TOP 10 mẫu Phân tích bài thơ Ba mươi năm đời ta có Đảng (2025) SIÊU HAY

Phân tích bài thơ Ba mươi năm đời ta có Đảng gồm dàn ý và những bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn hay hơn.

1 38 03/01/2025


Phân tích bài thơ Ba mươi năm đời ta có Đảng

TOP 10 mẫu Phân tích bài thơ Ba mươi năm đời ta có Đảng (2025) SIÊU HAY (ảnh 1)

Đề bài: Phân tích bài thơ Ba mươi năm đời ta có Đảng của Tố Hữu

Dàn ý Phân tích Ba mươi năm đời ta có Đảng

I. Mở bài

- Dẫn dắt: Như những giai điệu rộn ràng ta vẫn thường hay nghe thấy, tiếng ngợi ca về Đảng vẫn luôn được người dân Việt Nam hát vang đến muôn đời.

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Và hòa chung vào trong niềm tự hào ấy, bài thơ “Ba mươi năm đời ta có Đảng” của Tố Hữu là một bản hùng ca, thể hiện niềm tin yêu, sự biết ơn và kính trọng đối với Đảng.

- Nêu nhận định chung về tác phẩm/ đoạn trích: Đặc biệt, đoạn trích trên của tác phẩm được đánh giá như một thứ thần dược, như một loại men say đi sâu vào trong tâm hồn độc giả, nó thể hiện rõ giai đoạn đầu khi Đảng được hình thành cùng với những vai trò to lớn của Đảng:

- Trích đoạn trích:

“Anh chị em ơi!

....

Bát cơm, tấm áo, hương hoa, hồn người.”

II. Thân bài:

1. Giới thiệu chung

- Tố Hữu (1920 – 2002) quê ở làng Phù Lai, Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Ông là một trong những nhà thơ hoạt động sôi nổi trong thời kỳ cách mạng. Những tác phẩm của ông thống nhất và gắn liền với con đường cách mạng của dân tộc, có thể ví chặng đường hoạt động văn học của ông chính là tiến trình lịch sử của dân tộc. Ở mỗi giai đoạn, ông đều có những tác phẩm để đời khác nhau và những tác phẩm ấy đều đạt được những mục đích khác nhau về mặt chính trị. Thơ Tố Hữu là sự kết hợp hài hòa của chất trữ tình – chính trị và mang tính dân tộc đậm đà.

- Bài thơ “Ba mươi năm đời ta có Đảng” được Tố Hữu viết vào đầu năm 1960, để kỉ niệm lần sinh nhât thứ ba mươi của Đảng cũng như để chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III. Bài thơ tái hiện lại ba mươi năm lịch sử ròng rã của Đảng, từ khi chỉ mới là một hòn máu nhỏ cho đến khi thành hình ngày hôm nay. Không chỉ nhằm mục đích tuyên truyền, ca ngợi công lao, vinh quang của Đảng, thi phẩm còn là tiếng cảm ơn chân thành, thấm thía của tác giả đổi với Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Đoạn trích trên thuộc phần đầu của tác phẩm, thể hiện rõ hình ảnh của Đảng trong thời kì đầu cũng như thể hiện tình yêu và sự biết ơn của tác giả đối với Đảng.
2. Phân tích đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích

*Chín câu thơ đầu: khái quát và ca ngợi công lao của Đảng

- Hình ảnh:

+ “Ba mươi năm đời ta có Đảng”: Mở đầu bài thơ, tác giả nhắc lại một cách khái quát công ơn của Đảng. Vậy là đã ba mươi năm kể từ ngày Đảng thành lập cho tới bây giờ. Câu thơ thể hiện sự biết ơn sâu sắc gửi tới Đảng.

+ “Quãng đường dài”: ý chỉ ba mươi năm đầu lúc Đảng mới thành lập, đó là một hành trình đầy khó khăn và thử thách.

+ “Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay/ Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm”: Câu thơ thể hiện một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, đó chính là uống nước nhớ nguồn.

+ “Mùa xuân đó, con chim én mới/ Rộn đồng chiêm, chấp chới trời xanh”: Hình ảnh của Đảng trong những ngày đầu, “chấp chới” như một chú chim én mới giữa trời xanh.

+ “Đời ta gương vỡ lại lành/ Cây khô cây lại đâm cành nở hoa”: Tưởng chừng như phí lí bởi hình ảnh “gương vỡ lại lành”, “cây khô đâm cành nở hoa”, nhưng chính thực tế đã chứng minh rằng với Đảng điều đó hoàn toàn đúng. Câu thơ diễn tả vai trò to lớn của Đảng: Đảng đã đem đến hy vọng, sự sống mới cho toàn thể dân tộc ta. Và điều đó đã được lịch sử minh chứng qua những năm tháng giành lại độc lập tự do đầy khó khăn và cam go của dân tộc.

- Từ ngữ: “quãng đường dài”, “ngọt bùi”, “đắng cay”, “con chim én mới”, “chấp chới trời xanh”, “lại lành”, “đâm cành nở hoa” => thể hiện hình ảnh của Đảng buổi đầu, cũng như vai trò của Đảng đối với dân tộc.

- Biện pháp tu từ:

+ Câu cảm thán “Anh chị em ơi”: tiếng gọi tha thiết đầy tự hào.

+ Liệt kê: ngọt bùi, đắng cay, sông, suối, ngày, đêm: nhấn mạnh vào quãng thời gian đầu lúc Đảng mới thành lập.

=> Kết luận: Đoạn thơ đầu tiên đã thể hiện sự tự hào của tác giả đối với Đảng, ca ngợi công lao đầy to lớn của Đảng trong ba mươi năm đầu thành lập cũng nói lên sự nỗ lực vượt qua những khó khăn đầy cam go của Đảng ta.

*Mười sáu câu tiếp: Những khó khăn khi Đảng mới thành lập và bài ca ngợi Đảng.

- Hình ảnh

+ “Mặt trời kia! Cờ Đảng giương cao”: Trong màn đêm đen tối, Đảng giống như là mặt trời, bừng sáng và hình ảnh cờ Đảng đi trước dẫn đường đã khơi gợi lên trong lòng mỗi chúng ta một khí thế sục sôi cách mạng, một niềm tự hào dân tộc mãnh liệt.

+ “Mẹ nghèo mang nặng khổ đau khôn cầm./ Như đứa trẻ sinh nằm trên cỏ/ Không quê hương, sương gió tơi bời/ Đảng ta sinh ở trên đời/ Một hòn máu đỏ nên Người hôm nay”: Miêu tả về những ngày đầu lúc Đảng ra đời, Tố Hữu ví Đảng với hình ảnh của người mẹ nghèo quần quật với đứa con của mình. Sự nghèo đói, thiếu thốn khiến cho đứa trẻ sơ sinh phải nằm trên cỏ. Không chỗ dung thân, vừa sinh ra đã phải chịu đủ sương gió trên đời. Từ hình hài của một cục máu nhỏ, vượt qua đủ bão táp phong ba mới có thể thành hình như hôm nay. Nhìn lại lịch sử hình thành của Đảng, quả thật đó là những hình ảnh rất chân thực, tác giả không hề nói quá lên những sự khó khăn ấy. Theo lời kể của Bác Hồ, những ngày họp Hội nghẹ thành lập Đảng ở Hương Cảng (Trung Quốc), để có thể giữ bí mật, các anh em trong đoàn có khi phải cải trang thành giả đánh mạt chược, có những khi thì đén sân vận động giả xem bóng đá để trao đổi với nhau. Và từ đó Đảng đã ra đời, ở đất khách quê người. “Không quê hương, sương gió tơi bời” cũng bởi từ đó.
+ “Trăm tay nghìn mắt”, “xương sắt da đồng”: khả năng to lớn và sự vững mạnh của Đảng.

+ “Muôn vạn công nông”, “muôn vạn tấm lòng niềm tin”, “Mác Lênin vĩ đại”: Đảng ta được hình thành từ giai cấp công nông binh, với mọi thành phần, giai cấp trong xã hội. Không hề có sự phân biệt giàu nghèo, đó là sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc, sức mạnh của khối dân tộc hợp nhất. Không dừng lại ở đó, ánh sáng của Đảng là ánh sáng của chủ nghĩa Mác Lênin vĩ đại, được giáo hóa và truyền đạt bởi chủ tịch Hồ Chí Minh.

+ “Lại hồi sinh, trả lại cho ta/ Trời cao, đất rộng bao la/ Bát cơm, tấm áo, hương hoa, hồn người.”: Chính vì vậy, Đảng đã làm hồi sinh dân tộc ta, trả lại cho ta quyền được sống, được làm người. Lấy lại cho ta đất đai ruộng đất, được có bát cơm ăn tấm áo mặc, được sống là chính mình, với đúng hồn của mình. Đảng chính là ánh sáng, là mùa xuân tươi đẹp trong cuộc đời của ta.

- Từ ngữ: “mặt trời”, mẹ nghèo”, “nằm trên cỏ”, “hòn máu đỏ”, “trả lại cho ta”...

- Biện pháp tu từ:

+ Điệp từ “Đảng ta đó”, “Đảng ta đây”, “Đảng ta”: như một khúc hát ngân nga => thể hiện sự tự hào và niềm tin vào sức mạnh của Đảng.

+ Liệt kê “bát cơm”, “tấm áo”, “hương hoa”, “hồn người”: sức mạnh của ánh sáng Đảng.

=> Kết luận: Khổ thơ đã khẳng định vai trò to lớn của Đảng trong cuộc đời của ta. Nói lên những khó khăn vất vả lúc thành lập, cũng như sự nỗ lực không ngừng nghỉ của Đảng và Nhà nước. Đảng là niềm tự hào, là lý tưởng sống của tác giả và của mỗi người dân đất Việt.

3. Đánh giá chung

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ tự do dễ đọc dễ nhớ, lời thơ như lời bài hát dễ đi sâu vào tâm hồn người đọc.

+ Giọng điệu ngân nga, tự hào, khí thế hào hùng.

+ Việc sử dụng ngôn ngữ giản dị, hình ảnh gần gũi nhưng lại giàu ý nghĩa cùng các biện pháp tu từ độc đáo cũng đã góp phần làm nên thành công của đoạn trích.

- Nội dung: Đoạn trích đã thể hiện rất thành công hình ảnh của Đảng ta trong những năm đầu tiên mới thành lập. Cùng với đó là những khó khăn, thử thách mà Đảng phải vượt qua để có thể tồn tại như ngày hôm nay. Không chỉ dừng lại ở đó, Tố Hữu đã ca ngợi công lao to lớn của Đảng đối với dân tộc Việt Nam, cũng như nói lên sự tôn kính, lòng biết ơn của chính tác giả cũng như mỗi người dân Việt Nam đối với Đảng. Đoạn trích xứng đáng là một trong những đoạn trích sâu sắc nhất cả về nội dung lẫn nghệ thuật của thi phẩm.

4. Liên hệ mở rộng

Liên hệ với một vài bài thơ khác cùng viết về Đảng của Tố Hữu.

Có thể thấy rằng, Tố Hữu viết rất nhiều thơ về Đảng. Tình yêu mà tác giả dành cho Đảng là tình yêu của một người con dành cho người mẹ yêu dấu của mình. Với tác giả, Đảng chính là ánh sáng của cuộc đời, Đảng đem đến sự sống, hy vọng cho những ai đang phải triền miên đau khổ trong đêm dài nô lệ, là mặt trời bừng sáng trong trái tim của họ:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

(Từ ấy)

Chính nhờ có sự dẫn dắt của Đảng, mà dân tộc ta đã được đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, cuộc sống của nhân dân cũng ngày càng được cải thiện hơn, họ được làm chủ cuộc đời của mình, vứt bỏ kiếp sống nô lệ, thẳng lưng, ngẩng đầu bước giữa cuộc đời:

“Có gì đẹp trên đời hơn thế?

Người yêu người, sống để yêu nhau

Đảng cho ta trái tim giàu

Thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà bay”

(Bài ca mùa xuân 1961)

Không thể diễn tả hết tình yêu của mình dành cho Đảng, tác giả chỉ có thể nói rằng nếu trái tim được chia làm ba ngăn sẽ dành cho Đảng ngăn nhiều nhất. Tình yêu ấy luôn rực sáng trong trái tim thi sĩ:

“Trái tim anh đó!

Rất chân thật, chia ba phần tươi đỏ

Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều

Phần cho thơ và phần để em yêu”

(Bài ca mùa xuân 1961)

Có thể thấy rằng, những bài thơ Tố Hữu viết về Đảng đều có sức lôi cuốn, chiếm lĩnh trái tim của người đọc rất nhanh chóng. Bởi lẽ, đằng sau mỗi dòng thơ ấy là tiếng đập của trái tim dạt dào của thi sĩ, là tất cả tình yêu, sự mến mộ mà tác giả dành tặng cho Đảng. Ấy vậy mà, viết về Đảng, ngòi bút của Tố Hữu cứ như huyết chảy trên trang giấy, thấm đẫm và chất chứa chân tình.

III. Kết bài

- Khẳng định lại tài năng của tác giả: Nhắc đến Tố Hữu, nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã từng nói rằng: “Trong các tác giả thơ hiện đại, Tố Hữu là nhà thơ viết về Đảng sớm nhất, nhiều nhất và để lại nhiều ấn tượng nhất”. Quả thật, có thể khẳng định rằng những tác phẩm mà tác giả viết về Đảng đều là những bài ca bất hủ sống mãi cùng với thời gian.

- Khẳng định lại giá trị và ý nghĩa của tác phẩm: Và “Ba mươi năm đời ta có Đảng” đặc biệt là đoạn trích trên chính là một minh chứng tiêu biểu cho điều đó.

Phân tích Ba mươi năm đời ta có Đảng

Bài thơ "Ba mươi năm ngày ta có Đảng" của Tố Hữu là một trong những tác phẩm nổi bật của ông, thể hiện niềm tự hào và lòng kính trọng đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như sự cảm kích sâu sắc của tác giả đối với những thành tựu và sự nghiệp của Đảng trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.

Tố Hữu là một trong những nhà thơ lớn của văn học cách mạng Việt Nam, với phong cách thơ mang đậm tính chiến đấu, cách mạng, yêu nước. Ông là người đồng hành cùng cuộc cách mạng giải phóng dân tộc từ những ngày đầu cho đến chiến thắng. Bài thơ "Ba mươi năm ngày ta có Đảng" được sáng tác vào năm 1960, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-1960).

Bài thơ thể hiện sự tự hào về Đảng, là sự tôn vinh những thành quả mà Đảng đã mang lại cho dân tộc qua ba mươi năm đấu tranh và phát triển. Tố Hữu nhấn mạnh vai trò quyết định của Đảng trong việc dẫn dắt đất nước vượt qua những thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại.

Tác giả mở đầu bài thơ bằng việc nhắc đến “ba mươi năm” như một mốc thời gian quan trọng, gắn với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là khoảng thời gian mà Đảng đã dẫn dắt dân tộc từ những gian nan, khốn khó đến chiến thắng vẻ vang. "Ngày ta có Đảng" là sự kiện vô cùng quan trọng đối với lịch sử dân tộc, đánh dấu sự xuất hiện của một lực lượng lãnh đạo cách mạng, mở ra một trang mới trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Tố Hữu thể hiện tình cảm yêu mến, kính trọng đối với Đảng qua các hình ảnh như “Đảng là ánh sáng, là ngọn đuốc”. Đảng là nguồn động lực, niềm tin để người dân vượt qua mọi thử thách. Tố Hữu sử dụng hình ảnh “đêm dài” để biểu thị cho thời kỳ đen tối của dân tộc dưới ách đô hộ, và “ánh sáng của Đảng” như một nguồn sáng soi đường cho đất nước.

Bài thơ tiếp tục miêu tả quá trình trưởng thành và lớn mạnh của Đảng, từ những bước đi đầu tiên còn non trẻ, đến khi trở thành lực lượng dẫn dắt mạnh mẽ trong công cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới. Những khó khăn, hy sinh trong suốt ba mươi năm đã giúp Đảng vững mạnh, thực hiện được lý tưởng cách mạng.

Cuối bài thơ, Tố Hữu khẳng định sức mạnh và quyết tâm tiếp tục con đường cách mạng của Đảng. Dù đã đạt được những thành tựu lớn, tác giả vẫn nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục đấu tranh để xây dựng một đất nước hòa bình, hạnh phúc, và phát triển.

Hình ảnh "Đảng" là ánh sáng, là ngọn đuốc soi đường, là hình mẫu lý tưởng mà dân tộc Việt Nam hướng tới. Đây là hình ảnh mạnh mẽ, thể hiện vai trò dẫn dắt của Đảng trong suốt quá trình đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc. Hình ảnh “đêm dài” là biểu tượng của thời kỳ trước khi có Đảng, một thời kỳ tăm tối của đất nước. Tố Hữu sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh và hình ảnh hóa để khắc họa Đảng như một nguồn sáng, là người thầy, là người bạn đồng hành trong cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc. Ví dụ, câu “Đảng là ánh sáng soi đường đi” đã tạo ra một hình ảnh mạnh mẽ về vai trò lãnh đạo của Đảng, không chỉ là lý tưởng mà còn là ánh sáng thực sự giúp dân tộc thoát khỏi bóng tối.

Tạo sự tin tưởng vào Đảng: Bài thơ khẳng định mạnh mẽ vai trò của Đảng trong sự nghiệp cách mạng, làm tăng niềm tin của người dân vào Đảng, vào lý tưởng của cuộc đấu tranh. Tố Hữu dùng bài thơ như một lời kêu gọi, nhắc nhở tất cả các thế hệ phải tiếp tục phấn đấu, không ngừng xây dựng đất nước, bảo vệ thành quả cách mạng. Bài thơ không chỉ là sự ca ngợi Đảng mà còn là sự khẳng định tình yêu đối với đất nước, với dân tộc.

1 38 03/01/2025


Xem thêm các chương trình khác: