Thạch Lam là một tác phẩm tâm lý sâu sắc, tạo ra một hình ảnh về sự mất mát và sự thay đổi trong cuộc sống. Tác giả thông qua việc miêu tả tâm trạng và mô tả quê hương, đã tạo nên một câu chuyện đầy cảm xúc và ý nghĩa.

Phân tích truyện ngắn Trở về (mẫu 4)

Đoạn trích truyện "Trở Về" của Thạch Lam là một câu chuyện ngắn về việc quay lại quê hương sau một thời gian xa cách. Nhân vật chính trải qua một hành trình trở về quê nhà sau những năm tháng xa xôi, và cảm nhận sự thay đổi của môi trường, của những người xung quanh, cũng như của chính bản thân mình.

Trong đoạn trích này, Thạch Lam thể hiện sự xúc động và cảm nhận sâu sắc của nhân vật khi đối diện với quê hương và những kí ức của mình. Ông sử dụng ngôn ngữ tươi sáng và mô tả chi tiết để tái hiện lại cảm xúc và không khí của bản thân nhân vật.

Nhân vật chính bày tỏ sự hoài niệm, hạnh phúc và đồng thời cũng có chút buồn bã khi nhìn thấy những thay đổi của quê hương và sự xa lạ của những người dân xung quanh. Điều này tạo nên một tình huống tương phản đầy sâu sắc và đầy ý nghĩa, khi nhân vật phải đối mặt với sự thay đổi và tiến triển của thế giới bên ngoài, cũng như sự không thay đổi và vẹn nguyên của ký ức trong lòng mình.

Nhờ vào việc sử dụng ngôn từ sinh động và mô tả chân thực, Thạch Lam đã tạo ra một đoạn trích đầy cảm xúc và ý nghĩa, khắc họa một cách rõ ràng hành trình tìm lại bản nguyên và tự nhận thức của nhân vật chính.

Phân tích truyện ngắn Trở về (mẫu 5)

Lẽ đời khi giàu sang phú quý con người ta thường quên đi cảnh thực tại khốn khó, bần hàn. Giống như nhân vật tôi trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy khi sung sướng thì quên đi vầng trăng nghĩa tình, phải đến khi mất điện mới thấy vầng trăng có ý nghĩa như thế nào. Nhân vật Tâm trong truyện ngắn “Trở về” của Thạch Lam lại khác hoàn toàn, anh ta phủ nhận quá khứ, quên đi những người đã yêu thương, giúp đỡ mình, quay lưng với cả ruột thịt. Nhân vật đã được Thạch Lam khắc họa bằng ngòi bút chân thật nhất trên trang văn của mình.

Tâm có một quá khứ tươi đẹp, được người mẹ già và hàng xóm hết lòng yêu thương. Mẹ anh ta đã nuôi nấng, cho anh ta ăn học tử tế thành người để có một công ăn việc làm ổn định. Tâm lấy vợ giàu có, ở trên thành phố có nhà đẹp, xe sang, và từ đó anh quên hẳn mẹ, quên đi những người ở làng quê đã dành cho mình những tình cảm tốt đẹp. Anh viện đủ mọi lý do để không về quê, khi về quê thì khinh bỉ, ghẻ lạnh và coi thường chính những người thân yêu, ruột thịt, họ hàng của mình. Với một nhân vật có hoàn cảnh như thế Thạch Lam đã gửi gắm rất nhiều những thông điệp ý nghĩa và giá trị về cuộc sống.

Trước hết chúng ta phải đồng tình với nhau rằng Tâm là một chàng trai có chí tiến thủ. Bằng chứng là anh ta rất chịu khó học hành, nhà nghèo nhưng luôn có nỗ lực phấn đấu để thay đổi cuộc đời, số phận cho mình. Và những nỗ lực ấy của Tâm đã được đền đáp một cách xứng đáng. Cậu thành đạt, có cuộc sống dư dả, lại lấy được cô vợ giàu có. Hai vợ chồng sống trong nhà cao cửa rộng, cơm bưng nước rót, tận hưởng những thú vui xa xỉ của những người giàu có.

Nhưng trái ngược với chí tiến thủ không ngừng ấy Tâm lại là một con người vô ơn, bạc bẽo. Đầu tiên là với chính người mẹ già của mình, cậu đã quên hoàn toàn đi người mẹ đã nuôi nấng hy sinh vì mình, đã cho cậu có cuộc sống như ngày hôm nay. Cậu coi việc thăm mẹ là nghĩa vụ, cậu ta lấy vợ nhưng mẹ cũng không hề hay biết. Bởi vì Tâm muốn giấu nhẹm mình có một bà mẹ nghèo với thông gia nên cậu không hề nhắc đến mẹ trong lễ cưới. Đã vậy thì thôi cậu còn xem việc báo hiếu với mẹ bằng mấy đồng bạc, tuyệt nhiên không hỏi han mẹ lấy một lời, cho rằng mình đã làm tròn nghĩa vụ của một người con khi “tháng gửi về giúp bà cụ một số tiền, chàng lại càng tin như vậy lắm, khi nghĩ đến những cái khó khăn chàng phải vượt qua để có số tiền ấy. Bao nhiêu sự dối trá chàng phải cần đến để giấu không cho vợ biết! Có khi chàng nghĩ giận bà mẹ, vì bà mà chàng phải giấu diếm như thế” Thật chua xót và cay đắng biết bao nhiêu khi một đứa con lại luôn xấu hổ về mẹ của mình. Nghĩ rằng chỉ có mấy đồng tiền gửi cho mẹ thế là đã trọn bổn phận làm con, rồi lại trách, giận mẹ vì mẹ mà mình phải nói dối, giấu diếm vợ. Đến đây người đọc thầm trách Tâm đúng là một đứa con bất hiếu, không xứng đáng với những gì mà mẹ đã hy sinh cho mình.

Người mẹ già ở quê luôn mỏi mòn chờ mong tin hồi âm của Tâm. Mong ngóng đứa con làm ăn xa trở về nhà không phải vì đồng quà, tấm bánh mà chỉ vì muốn nhìn thấy con luôn khoẻ mạnh, bình an. Đáng buồn thay Tâm lại xem đó là sự nhiêu khê, anh ta cứ khất lần khất lượt nghĩa vụ về quê, có khi năm, sáu năm chàng cũng không về. Người mẹ già liệu còn sống được bao nhiêu nữa để chờ mong tin con? Ấy thế mà Tâm vô cảm hờ hững đến độ sáu bảy năm cũng không về để thăm mẹ. Những bức thư mẹ gửi lên bằng tất cả tình yêu thương, trông chờ vào đứa con, Tâm lại xem đó là một thứ trò cười, xấu xí, Tâm khinh bỉ nó “thỉnh thoảng chàng nhận được ở nhà quê gửi ra một bức thư mà chữ viết non nớt nguệch ngoạc, và lời lẽ quê kệch. Tâm chỉ đọc thoáng qua rồi không để ý đến”.

Đến người mẹ đã dứt ruột đẻ ra mình Tâm còn chẳng may may quan tâm, đoái hoài thì những người làng xóm, họ hàng đối với anh ta có là gì. Bằng tâm thế của một kẻ giàu có luôn coi mình hơn người Tâm luôn nhìn những người đồng hương của mình bằng một thái độ khinh rẻ, coi thường. Ra khỏi ngôi nhà tuổi thơ, Tâm cảm thấy nhẹ nhõm hẳn người khi đã trút được cái sự nhếch nhác, nghèo khổ của chốn nhà quê. Cậu ta chẳng mảy may xúc động với nơi đã chăm bẵm mình những ngày khốn khó, “không còn một cái liên lạc gì ràng buộc Tâm với thôn quê nữa. Những người họ hàng ở làng chỉ làm chàng sinh ghét, vì những sự đi lại nhờ vả lôi thôi”.

Đã có nhiều lúc Tâm tự chế giễu mình vì một tuổi thơ nghèo khó, nhếch nhác, rằng mình đã được sinh ra ở một nơi tầm thường như thế. Quá khứ từng yêu một cô gái nghèo với ước mơ về một túp lều tranh hai trái tim vàng. Nghĩ đến đó Tâm lại thấy nực cười với chính hành động của mình, tự chế giễu, chà đạp đi chính quá khứ của mình. Con người như thế thì liệu có đáng tin tưởng trong xã hội này chăng?

Sự xấu xa, ích kỷ của nhân vật được đẩy lên đến cao trào khi ở cuối tác phẩm tác giả đặt Tâm vào tình huống: nhìn thấy người mẹ già và cô Trinh đưa nhau ra ga xe lửa để nhìn chàng trước khi rời về thành phố. Hình ảnh người mẹ già dựa vào người Trinh khiến cố ngắm nhìn con trai mình khiến độc giả không khỏi nhói lòng. Nhưng hắn vẫn chẳng mảy may quan tâm và xúc động trước cảnh ấy. Tâm vẫn lạnh lùng như băng và còn khó chịu với điều ấy. Lúc này anh ta chỉ lo sợ rằng bà cụ sẽ khóc lóc kể lể, ái ngại những câu bình phẩm to nhỏ, cái mỉm cười chế giễu của mọi người mà không quan tâm đến cảm xúc người mẹ nghèo.

Có thể nói tác phẩm đã xây dựng thành công nhân vật Tâm thông qua việc miêu tả hành động, ngôn ngữ đặc biệt là suy nghĩ nội tâm. Tâm là điển hình cho một bộ phận không nhỏ người trong xã hội hiện đại. Thông qua nhân vật này nhà văn phê phán thâm trầm, sâu sắc những con người chạy theo danh lợi mà chà đạp quá khứ, phủ nhận những giá trị đích thực của cuộc đời.

Bằng lối viết truyện nhẹ nhàng Thạch Lam đã tái hiện thành công nhân vật Tâm. Nhân vật với nội tâm xấu xí đáng lên án. Cho đến nay đã nhiều năm kể từ khi tác phẩm ra đời nhưng giá trị và ý nghĩa của Trở về vẫn còn rất nóng hổi.

1 17 15/01/2025


Xem thêm các chương trình khác: